Nghiên cứu hình thái của chấn thương ngực trên những nạn nhân tử vong do Tai nạn giao thông đường bộ qua giám định Y Pháp
Luận án Nghiên cứu hình thái của chấn thương ngực trên những nạn nhân tử vong do Tai nạn giao thông đường bộ qua giám định Y Pháp.Chấn thương ngực (CTN) do tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ là ton thương nặng, nguy cơ tử vong cao. Trước thế kỷ 20, phần lớn nạn nhân bị CTN là những người lính trong chiến tranh, một số ít là nạn nhân trong các vụ tai nạn lao động, rất hiếm gặp CTN do TNGT. Từ giữa thế kỷ 20, sự ra đời của các loại xe ôtô tốc độ cao và hình thành hệ thống đường cao tốc ở các nước công nghiệp phát triển đã làm số vụ TNGT tăng nhanh, số nạn nhân bị CTN cũng tăng lên đáng kể [95].
Tại Mỹ, khoảng 70% số người chết do TNGT có CTN trong đó 25% là nguyên nhân trực tiếp gây tử vong, ước tính hàng năm có khoảng 16.000 số người chết do CTN, hậu quả trực tiếp của tình trạng gia tăng số lượng các loại phương tiện giao thông tốc độ cao [49].
Tại Việt Nam, từ năm 1989-1998, số vụ TNGT và người bị thương vong tăng nhanh trên khắp địa bàn cả nước với nguyên nhân chủ yếu là chấn thương sọ não (CTSN). Những năm gần đây, sự phát triển của hệ thống đường giao thông và tăng đột biến số lượng các loại xe ôtô, xe máy cùng với quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đã làm cho đặc điểm chấn thương do TNGT có xu hướng chuyển dịch từ CTSN sang CTN và các loại hình chấn thương khác [4].
Chức năng của giám định Y- Pháp (GĐYP) trong các vụ TNGT là xác định nguyên nhân tử vong, cơ chế gây thương tích, dựng lại hiện trường vụ tai nạn và nghiên cứu đặc điểm tổn thương của những nạn nhân tử vong nhằm tìm ra những biện pháp phòng tránh TNGT phù hợp nhất, đồng thời giúp các thầy thuốc lâm sàng trong chẩn đoán, hồi sức cấp cứu, tiên lượng và điều trị những người bị tai nạn được tốt hơn.
Mặc dù đã có quy định của luật pháp về chức năng GĐYP trong các vụ TNGT, nhưng trên thực tế ở nước ta, việc khám nghiệm tử thi không phải lúc nào cũng thuận lợi do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, dẫn đến hậu quả là chất lượng giám định không cao, đã có nhiều vụ việc giám định viên không giải thích được cơ chế hình thành dấu vết thương tích và nguyên nhân tử vong của nạn nhân, đặc biệt trong những trường hợp có CTN .
Nghiên cứu về CTN ở nước ta có nhiều, nhưng chủ yếu trong các chuyên khoa lâm sàng, với chuyên ngành GĐYP cho đến nay chỉ có rất ít
công trình nghiên cứu chính thức được công bố, vì vậy đề tài “ Nghiên cứu hình thái của chấn thương ngực trên những nạn nhân tử vong do Tai nạn giao thông đường bộ qua giám định Y Pháp ” được thực hiện nhằm mục tiêu :
1. Mô tả các tổn thương hình thái học của chấn thương ngực ở
những nạn nhân tử vong do TNGT.
2. Phân tích mối liên quan giữa dấu vết thương tích bên ngoài với tổn thương bên trong và giá trị của chúng trong giám định Y Pháp.
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn
Lời cam đoan i
Mục lục ii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục biểu đồ viii
Danh mục sơ đồ viii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN 3
1.1. Tình hình tai nạn giao thông trên thế giới và ở Việt Nam 3
1.1.1. Trên thế giới 3
1.1.2 Tại Việt Nam 5
1.2. Nghiên cứu về chấn thương ngực do tai nạn giao thông trên thế giới và
Việt Nam 6
1.2.1. Trên thế giới 6
1.2.2 Tại Việt Nam 11
1.3. Phân loại chấn thương ngực 13
1.3.1. Định nghĩa 13
1.3.2. Phân loại 13
1.4. Một số đặc điểm giải phẫu lồng ngực và tổn thương liên quan 14
1.4.1. Thành ngực 15
1.4.2. Khoang ngực 21
1.5. Cơ chế chấn thương ngực 26
1.5.1. Chấn thương thành ngực 26
1.5.2. Chấn thương các tạng trong lồng ngực 27
1.6. Nghiên cứu mới về chấn thương ngực do tai nạn giao thông 29
Chương 2. ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.1. Đối tượng nghiên cứu 33
2.1.1. Đối tượng 33
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn đối tượng 33
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ 33
2.2. Phương pháp nghiên cứu 34
2.2.1. Phương pháp 34
2.2.2. Các bước tiến hành 34
2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu 36
2.3.1. Một số đặc điểm dịch tễ học của nạn nhân bị chấn thương ngực .. 36
2.3.2. Các hình thái tổn thương giải phẫu bệnh của chấn thương ngực 38
2.3.3. Liên quan giữa dấu vết thương tích bên ngoài thành ngực
với tổn thương thành ngực và các tạng trong lồng ngực 40
2.4. Phân tích thống kê 41
2.5. Xử lý số liệu 41
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43
3.1. Một số đặc điểm dịch tễ học của nạn nhân bị chấn thương ngực 43
3.2. Các hình thái tổn thương giải phẫu bệnh của chấn thương ngực 45
3.2.1. Tổn thương bên ngoài thành ngực 45
3.2.2. Tổn thương thành ngực (bên trong) 49
3.2.3. Tổn thương phổi – màng phổi 55
3.2.4. Tổn thương tim và mạch máu lớn 60
3.2.5. Tổn thương thực quản – cơ hoành 64
3.3. Liên quan giữa dấu vết thương tích bên ngoài thành ngực với tổn thương xương thành ngực và các tạng trong lồng ngực 66
Chương 4. BÀN LUẬN 71
4.1. Một số đặc điểm dịch tễ học của nạn nhân bị chấn thương ngực 71
4.1.1. Tuổi và giới của nạn nhân 71
4.1.2. Loại hình tai nạn 72
4.1.3. Thời gian tử vong 72
4.1.4. Nguyên nhân tử vong 73
4.2. Các hình thái tổn thương giải phẫu bệnh của chấn thương ngực 74
4.2.1. Tốn thương bên ngoài 74
4.2.2. Tốn thương xương thành ngực 77
4.2.3. Tốn thương phối – màng phối 83
4.2.4. Tốn thương tim và mạch máu lớn 89
4.2.5. Tốn thương thực quản – cơ hoành 97
4.3. Liên quan giữa dấu vết thương tích bên ngoài với tốn thương thành
ngực và các tạng trong lồng ngực 98
KẾT LUẬN 101
KIẾN NGHỊ 102
NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC ẢNH
DANH SÁCH NẠN NHÂN TRONG NGHIÊN CỨU