NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI, CHỨC NĂNG, MÔ BỆNH HỌC VÀ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ TINH HOÀN ẨN

NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI, CHỨC NĂNG, MÔ BỆNH HỌC VÀ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ TINH HOÀN ẨN

NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI, CHỨC NĂNG, MÔ BỆNH HỌC VÀ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ TINH HOÀN ẨN.Tinh hoàn ẩn là một dị tật hay gặp của hệ tiết niệu sinh dục nam giới khi sinh. Thời kỳ bào thai, tinh hoàn được hình thành ở vị trí rất cao so với vị trí vĩnh viễn của nó khi trưởng thành. Do đó trong quá trình phát triển tinh hoàn di chuyển rất xa, từ khoang bụng xuống bìu. Quá trình di chuyển được chia thành 2 giai đoạn chính: giai đoạn trong ổ bụng từ tuần thứ 8 đến 15 và giai đoạn bẹn bìu từ tuần thứ 25 đến 35 [1], [2]. Dị tật tinh hoàn ẩn xảy ra khi có sự thất bại trong quá trình di chuyển tự nhiên của tinh hoàn xuống bìu. Tỷ lệ tinh hoàn ẩn từ 2-4 % trẻ nam sinh đủ tháng và 20-30% trẻ nam sinh thiếu tháng [3].

Tinh hoàn ẩn là yếu tố nguy cơ lâu dài gây ra các biến chứng như vô sinh, ung thư tinh hoàn, thay đổi hormone, thoát vị bẹn, xoắn tinh hoàn hay gây những tổn thương về tâm lý cho người bệnh [3].
Nghiên cứu của hầu hết các tác giả đều cho rằng tinh hoàn ẩn sẽ gây ra những biến đổi cả về cấu trúc và chức năng. Các tác giả cũng đồng thuận “Bệnh nhân tinh hoàn ẩn hai bên không được điều trị sẽ dẫn đến vô sinh” [4], [5], [6]. Sự liên quan giữa vô sinh và tinh hoàn ẩn 2 bên được thừa nhận rộng rãi, nhưng gần đây một số tác giả đã chú ý hơn mối liên quan giữa vô sinh, sự giảm sút khả năng sinh tinh với tinh hoàn ẩn một bên sau tuổi dậy thì [7], [8], [9]. Một số nghiên cứu về tinh hoàn ẩn một bên còn nói đến sự biến đổi của tinh hoàn còn lại bình thường trong bìu [9].
Tinh hoàn ẩn có mối liên hệ chặt chẽ với ung thư tinh hoàn, nguy cơ ung thư của tinh hoàn ẩn cao hơn tinh hoàn trong bìu từ 4 – 40 lần ở các nghiên cứu [10]. Tinh hoàn ẩn càng cao, nguy cơ ung thư càng tăng. Đặc biệt trường hợp tinh hoàn ẩn một bên, tinh hoàn còn lại bình thường trong ống bẹn cũng có nguy cơ ung thư cao hơn 20% so với người bình thường [11].
Điều trị và tiên lượng cho bệnh nhân tinh hoàn ẩn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Tinh hoàn ẩn một bên hay hai bên, có sờ thấy hay không, độ tuổi của bệnh nhân cũng như các bệnh kèm theo. Việc điều trị được đặt ra từ sau 6 tháng đến 1 năm tuổi với liệu pháp hormone HCG (human chorionic gonadotropin) hoặc LHRH (luteinizing hormone releasing hormone), khi thất bại với liệu pháp hormone, phẫu thuật sớm là chìa khóa để điều trị [6], [12].
Thời điểm phẫu thuật hạ tinh hoàn có vai trò quan trọng trong việc hạn chế các biến chứng. Nhiều nghiên cứu về tinh hoàn ẩn cũng như hướng dẫn của các Hội tiết niệu đều đồng thuận quan điểm phẫu thuật sớm, chậm nhất là 18 tháng tuổi, tuy nhiên trên thực tế còn nhiều trường hợp mổ muộn mặc cho việc chẩn đoán tinh hoàn ẩn là tương đối dễ dàng [13], [14], [15]. Trong hiện trạng chung đó, ở Việt nam việc điều trị tinh hoàn ẩn còn rất muộn, thậm chí chỉ phẫu thuật khi có biến chứng, Tỷ lệ mổ sau tuổi dậy thì từ 30-40% [16]. Vì vậy rất nhiều nam giới ở độ tuổi trưởng thành vẫn có tinh hoàn ẩn.
 Bên cạnh đó, quan điểm cắt tinh hoàn ẩn ở người trưởng thành còn phổ biến ở Việt Nam có thể làm gia tăng những ảnh hưởng về tâm lý, nội tiết, thiếu hụt khả năng sinh sản [17]… Ngoài ra, sẽ phải cân nhắc nếu đó là tinh hoàn ẩn hai bên, và nhất là những trường hợp đang hiếm muộn con hoặc tinh dịch đồ bất thường ở bệnh nhân tinh hoàn ẩn. Trong khi vấn đề vô sinh nam giới ngày càng được chú ý, các kỹ thuật thụ tinh ngày càng phát triển thì bất kỳ sự cải thiện nào về tinh dịch đồ đều làm tăng thêm cơ hội có con cho người bệnh. Vậy nếu vẫn hạ tinh hoàn ở người trưởng thành thì có tác dụng hay không, tác dụng ở mức độ nào? Chúng tôi nghiên cứu những bệnh nhân tinh hoàn ẩn độ tuổi trưởng thành được hạ và giữ lại tinh hoàn, qua đó đánh giá sự cải thiện sau mổ, và thực hiện các mục tiêu:
1.    Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, chức năng, mô bệnh học tinh hoàn ẩn ở người trưởng thành.
2.    Đánh giá kết quả sau phẫu thuật hạ tinh hoàn ẩn ở người trưởng thành.
MỤC LỤC NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI, CHỨC NĂNG, MÔ BỆNH HỌC VÀ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ TINH HOÀN ẨN
Trang
Trang bìa phụ
Lời cam đoan
Mục lục
Chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
Danh mục hình
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1. PHÔI THAI TINH HOÀN    3
1.1.1. Giai đoạn trung tính    3
1.1.2. Phát triển của tinh hoàn    3
1.1.3. Sự di chuyển của tinh hoàn    5
1.1.4. Yếu tố kiểm soát sự di chuyển xuống bìu của tinh hoàn    8
1.2. NGUYÊN NHÂN TINH HOÀN ẨN    8
1.2.1. Yếu tố tuổi và cân nặng    8
1.2.2. Yếu tố nội tiết    9
1.2.3. Yếu tố cơ học    9
1.2.4. Một số bệnh lý thường đi kèm với tinh hoàn ẩn    10
1.3. GIẢI PHẪU TINH HOÀN VÀ CÁC THÀNH PHẦN LIÊN QUAN    10
1.3.1. Giải phẫu bình thường    10
1.3.2. Giải phẫu tinh hoàn ẩn    12
1.4. LH, FSH, TESTOSTERONE VÀ CƠ CHẾ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHỨC NĂNG SINH DỤC NAM    14
1.5. PHÂN TÍCH TINH DỊCH ĐỒ BỆNH NHÂN TINH HOÀN ẨN    16
1.5.1. BN tinh hoàn ẩn hai bên    16
1.5.2. Nhóm tinh hoàn ẩn một bên    16
1.6. MÔ BỆNH HỌC TINH HOÀN ẨN    17
1.6.1. Cơ chế biến đổi mô học    17
1.6.2. Biến đổi mô học theo lứa tuổi    18
1.6.3. Biến đổi ác tính tế bào mầm    19
1.7. BIẾN CHỨNG CỦA TINH HOÀN ẨN    19
1.7.1. Vô sinh    19
1.7.2. Ung thư tinh hoàn    21
1.7.3. Xoắn tinh hoàn    23
1.7.4. Thoát vị bẹn    24
1.7.5. Sang chấn tâm lý    25
1.8. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TINH HOÀN ẨN    26
1.8.1. Liệu pháp hormone    26
1.8.2. Các kỹ thuật mổ mở hạ tinh hoàn    27
1.8.3. Các kỹ thuật nội soi hạ tinh hoàn    34
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    38
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU    38
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh    38
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ    38
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    39
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu    39
2.2.2. Nội dung nghiên cứu    39
2.2.3. Kỹ thuật mổ    49
2.2.4. Phương pháp phân tích thống kê    51
2.2.5. Đạo đức nghiên cứu    52
2.2.6. Sơ đồ nghiên cứu    53
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    54
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU    54
3.1.1. Tổng số bệnh nhân và số tinh hoàn hạ    54
3.1.2. Tuổi bệnh nhân    54
3.1.3. Lý do vào viện    55
3.1.4. Tiền sử bản thân    56
3.1.5. Số bên tinh hoàn ẩn và liên quan.    57
3.1.6. Sự phát triển thể chất và các bệnh lý phối hợp    58
3.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, CHỨC NĂNG TINH HOÀN ẨN    60
3.2.1. Vị trí tinh hoàn ẩn    60
3.2.2. Thể tích tinh hoàn ẩn    62
3.2.3. Mật độ tinh hoàn ẩn    65
3.2.4. Đặc điểm mào tinh trong mổ    66
3.2.5. Đặc điểm cuống mạch tinh    67
3.2.6. Hormone nam trước mổ    68
3.2.7.Tinh dịch đồ trước mổ    69
3.2.8. Kháng thể kháng tinh trùng trước mổ    71
3.3. ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC TINH HOÀN ẨN QUA SINH THIẾT TRONG MỔ.    71
3.3.1. Mức độ xơ hóa tinh hoàn ẩn    72
3.3.2. Quá trình sinh tinh của tinh hoàn ẩn    73
3.3.3. Biến đổi mô học khác của tinh hoàn ẩn    74
3.4. KẾT QUẢ SAU PHẪU THUẬT HẠ TINH HOÀN    75
3.4.1. Thời gian theo dõi bệnh nhân    75
3.4.2. Vị trí tinh hoàn ẩn sau mổ    75
3.4.3. Thể tích tinh hoàn ẩn sau mổ    76
3.4.4. Hormone nam sau mổ    76
3.4.5. Tinh dịch đồ và vấn đề sinh con sau mổ    78
3.4.6. Kháng thể kháng tinh trùng sau mổ    80
3.4.7. Tổng hợp đánh giá kết quả sau mổ    81
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    82
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG BỆNH NHÂN    82
4.1.1. Tuổi    82
4.1.2. Lý do vào viện    82
4.1.3. Tiền sử bản thân    83
4.1.4. Số bên tinh hoàn ẩn và liên quan    84
4.1.5. Phát triển thể chất và bệnh lý phối hợp    85
4.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, CHỨC NĂNG TINH HOÀN ẨN    86
4.2.1. Vị trí tinh hoàn ẩn    86
4.2.2. Thể tích tinh hoàn ẩn    90
4.2.3. Mật độ tinh hoàn ẩn    93
4.2.4. Đặc điểm mào tinh trong mổ    94
4.2.5. Đặc điểm cuống mạch tinh    95
4.2.6. Hormone nam trước mổ    96
4.2.7. Tinh dịch đồ trước mổ    98
4.2.8. Kháng thể kháng tinh trùng    100
4.3. ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC TINH HOÀN ẨN.    100
4.3.1. Mức độ xơ hóa tinh hoàn ẩn    100
4.3.2. Quá trình sinh tinh của tinh hoàn ẩn    101
4.3.3. Biến đổi mô học khác của tinh hoàn ẩn    103
4.4. KẾT QUẢ SAU PHẪU THUẬT HẠ TINH HOÀN    103
4.4.1. Thời gian theo dõi BN    103
4.4.2. Vị trí tinh hoàn ẩn sau mổ    104
4.4.3. Thể tích tinh hoàn ẩn sau mổ    104
4.4.4. Hormone nam sau mổ    106
4.4.5. Tinh dịch đồ và vấn đề sinh con sau mổ.    107
4.4.6. Kháng thể kháng tinh trùng sau mổ    110
4.4.7. Đánh giá mức độ thành công sau phẫu thuật    111
KẾT LUẬN    113
KHUYẾN NGHỊ    115
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Leave a Comment