Nghiên cứu hình thái học một số u tuyến thượng thận nguyên phát
Tuyến thượng thận là tuyến nội tiết rất quan trọng trong cơ thể. Mỗi tuyến thượng thận gồm hai thành phần: tuyến vỏ và tủy thượng thận. Tuy cùng nằm trong một tuyến nhưng hai thành phần này có nguồn gốc phôi thai và chức năng hoàn toàn khác nhau [4, 5]. Các hormon của tuyến thượng thận đóng vai trò rất lớn trong chuyển hóa các chất, giữ trạng thái cân bằng của thể dịch, điều hòa huyết áp và gián tiếp tác động tới sự đáp ứng của cơ thể với stress [2, 12, 15]. Do đó, lâm sàng bệnh lý tuyến thượng thận thường kết hợp nhiều triệu chứng, kết quả của sự tổng hợp và bài tiết bất thường các hormon steroid hoặc các catecholamine.
Rất khó để có thể có một con số cụ thể về tỷ lệ mắc u tuyến thượng thận vì có sự khác biệt rất lớn giữa các nghiên cứu về tỷ lệ mắc của bệnh này [20, 38, 43, 49, 53, 54, 55]. Các u có thể tăng sản xuất các hormon gây ra các triệu chứng và hội chứng khác nhau trên lâm sàng như hội chứng Cushing, hội chứng Conn… Tuy nhiên, đa số các u tuyến thượng thận là lành tính và không có hoạt động nội tiết. Tỷ lệ tìm thấy u tuyến thượng thận qua khám nghiệm tử thi khoảng 1,5-7,0% mà chưa được chẩn đoán trước đó [61]. Hiện nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ. đã giúp phát hiện các u tuyến thượng thận có kích thước chỉ khoảng 1cm, có thể có hay không có biểu hiện lâm sàng [56]. Do đó, các u tuyến thượng thận được phát hiện tình cờ ngày càng trở nên phổ biến.
Ung thư tuyến vỏ thượng thận là loại u hiếm gặp. Theo chương trình quốc gia ghi nhận ung thư của Mỹ, tỷ lệ mắc bệnh chuẩn theo tuổi ung thư tuyến vỏ thượng thận là 0,3 trong 100.000 dân và cân bằng ở cả hai giới [16]. Chúng chiếm khoảng 0,05-0,20% của tất cả các loại ung thư và khoảng 3% c ủa các khối u nội tiết [38, 101].
Ở Việt Nam, cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu u tuyến thượng thận về lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và điều trị [1, 6, 7, 10]. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào về hình thái học. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hình thái học một số u tuyến thượng thận nguyên phát” với hai mục tiêu:
1. Mô tả một số đặc điểm đại thể và typ mô bệnh học u tuyến thượng thận theo phân loại của tổ chức y tế thế giới 2004.
2. Tìm hiểu một số mối liên quan về các typ mô bệnh học với tuổi, giới bệnh nhân và hình thái đại thể của u.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. T ỔNG QUAN 3
1.1. Phôi thai họ c tuyến thượng thận 3
1.2. Mô học và sinh lý tuyến thượng thận 4
1.2.1. Mô học 4
1.2.2. Sinh lý tuyến thượng thận 7
1.3. Bệnh học u tuyến thượng thận 9
1.3.1. Sơ lược về lịch sử UTTT 9
1.3.2. Phân loại u tuyến thượng thận 10
1.3.3. U vỏ thượng thận 12
1.3.4. U tủy thượng thận 21
1.3.5. U cận hạch ngoài thượng thận 25
1.3.6. Các u tuyến thượng thận khác 26
1.4. Chẩn đoán và điều trị 28
1.4.1. Chẩn đoán 28
1.4.2. Điều trị 28
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1. Đối tượng nghiên cứu: 29
2.1.1. Đối tượng: 29
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn đối tượng: 29
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ: 29
2.2. Phương pháp nghiên cứu 29
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 29
2.2.2. Chọn mẫu 29
2.2.3. Phương pháp tiến hành 30
2.2.5. Phân typ mô bệnh học: 32
2.2.6. Một số mối liên quan của các typ mô bệnh học: 32
2.3. Xử lý số liệu 32
Chương 3. KÉT QUẢ NGHIÊN C ỨU 33
3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới 33
3.2. Đặc điểm hình thái học 34
3.2.1. Đặc điểm đại thể 34
3.2.2. Đặc điểm vi thể, hóa mô miễnn dịch 38
3.3. Một số mối liên quan 44
3.3.1. Phân bố theo typ mô học và giới 44
3.3.2. Phân bố theo typ mô học và nhóm tuổi 46
3.3.3. Mối liên quan typ mô học và vị trí u 47
3.3.4. Mối liên quan giữa typ mô học và kích thước khối u 47
3.3.5. Mối liên quan giữa typ mô học và màu sắc mô u 48
3.3.6. Mối liên quan giữa typ mô học và mật độ mô u 48
Chương 4. BÀN LUẬN 55
4.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới 55
4.1.1. Phân bố bệnh nhân theo giới 55
4.1.2. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi 56
4.2. Đặc điểm hình thái học 57
4.2.1. Đặc điểm đại thể 57
4.2.2. Đặc điểm vi thể và hóa mô miễn dịch của UTTT 59
4.3. Một số mối liên quan 66
4.3.1. Phân bố theo typ mô học và giới 66
4.3.2. Phân bố theo typ mô học và nhóm tuổi 67
4.3.3. Mối liên quan giữa typ mô học và vị trí khối u 67
4.3.4. Mối liên quan giữa typ mô học và kích thước khối u 68
4.3.5. Mối liên quan giữa typ mô học và màu sắc mô u 69
4.3.6. Mối liên quan giữa typ mô học và mật độ mô u 69
KÉT LUẬ N 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích