Nghiên cứu hình thái lâm sàng của dị hình cuốn mũi giữa trong bệnh lý mũi xoang qua nội soi và chụp cắt lớp vi tính
Dị hình hốc mũi là thay đổi về cấu trúc giải phẫu của các thành phần nằm trong hốc mũi. Những thay đổi này có thể làm ảnh hưởng ít hoặc nhiều đến chức năng sinh lý mũi xoang.
Khi chưa có nôi soi, khám thường chỉ có thể phát hiên được những dị hình của vách ngăn mũi, những dị hình khác của hốc mũi, nhất là dị hình vùng khe giữa thường bị bỏ qua.
Khi có thăm khám bằng nôi soi thì viêc phát hiên các dị hình hốc mũi trở nên dễ dàng hơn, đặc biêt là dị hình khe giữa. Tuy nhiều trường hợp có thể xác Gđịnh qua nôi soi, nhưng cũng có những trường hợp cần phải phối hợp với chụp CLVT mới chẩn đoán được.
Dị hình cuốn giữa là những biến đổi của cuốn giữa bao gồm các hình thái như xoang hơi cuốn giữa, cuốn giữa đảo chiều, cuốn giữa hai thùy, cuốn giữa xẻ đôi. Các dị hình cuốn giữa này thường gây ra những biến đổi về thông khí trong hốc mũi dẫn đến những rối loạn sinh lý và chức năng mũi xoang, đặc biêt là rối loạn về ngửi. Những dị hình này cũng có thể gây chèn ép vào khe giữa và khe trên làm rối loạn sự vân chuyển niêm dịch trong các xoang dẫn đến các bênh lý mũi xoang.
Trong các dị hình cuốn giữa thì xoang hơi cuốn giữa (concha bullosa) là môt dị hình rất hay gặp và gây ảnh hưởng sâu sắc đến con đường vân chuyển niêm dịch của hê thống xoang trước. Do quá trình phát triển của các tế bào sàng, có môt tế bào sàng phát triển vào xương cuốn giữa và hình thành nên túi hơi cuốn giữa. Chính sự hình thành túi hơi này làm cho cuốn giữa to ra làm tắc nghẽn sự lưu thông của PHLN, có thể gây ra đau đầu, chảy mũi, viêm xoang hàm, xoang trán, xoang sàng… Nghiên cứu của Võ Thanh Quang trên 126 BN bị viêm xoang mạn tính thì xoang hơi cuốn giữa chiếm 15,8%, cuốn giữa đảo chiều chiêm 3,17% [16], Nguyễn Thị Tuyết dị hình cuốn giữa gäp 18% trong bênh nhân VĐXMT [21], nhưng theo các tác giả khác thì tỷ lê này cao hơn (Bolger gäp 44% [23], Kennedy gäp 51% [21] có DHCG).
Ngày nay nhờ tiên bô khoa học kỹ thuât, đâc biêt là dùng nôi soi và chụp CLVT thì viêc chẩn đoán môt bênh nhân bị DHCG là không khó, nhưng viêc đánh giá mức đô và sự ảnh hưởng của dị hình với bênh lý mũi xoang và đưa ra được hướng xử trí thích hợp trước môt bênh nhân có dị hình cuốn giữa là rất thực tiễn. Nghiên cứu về DHCG về hình thái lâm sàng qua nôi soi và chụp CLVT, đánh giá vai trò của dị hình này đối với bênh lý khe giữa vẫn còn ít được đề cạp. Vì vây viêc tiêp tục nghiên cứu hình ảnh nôi soi, chụp CLVT của dị hình cuốn mũi giữa để có chỉ định điều trị đúng là điều rất cần thiêt.
Do vây chúng tôi tiên hành đề tài; “Nghiên cứu hình thái lâm sàng của dị hình cuốn mũi giữa trong bệnh lý mũi xoang qua nội soi và chụp cắt lớp vi tính”, với hai mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu hình thái lâm sàng của dị hình cuốn mũi giữa qua nội soi và chụp CLVT.
2. Đối chiếu kết quả nội soi và chụp CLVT, rút ra kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị.
MỤC LỤC
Đặt vấn đề 1
Chương 1: Tổng quan 3
1.1. Vài nét về lịch sử dị hình khe giữa 3
1.1.1. Trên thế giới 3
1.1.2. Trong nước 4
1.2. Giải phẫu sinh lý chức năng hốc mũi 5
1.2.1 Giải phẫu mũi liên quan cuốn giữa 6
1.2.2. Thần kinh mũi, cuốn giữa 12
1.2.3. Các xoang cạnh mũi 12
1.3. Sinh lý chức năng cuốn giữa 14
1.3.1. Cấu tạo, sinh lý niêm mạc cuốn giữa 14
1.3.2. Chức năng mũi 16
1.4. Sinh bênh học dị hình cuốn giữa 16
1.4.1. Các loại dị hình cuốn giữa: 16
1.4.2 Sinh bênh học của dị hình cuốn giữa 17
1.4.3. Triêu chứng dị hình cuốn giữa 17
1.4.4. Chẩn đoán xác định 20
1.4.5. Hình ảnh nôi soi của cuốn giữa bình thường 20
1.4.6. Hình ảnh CT.Scan cuốn giữa bình thường 21
1.4.7. Hình ảnh DHCG dưới nôi soi 21
1.4.8. Hình ảnh của dị hình cuốn giữa trên phim chụp CLVT 23
1.4.9. Chẩn đoán phân biêt dị hình khe giữa với các bênh lý khác 24
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 25
2.1. Đối tượng nghiên cứu 25
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 25
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 25
2.2. Phương pháp nghiên cứu 25
2.2.1. Thiết kế’ nghiên cứu 25
2.2.2. Phương tiên nghiên cứu 26
2.2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu 26
2.2.4. Xử lý số liêu 29
Chương 3: Kết quả nghiên cứu 30
3.1. Đặc điểm chung 30
3.1.1. Tuổi và giới 30
3.1.2. Phân bố bênh nhân theo số bên mũi bị bênh 31
3.2. Đặc điểm lâm sàng và cân lâm sàng 31
3.2.1. Đặc điểm, vị trí, tính chất các triêu trứng cơ năng 31
3.2.2. Các hình thái dị hình cuốn giữa 36
3.2.3. Liên quan dị hình cuốn giữa với đau đầu mạn tính 44
3.2.4. Liên quan dị hình cuốn giữa với viêm xoang 45
3.2.5. Sự phối hợp giữa các dị hình 47
3.2.6. Đối chiếu khả năng phát hiên DHCG qua nôi soi và chụp CLVT. 48 Chương 4: Bàn luận 50
4.1. Đặc điểm chung 50
4.2 Bàn luân về triêu chứng cơ năng 51
4.2.1. Chảy mũi 51
4.2.2. Đau đầu 51
4.2.3. Ngạt mũi 52
4.2.4. Kém ngửi, mất ngửi 52
4.2.5. Hắt hơi. 53
4.3. Hình thái lâm sàng dị hình cuốn giữa qua nôi soi và chụp CLVT 53
4.3.1. Xoang hơi cuốn giữa 53
4.3.2. Cuốn giữa đảo chiều 55
4.3.3. Các dị hình khác của cuốn giữa 55
4.3.4. Sự phối hợp giữa các dị hình cuốn giữa 55
4.3.5. Liên quan kích thước xoang hơi trên phim chụp CLVT với viêm xoang… 56
4.3.6. Liên quan dị hình cuốn giữa với viêm xoang 56
4.4. Đối chiếu kết quả nôi soi và chụp CLVT 57
Kết luận 59
Kiến nghị 61
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích