Nghiên cứu hình thái răng và hệ thống ống tủy răng số 5, số 7, đề xuất ứng dụng trong điều trị nội nha

Nghiên cứu hình thái răng và hệ thống ống tủy răng số 5, số 7, đề xuất ứng dụng trong điều trị nội nha

Có nhiều dạng hình thái hệ thống ống tủy và sự biến đoi về cấu trúc giải phẫu, hình thái mang tính chủng tộc chính vì vậy, nghiên cứu hình thái răng và hệ thống ống tủy đóng vai trò quan trọng trong ngành giải phẫu nhân chủng học cũng như ngành răng hàm mặt. Kết quả của những nghiên cứu cho thấy các răng vĩnh viễn có mối liên quan mật thiết giữa hình thái ngoài và cấu trúc hệ thống ống tủy. Việc nghiên cứu hệ thống ống tủy là mối quan tâm hàng đầu đối với các nhà lâm sàng. Theo Braulio P.J. và Cs.(2007) [28], hiểu biết toàn bộ hệ thống ống tuỷ chân răng là điểm cốt yếu để đạt được thành công tối đa trong thực hành điều trị nội nha.

Trên thế giới đã có nhiều tác giả nghiên cứu về hình thái hệ thống ống tủy như Manning S.A.(1990) [89], [90] Melton D.C. và Cs. (1991) [92]. Haddad G.Y.,và Cs.(1999) [63], Vertucci F.J.(2005) [134]. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hệ thống ống tủy chân răng rất phức tạp và đa dạng về hình dạng miệng ống tủy, số lượng ống tủy chân, sự phân nhánh các ống tủy phụ, sự chia tách lỗ cuống chân răng ở những răng hàm lớn, đặc biệt là hệ thống ống tủy răng số 6, số 7. Vertucci F.J. (1984) [133] lần đầu tiên mô tả sự biến dạng hệ thống ống tủy răng trong một nghiên cứu bằng cách cho điểm, ông đã chia chúng thành 8 dạng. về sau rất nhiều tác giả dựa trên phân loại của Vertucci F.J. để phân loại ống tủy dạng chữ C ở răng số 7 hàm dưới. Cooke H.G., và Cox F.L.(1979) [45] là người đầu tiên ghi nhận những trường hợp ống tủy dạng chữ C, tiếp sau đó thường xuyên có các báo cáo được công bố về việc phát hiện ống tuỷ hình chữ C ở răng số 7 hàm dưới. Theo các tác giả, ngoài sự phức tạp về hệ thống ống tủy chân, cấu trúc giải phẫu lỗ chóp, ống tuỷ dạng chữ C ở các răng số 7 hàm dưới còn có sự biến đổi về cấu trúc của miệng ống tủy. Sau này qua các nghiên cứu của mình, nhiều tác giả đã đề xuất cách phân loại mới như cách phân loại hệ thống ống tủy chữ C thành 3 loại qua các mặt cắt của Melton D.C. (1991) [92], hoặc phân loại của Fan B. và CS. (2004) [54] đã ứng dụng phần mềm máy tính vào việc đo các góc của mặt cắt trên răng có ống tủy dạng chữ C. Ngoài ra, một số tác giả cũng đưa ra được những yếu tố liên quan đến hình thái hệ thống ống tủy và đã được ứng dụng trong trong thực hành lâm sàng. Năm 2000 Smith S.S. và Cs. [124], đã công bố kết quả nghiên cứu của mình, theo tác giả thì kích thước ngoài của răng có mối liên quan với chiều dài ống tủy và còn có mối liên quan giữa các vùng miền thuộc các chủng tộc khác nhau. Do vậy, nghiên cứu giải phẫu hệ thống ống tủy nói chung và tính đặc trưng riêng của mỗi cộng đồng dân tộc là mối quan tâm đặc biệt đối với ngành nhân chủng học cũng như chuyên ngành nội nha.

Cho đến nay ở Việt Nam gần đây đã có một số tác giả như Hoàng Tử Hùng (1993) [6],(2003) [7] nghiên cứu về đặc điểm hình thái nhân chủng răng người Việt, cấu trúc giải phẫu và hình thái hệ thống ống tuỷ, hay Lê Hưng (2003) [8] nghiên cứu hình thái hệ thống ống tuỷ răng số 4 và răng số 6, hay Trịnh Thị Thái Hà (2009) [4] nghiên cứu hình thái hệ thống ống tuỷ nhóm răng cửa vĩnh viễn hàm dưới. Tuy vậy, cho đến nay chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu về đặc điểm hình thái ngoài của răng và hệ thống ống tuỷ răng số 5, số 7 hàm trên và hàm dưới của người Việt Nam. Vì những lý do trên chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hình thái răng và hệ thống ống tủy răng số 5, số 7, đề xuất ứng dụng trong điều trị nội nha” nhằm các mục tiêu sau:

1. Xác định kích thước và hình thể ngoài răng số 5, số 7 vĩnh viên

2. Mô tả đặc điểm cấu trúc hình thái hệ thống ống tủy răng số 5, số 7 vĩnh viên.

S. Đề xuất ứng dụng lâm sàng trong điều trị nội nha.

MỤC LỤC

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ Danh mục các hình

Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1. TỔNG QUAN 3

1.1. Phôi thai học của răng 3

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của mầm răng 3

1.1.2. Giai đoạn hình thành mầm răng sữa 3

1.1.3. Sự hình thành các nụ cứng của răng 6

1.2. Mô học của răng 8

1.2.1. Sự hình thành men răng 8

1.2.2. Sự hình thành ngà răng 9

1.2.3. Sự hình thành xê măng răng 11

1.2.4. Sự hình thành tủy răng 12

1.3. Kích thước ngoài và đặc điểm hình thái răng số 5, răng số 7 hàm trên dưới vĩnh viễn 14

1.3.1. Đặc điểm răng số 5 15

1.3.2. Đặc điểm răng số 7 17

1.4. Cấu trúc hình thái hệ thống ống tủy 19

1.5. Một số nghiên cứu hình thái hệ thống ống tủy răng số 5, răng số 7 ở

nước ngoài 21

1.5.1. Nghiên cứu hình thái và hệ thống ống tủy R5 25

1.5.2. Nghiên cứu hình thái và hệ thống ống tủy răng số 7 29

1.6. Một số phương pháp nghiên cứu hệ thống ống tuỷ 31

1.7. Nghiên cứu ứng dụng lâm sàng trong sửa soạn và hàn kín ống tủy 34

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 36

2.1. Đối tượng nghiên cứu 36

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu 36

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 36

2.1.3. Cỡ mẫu nghiên cứu 36

2.1.4. Địa điểm tiến hành 37

2.1.5. Thời gian tiến hành 37

2.2. Phương pháp nghiên cứu 37

2.3. Vật liệu và phương tiện nghiên cứu 37

2.4. Phương pháp tiến hành 37

2.4.1. Nghiên cứu hình thái ngoài, kích thước răng 38

2.4.2. Nghiên cứu cấu trúc, ranh giới men xê măng 44

2.4.3. Nghiên cứu hình thái hệ thống ống tủy răng số 5, số 7 45

2.5. Xử lý số liệu 49

Chương 3. KẾT QUẢ 51

3.1. Kết quả đo các kích thước răng số 5, số 7 51

3.1.1. Kích thước răng số 5 51

3.1.2. Kết quả đo kích thước răng số 7 54

3.2. Nghiên cứu hình thái, hệ thống ống tủy răng số 5, số 7 vĩnh viễn 57

3.2.1. Nghiên cứu hình thái, hệ thống ống tủy răng số 5 vĩnh viễn 57

3.2.2. Nghiên cứu hình thái, hệ thống ống tủy răng số 7 vĩnh viễn 67

3.2.3. Phân loại hình thái hệ thống ống tủy dạng chữ C 77

3.2.4. Hình thái vùng ranh giới men- xê măng 79

Chương 4. BÀN LUẬN 82

4.1. Đặc điếm chung của đối tượng nghiên cứu 82

4.2. Hình thái kích thước răng số 5, số 7 vĩnh viễn 82

4.2.1. Hình thái, kích thước răng số 5 vĩnh viễn 83

4.2.2. Hình thái, kích thước răng số 7 vĩnh viễn 87

4.3. Hình thái hệ thống ống tủy chân răng số 5, số 7 91

4.3.1. Hình thái hệ thống ống tủy răng số 5 91

4.3.2. Hình thái ống tuỷ chân răng số 7 96

4.3.3. Răng số 7 hàm dưới 101

4.3.4. Hình thái ống tuỷ chân dạng C 104

4.4. Ứng dụng trong điều trị nội nha 109

4.5. Đặc điếm hình thái đường ranh giới men – xương 115

KẾT LUẬN 118

KIẾN NGHỊ

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment