Nghiên cứu hình thái lâm sàng VTQ mạn trẻ em và một số yếu tố nguy cơ

Nghiên cứu hình thái lâm sàng VTQ mạn trẻ em và một số yếu tố nguy cơ

Viêm thanh quản – VTQ (laryngitis) n ói chung là tình trạng bệnh lí ở thanh quản do các loại vi sinh gây ra bao gồm: viêm thanh quản do virus, viêm thanh quản do vi khuẩn và viêm thanh quản do kí sinh trùng. VTQ có thể tiến triển cấp tính trong thời gian ngắn (dưới 3 tuần) được gọi là VTQ cấp (acute laryngitis), VTQ có thể diễn biến kéo dài (trên 3 tuần) gọi là VTQ mạn tính (chronic laryngitis) [8].
VTQ cấp có biểu hiện lâm sàng khác nhau theo lứa tuổi mắc bệnh nên được chia ra VTQ cấp ở trẻ em và VTQ cấp ở người lớn, ngoài ra còn gặp VTQ thứ phát thường xuất hiện sau các bệnh: thương hàn, thấp khớp, viêm họng vincent, aptơ….
VTQ mạn tính được chia ra VTQ mạn tính xuất tiết thông thường, VTQ thứ phát, VTQ nghề nghiệp và VTQ đặc hiệu…. [28].
VTQ giai đoạn đầu thường do các vi sinh gây ra, nguyên nhân có thể là do virus như virus cúm hoặc á cúm…. hoặc do vi khuẩn như là: Hemophilus Influenzae, liên cầu, phế cầu…Bệnh tích do các vi sinh vật nêu trên gây ra thường là xung huyết, phù nề có khi có dịch mủ hoặc có những ổ trợt loét nông hoặc có những tổn thương xơ hóa…ở vùng thanh quản sau đó những tổn thương này không thoái lui mà tiến triển kéo dài trở thành mạn tính.
VTQ đặc hiệu là do các vi sinh vật đặc biệt gây ra như trực khuẩn lao, trực khuẩn giang mai, trực khuẩn bạch hầu và do nấm….Bệnh tích do vi sinh nào gây ra đặc trưng theo từng loại căn nguyên. Trong nghiên cứu này không đề cập tới các bệnh VTQ đặc hiệu nêu trên.
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm, thời tiết thay đổi liên tục nên dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, đặc biệt là bệnh lí đường hô hấp trên nên tỉ lệ mắc viêm thanh quản mạn tính trẻ em có xu hướng ngày càng gia tăng.
Việc khám, đánh giá tổn thương ở thanh quản trẻ em thường không dễ dàng vì không có sự hợp tác, có thể xảy ra các phản xạ co thắt thanh quản làm khó thở, ngạt thở nên trước đây chẩn đoán viêm thanh quản trẻ em chủ yếu dựa vào triệu chứng cơ năng hoặc soi thanh quản trực tiếp. Ngày nay, nhờ sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật, nội soi ống mềm được ứng dụng nhiều giúp cho chẩn đoán các bệnh lý tai mũi họng, đặc biệt thăm khám thanh quản trẻ em có nhiều ưu điểm vượt trội hơn các thiết bị khác. Chính vì vậy, ống soi mềm ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong thăm khám và xử trí trong chuyên ngành tai mũi họng.
Ở nước ta, cho tới nay, tuy đã có một số nghiên cứu về VTQ nhưng chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả nội soi của ống soi mềm trong chẩn đoán VTQ mạn tính trẻ em. Do đó chúng t ôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu hình thái lâm sàng VTQ mạn trẻ em và một số yếu tố nguy cơ” với hai mục tiêu sau:
1.    Nghiên cứu hình thái lâm sàng VTQ mạn tính trẻ em.
2.    Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ và nguyên nhân viêm thanh quản mạn tính trẻ em.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ    12
Ch- ơng 1: THING QUAN    14
1.1.    LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VTQ MẠN TÍNH    14
1.1.1.    Trên thế giới    14
1.1.2.    Ở Việt Nam    15
1.2.    SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NỘI SOI ỐNG MỀM    16
1.3.    SƠ LƯỢC GIẢI PHẪU THANH QUẢN    16
1.4.    SƠ LƯỢC MÔ HỌC THANH QUẢN    21
1.5.    SINH LÍ THANH QUẢN    24
1.5.1.    Chức năng phát âm    24
1.5.2.    Chức năng hô hấp    26
1.5.3.    Chức năng nuốt    26
1.5.4.    Bảo vệ đường hô hấp    26
1.6.    ĐẶC ĐIỂM THANH QUẢN TRẺ EM    27
1.7.    VTQ MẠN TRẺ EM    28
1.7.1 .Định nghĩa    28
1.7.2.    Các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân    28
1.7.3.    Tổn thương mô bệnh học    29
1.7.4.    Các thể lâm sàng    29
1.8.    CH ẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT    36
1.8.1.    Dị vật thanh quản    36
1.8.2.    U máu hạ thanh môn    36
1.8.3.    Khối u thanh quản    36
1.8.4.    Sẹo hẹp thanh môn:    37
1.8.5.    Papillome thanh quản:    37
1.8.6.    Liệt thần kinh hồi quy:    38
1.9.    VAI TRÒ NỘI SOI THANH QUẢN TRONG CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH VTQ MẠN    38
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    41
2.1.    ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU    41
2.1.1.    Đối tượng nghiên cứu:    41
2.1.2.    Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân:    41
2.2.    PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU    41
2.2.1.    Phương pháp nghiên cứu:    41
2.2.2.    Thiết kế nghiên cứu:    42
2.3.    ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU    45
2.4.    PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU    45
2.5.    BIỆN PHÁP KHỐNG CHẾ SAI SỐ    46
2.6.    KHÍA CẠNH ĐẠO ĐỨC CỦA ĐỀ TÀI    46
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    47
3.1.    HÌNH THÁI LÂM SÀNG CỦA VTQ MẠN TRẺ EM    47
3.1.1.    Triệu chứng toàn thân    47
3.1.2.    Triệu chứng cơ năng    47
3.1.3.    Triệu chứng thực thể    49
3.1.4.    Khó khăn trong thăm khám thanh quản    52
3.2.    MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ NGUYÊN NHÂN VỚI VTQ
MẠN TRẺ EM    53
3.2.1.    Phân bố bệnh nhân theo tuổi    53
3.2.2.    Phân bố bệnh nhân theo giới    54
3.2.3.    Phân bố bệnh nhân theo địa dư    54
3.2.4.    Thời gian từ khi bị bệnh đến khi vào viện    55
3.2.5.    Hoàn cảnh xuất hiện của bệnh    SS
3.2.6.    Thể trạng chung    Só
3.2.7.    Yếu tố môi trường    Só
3.2.8.    Yếu tố dị ứng    SV
3.2.9.    Các bệnh lý khác có liên quan    SV
3.2.10.    Điều trị trước khi đến viện    SS
Chương 4: BÀN LUẬN    61
4.1.    HÌNH THÁI LÂM SÀNG CỦA VTQ MẠN TRẺ EM    ói
4.1.1.    Triệu    chứng toàn thân    ói
4.1.2.    Triệu    chứng cơ năng    ói
4.1.3.    Triệu    chứng thực thể    ó3
4.1.4.    Khó khăn trong thăm khám thanh quản trẻ em    óS
4.2.    MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ NGUYÊN NHÂN VỚI VTQ
MẠN TÍNH TRẺ EM    óó
4.2.1.    Về tuổi    óó
4.2.2.    Về giới    óV
4.2.3.    Về địa dư    óV
4.2.4.    Thời    gian từ khi bị bệnh đến khi vào viện    óV
4.2.5.    Hoàn    cảnh xuất hiện khàn    tiếng    óS
4.2.6.    Thể trạng chung    ó9
4.2.7.    Ảnh hưởng từ môi trường    ó9
4.2.8.    Yếu tố dị ứng    VO
4.2.9.    Các bệnh lý TMH liên quan    VO
4.2.10.    Điều trị trước khi đến viện    V2
KÉT LUẬN    74
KIÉN NGHỊ    76
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment