Nghiên cứu hình thái lâm sàng, mô bệnh học và đối chiếu với phẫu thuật của u nang và rò giáp – lưỡi
Luận văn Nghiên cứu hình thái lâm sàng, mô bệnh học và đối chiếu với phẫu thuật của u nang và rò giáp – lưỡi tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương từ tháng 9/2011-9/2013.U nang và rò giáp lưỡi (thyroglossal duct cyst) là bệnh lý bẩm sinh thường gặp trong tai mũi họng, chủ yếu gặp ở trẻ em. Bệnh hình thành là do sự tồn tại của ống giáp lưỡi, ống này được tạo bởi sự di chuyển của tuyến giáp trong thời kỳ bào thai, từ vị trí lỗ tịt ở đỉnh V lưỡi đến vị trí bình thường của nó là ở trước sụn khí quản thứ 2 và thứ 3.
Theo thống kê cho thấy, khoảng 70% các nang bẩm sinh vùng cổ giữa là nang ống giáp lưỡi [1], [2]. Các nghiên cứu dịch tễ cho thấy tỷ lệ nang ống giáp lưỡi chiếm khoảng 7% dân số [1], [2]. Trên thế giới, u nang và rò giáp lưỡi đứng hàng thứ 2 trong các bệnh lý vùng cổ ở trẻ em. Việc chẩn đoán u nang và rò giáp – lưỡi nhiều khi khó khăn do các thể lâm sàng dạng đa dạng, đôi khi dễ bị nhầm lẫn một số bệnh lý u khác, nhất là với bệnh tuyến giáp lạc chỗ, dẫn đến sai lầm trong điều trị.
Trên thế giới, u nang và rò giáp lưỡi đứng hàng thứ 2 trong các bệnh lý vùng cổ ở trẻ em. Theo Sistrunk trong phẫu thuật u nang và rò giáp – lưỡi cần cắt thân xương móng và lấy bỏ khối cơ đáy lưỡi có chứa đường rò từ phía trên xương móng tới sát lỗ tịt, theo cách thức phẫu thuật này thì tỉ lệ tái phát sau phẫu thuật là 0 – 5% [3]. Cho đến nay phương pháp phẫu thuật này vẫn còn được áp dụng và được xem là phương pháp điều trị triệt để nhất u nang và rò giáp – lưỡi [3], [4], [5]. Ở Việt Nam, bệnh gặp với tỷ lệ tương đối cao. Nguyễn Thị Tố Uyên nghiên cứu từ tháng 3 năm 2000 đến tháng 3 năm 2001 tại bệnh viên Tai Mũi Họng TW thì u nang và rò giáp – lưỡi chiế m 77,05% bệnh lý vùng cổ giữa [4]. Biểu hiện lâm sàng của u nang và rò giáp – lưỡi nghèo nàn, nên trên thực tế lâm sàng đôi khi chẩn đoán nhầm với bệnh lý khác ở vùng cổ giữa, xử trí và điều trị phẫu thuật vẫn còn tái phát. Ở Việt Nam, từ trước đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về nang và rò giáp lưỡi nhưng không nhiều, đặc biệt là vấn đề thể lâm sàng, nhất là các thể lâm sàng ít gặp như thể u nang trên xương móng, u nang trong lưỡi… Bên cạnh đó vấn đề nghiên cứu về mô bệnh học của u nang và rò giáp lưỡi cũng chỉ mới được nghiên cứu bước đầu, và cũng chưa có báo cáo nào về trường hợp nào ung thư ống giáp lưỡi.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hình thái lâm sàng, mô bệnh học và đối chiếu với phẫu thuật của u nang và rò giáp – lưỡi” với các mục tiêu sau:
1. Mô tả hình thái lâm sàng, mô bệnh học u nang và rò giáp – lưỡi.
2. Đối chiếu hình thái lâm sàng, mô bệnh học với phẫu thuật,đánh giá kết quả phẫu thuật u nang và rò giáp – lưỡi.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 3
1.1.1. Thế giới 3
1.1.2. Việt nam 4
1.2. PHÔI THAI HỌC 4
1.2.1. Sự phát sinh và hình thành cung mang 4
1.2.2. Sự hình thành và di chuyển của tuyến giáp 6
1.2.3. Những bất thường vùng cung mang giữa 7
1.3. LIÊN QUAN GIẢI PHẪU ĐƯỜNG GIÁP LƯỠI VÀ XƯƠNG MÓNG . 9
1.3.1. Giải phẫu vùng xương móng 9
1.3.2. Đường đi của đường giáp lưỡi 12
1.4. HÌNH THÁI LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA U NANG VÀ RÒ
GIÁP – LƯỠI 14
1.4.1. Lâm sàng 14
1.4.2. Cận lâm sàng 16
1.4.3. Mô bệnh học 17
1.5. CHẨN ĐOÁN 19
1.5.1. Chẩn đoán xác định: Dựa vào các hình thái lâm sàng và cận lâm sàng trên. … 19
1.5.2. Chẩn đoán phân biệt 19
1.6. TIẾN TRIỂN CỦA U NANG VÀ RÒ GIÁP LƯỠI 20
1.7. ĐIỀU TRỊ U NANG VÀ RÒ GIÁP LƯỠI 21
1.7.1. Phẫu thuật: Là phương pháp điều trị duy nhất và có hiệu quả 21
1.7.2. Các phương pháp điều trị khác 24
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu 26
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn lựa bệnh nhân 26
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 26
2.2. Phương pháp nghiên cứu 27
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 27
2.2.2. Các nội dung và thông số nghiên cứu 27
2.2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu 30
2.2.4. Phương tiện nghiên cứu 31
2.2.5. Địa điểm nghiên cứu 32
2.3. Phương pháp xử lý số liệu 32
2.4. Đạo đức nghiên cứu 33
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
3.1. Hình thái lâm sàng và mô bệnh học của u nang và rò giáp lưỡi 34
3.1.1. Hình thái lâm sàng 34
3.1.2. Mô bệnh học nang và ống rò giáp lưỡi 43
3.2. ĐỐI CHIẾU HÌNH THÁI LÂM SÀNG, MÔ BỆNH HỌC VÀ PHẪU THUẬT. 4 9
3.2.1. Đối chiếu hình thái lâm sàng với mô bệnh học 49
3.2.2. Đối chiếu với phẫu thuật 52
3.2.3. Đánh giá kết quả phẫu thuật 53
Chương 4: BÀN LUẬN 56
4.1. HÌNH THÁI LÂM SÀNG VÀ MÔ BỆNH HỌC U NANG VÀ RÒ
GIÁP LƯỠI 56
4.1.1. Hình thái lâm sàng 56
4.1.2. Mô bệnh học 63
4.2. Đối chiếu hình thái lâm sàng, mô bệnh học và phẫu thuật 66
4.2.1. Đối chiếu hình thái lâm sàng với mô bệnh học 66
4.2.2. Đối chiếu hình thái lâm sàng với phẫu thuật 68
4.2.3. Đánh giá kết quả phẫu thuật 69
KẾT LUẬN 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cardesa A., Slootweg P.I., (2006). Pathology of the Head and Neck. Springer: 263 – 280.
2. Song-I Yang(2013)Papillary carcinoma arising from thyroglossal ductcyst with thyroid and lateral neck metastasis. International Journal of Surgery Case Reports Vol. 4, pp 704-707.
3. Hernan Goldsztein, Andleeb Khan, Kevin D. Pereira (2009), Thyroglossal duct cyst excision—The Sistrunk procedure. Operative Techniques in Otolaryngology-Head and Neck Surgery,V 20, pp 256-259.
4. Nguyễn ThịTốUyên (2001), Đặc điểm u nang và rò giáp lưỡi gặp tại viện tai mũi họng trung ương, Luận văn bác sỹnội trú, Trường Đại Học Y Hà Nội.
5. Nguyễn Văn Thái (2013),Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quảphẫu thuật u nang và rò giáp lưỡi, kỷyếu hội nghịTai Mũi Họng toàn quốc lần thư16, tr 495 – 508.
6. Mickel A. Thomas C, (1983), Management of recurrent thyroglossal anomalies, Arch Otolaryngol,– Vol 109, Jan, pp 34 –36.
7. Allard R. (1982), The thyroglossal cyst. Head Neck Surg 5:134-146. Vol. 5, pp. 134 – 146.
8. Sade J. Rosen G,(1968), Thyroglossal duct cyst and tracts: A histological and histochemical study, Am OtolRhinolLaryngol, Vol 77, pp 34 – 36.
9. Trường Đại Học Y Hà Nội (2000),Giải Phẫu bệnh học, Nhà xuất bản y học. tr. 530 – 576.
10. Nguyễn Vượng (1993), Các loại mô học u tuyến giáp. Phân loại mô học các khối u. Vol. II, tr. 1 – 67.
11. Nguyễn Vượng,(1981),Chẩn đoán tếbào học một sốbệnh tuyến giáp qua chọc hút tổn thương bằng kim nhỏ, luận văn Tiến sỹy học, BộY tế- trường đại học y Hà Nội.
12. Trần Ngọc Lương,(2005), Nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trịphẫu thuật bệnh u nang giáp móng.Bệnh Viện Nội Tiết TW.
13. Langman J. (2006).Third week of development: a trilaminar germ disc.Medical embryology. The William and Wilkin Co. Baltimore, Londono.pp 65-87.
14.Lê Minh Kỳ(2002). Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh học nang và rò bẩm sinh vùng cổbên tại Viện TMH trung ương. Luận văn tiến sỹy học. Đại học y Hà Nội.
15. Nguyễn Văn Hữu (2012), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô học của nang và rò khe mang I. Luận văn thạc sỹ y học. Đại Học Y Hà Nội.
16. ĐỗKính (1998),Phôi thai học và ứng dụng trong lâm sàng, Nhà xuất bản y học. tr. 569 – 600.
17. Trần Văn Hạnh (1998), Phôi thai học người, Nhà xuất bản quân đội nhân dân, Hà Nội.
18.Moore K. (1988). The developing human 3rd ed. Philadelphia, Saunders: 1210 – 1260.
19. Organ GM, Organ CH Jr (2000). Thyroid gland and surgery of the thyroglossal duct: exercise in applied embryology.
20. Shahin A, Burroughs FH, Kirby JP, (2005). Thyroglossal duct cyst: a cytopathologic study of 26 cases, Diagn Cytopathol, Vol 33, pp 365–369.
21. Zabro R.T, (1983), Thymopharyngeal duct cyst: A form of cervical thymus, Ann Oto Rhino Laryngo, 92, pp 284– 288.
22. Trịnh Văn Minh (2004),Giải Phẫu người, Nhà xuất bản y học.Vol. I, tr. 517 – 534.
23. ĐỗXuân Hợp(1976), Giải Phẫu Đại Cương Giải Phẫu Đầu Mặt Cổ, Nhà xuất bản y học, tr.115 – 146.
24. Nguyễn Hoàng Sơn, (1996), Góp phần nghiên cứu nhiễm khuẩn hô hấp trên ởtrẻem qua điều tra theo dõi ởmột sốvùng tại Việt Nam,luận án tiến sỹy học, Trường Đại Học Y Hà Nội.
25. Lê Văn Lợi (1994),U nang và đường rò của dây giáp lưỡi, Các phẫu thuật thông thường tai mũi họng, Phẫu thuật họng – thanh – thực quản. tr. 75 – 77.