Nghiên cứu hình thái biến động của nhĩ đồ trong viêm tai màng nhĩ đóng kín
Viêm tai là loại bệnh lý phổ biến nhất trong các loại bệnh học về tai. Theo ước tính của tổ chức y tế thế giới có khoảng 2-5% dân số thế giới mắc bệnh này. Ở Việt Nam theo Trần Duy Ninh tỉ lệ viêm tai giữa mãn tính ở các tỉnh vùng núi phía Bắc là 5%. Viêm tai giữa có thể gây thủng hoặc không thủng màng nhĩ. Viêm tai màng nhĩ đóng kín là để chỉ các bệnh lý viêm tai giữa không thủng màng nhĩ. Nguyên nhân chính là do rối loạn chức năng vòi. Bệnh thường bắt đầu từ viêm tai giữa ứ dịch và có thể tiến triển đến các bệnh lý mãn tính của tai như xẹp nhĩ, túi co kéo, viêm tai dính, xơ nhĩ… Bệnh thường diễn biến âm ỉ, triệu chứng nghèo nàn nên việc chẩn đoán rất khó khăn. Theo Sade chỉ có 10-20% xẹp nhĩ giai đoạn đầu có biểu hiện ở tai, hơn nữa bệnh viêm tai thanh dịch mặc dù có điều trị hay không vẫn để lại hậu quả là xẹp nhĩ với tỉ lệ 2,7 – 4,2% [5],[38],[39]. Vì bệnh thường diễn biến âm thầm nên bệnh nhân thường bỏ qua, chỉ khi có biến chứng mới được chú ý và điều trị.
Viêm tai màng nhĩ đóng kín thường dẫn đến hậu quả làm suy giảm sức nghe, làm ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ, ngôn ngữ và khả năng học tập ở trẻ em và khả năng lao động ở người lớn. Hơn nữa nó còn có thể gây các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Theo Nguyễn Tấn Phong, 30% túi co kéo tiến triển thành cholesteatome.[10],[13]
Đặc biệt giai đoạn viêm tai giữa ứ dịch thường gặp ở trẻ em (vì đặc điểm giải phẫu và đặc điểm bệnh lý đặc biệt của trẻ em). Theo Nguyễn Hoài An, tỉ lệ viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ em là 8,9% mà ở lứa tuổi này trẻ chưa tự nhận biết được những biểu hiện bệnh lý ở tai và chưa nói ra được nên rất hay bị bỏ qua [1]. Đa số trẻ được phát hiện viêm tai giữa ứ dịch do tình cờ khi đến khám với các biểu hiện của bệnh lý mũi họng. Theo Blueston & Klein thì nếu chỉ khám tai và đo thính lực thì sẽ bỏ sót khoảng 50% ca viêm tai giữa ứ dịch [23]. Vì vật rất cần một phương pháp đánh giá khách quan để chẩn đoán sớm bệnh này.
Ngày nay nhờ có phương pháp đo nhĩ lượng nên việc chẩn đoán bệnh đã trở nên dễ dàng. Đây là phương pháp đánh giá chức năng tai giữa một cách khách quan, phản ánh trung thực tình trạng bệnh lý của tai giữa. Các hình thái lâm sàng của viêm tai màng nhĩ đóng kín rất đa dạng nhưng nhờ đo nhĩ lượng mà ta có thể chẩn đoán xác định, chẩn đoán được giai đoạn và chẩn đoán được mức độ của bệnh. Đo nhĩ lượng đánh giá được hoạt động của vòi nhĩ, của màng nhĩ, của chuỗi xương con và mức độ dịch trong hòm tai với độ nhạy cao.
Trước đây đã có một số nghiên cứu về bệnh viêm tai màng nhĩ đóng kín, của Nguyễn Hoài An về dịch tễ của viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ em, của Hoàng Vũ Giang về đặc điểm lâm sàng của xẹp nhĩ, của Lương Hồng Châu về chức năng thông khí của vòi nhĩ… Chưa có nghiên cứu nào nói về sự biến động của nhĩ đồ theo thời gian và không gian trong VTMNĐK. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu hình thái biến động của nhĩ đồ trong viêm tai màng nhĩ đóng kín” với các mục tiêu là:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của viêm tai màng nhĩ đóng kín.
2. Đối chiếu sự biến động của nhĩ đồ với hình thái lâm sàng để đưa ra chỉ định điều trị phù hợp.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN 3
1.1. LỊCH SỬ BỆNH 3
1.1.1 Trên thế giới: 3
1.1.2 Việt Nam: 3
1.2 GIẢI PHẪU VÀ CHỨC NĂNG TAI GIỮA 4
1.2.1. Hòm nhĩ 4
1.2.2. Màng nhĩ 5
1.2.3. Hệ thống xương con 5
1.2.4 Vòi nhĩ 5
1.2.5. Xương chũm 7
1.3 THĂM DÒ CHỨC NĂNG TAI GIỮA 7
1.3.1 Đo thính lực đơn âm tại ngưỡng: 7
1.3.2 Đo nhĩ lượng: 8
1.4 BỆNH NGUYÊN VÀ BỆNH SINH CỦA VTMNĐK 15
1.4.1 Rối loạn chức năng vòi 15
1.4.2 Viêm tai giữa ứ dịch (otitis media with effusion) 18
1.4.3 Viêm tai xẹp và túi co kéo (Atelectasis of the Middle Ear) 19
1.4.4 Viêm tai dính (Adhesive Otilis Media) 20
1.4.5 Xơ nhĩ 21
1.5 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA VTMNĐK 21
1.5.1 Viêm tai giữa ứ dịch 22
1.5.2 Viêm tai xẹp và túi co kéo 23
1.5.3 Viêm tai dính 25
1.5.4 Xơ nhĩ 25
1.6 THÍNH LỰC ĐỒ VÀ NHĨ ĐỒ CỦA VTMNĐK 26
1.6.1 Thính lực đồ và nhĩ đồ của VTGƯD: 26
1.6.2 Thính lực đồ và nhĩ đồ của viêm tai xẹp và túi co kéo: 28
1.6.3 Thính lực đồ và nhĩ đồ của viêm tai dính: 29
1.6.4 Thính lực đồ và nhĩ đồ của xơ nhĩ: 29
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1 ĐỊA ĐIỂM VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 31
2.1.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu: 31
2.1.2 Đối tượng nghiên cứu: 31
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu: 31
2.2.2 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu: Error! Bookmark not defined.
2.2.4 Phương tiện NC: 31
2.2.5 Các bước tiến hành NC: 32
2.3 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU: 33
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 34
3.1.1 Tuổi và giới tính 34
3.1.2 Thời gian đi khám 35
3.1.3 Tiền sử và yếu tố nguy cơ 37
3.1.4. Phân bố số tai bệnh so với tuổi 39
3.2 TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG CỦA VTMNĐK 40
3.2.1 Triệu chứng cơ năng và tuổi 40
3.2.2 Hình ảnh màng nhĩ 42
3.4.2 Loại viêm và tuổi 44
3.2.3 Đối chiếu lâm sàng và các triệu chứng cơ năng 45
3.2.4 Đối chiếu lâm sàng và Valsava 47
3.2.5 Bệnh lý mũi họng 48
3.3 TRIỆU CHỨNG CẬN LÂM SÀNG CỦA VTMNĐK 49
3.3.1 Thính lực đồ 49
3.3.2 Nhĩ lượng đồ 52
3.4 NHĨ ĐỒ, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ 60
3.4.1 Đối chiếu nhĩ lượng và chẩn đoán 60
3.4.2. Đối chiếu chẩn đoán và điều trị 62
3.4.3. Đối chiếu nhĩ lượng và điều trị… Error! Bookmark not defined.
3.4.4 Nhĩ lượng và điều trị trong VTUD 64
3.4.5 Nhĩ lượng và điều trị trong VT xẹp và TCK: 65
3.4.6 Nhĩ lượng và điều trị trong VT dính và xơ 67
Chương 4. BÀN LUẬN 69
4.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA VTMNĐK 69
4.1.1 Đặc điểm về giới và tuổi: 69
4.1.2 Thời gian đi khám: 69
4.1.4 Tiền sử và yếu tố nguy cơ: 70
4.1.5 Phân bố số tai bệnh và tuổi 72
4.2 TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG 72
4.2.1 Triệu chứng cơ năng 72
4.2.2 Triệu chứng thực thể ở màng nhĩ 73
4.2.3 Bệnh lí mũi họng 76
4.3 TRIỆU CHỨNG CẬN LÂM SÀNG 76
4.3.1 Thính lực đồ 76
4.3.2 Nhĩ lượng đồ 77
KẾT LUẬN 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích