Nghiên cứu hội chứng kháng phospholipid ở thai phụ có tiền sử sảy thai liên tiếp đến 12 tuần

Nghiên cứu hội chứng kháng phospholipid ở thai phụ có tiền sử sảy thai liên tiếp đến 12 tuần

Luận văn thạc sĩ y khoa Nghiên cứu hội chứng kháng phospholipid ở thai phụ có tiền sử sảy thai liên tiếp đến 12 tuần.Sảy thai liên tiếp là một bệnh lý thai sản hay gặp ảnh hưởng đến 1-3% thai kỳ và chiếm tỷ lệ 16% các bệnh lý cần theo dõi ở quý I thai kỳ [1]. Điều trị can thiệp để bệnh nhân sinh được đứa trẻ khỏe mạnh là mong muốn của các bác sỹ sản khoa và cũng là tâm nguyện lớn của các cặp vợ chồng không may mắc phải căn bệnh này.

Theo định nghĩa kinh điển sảy thai liên tiếp là có từ 3 lần sảy thai liên tục trở lên, loại trừ những trường hợp chửa ngoài tử cung, chửa trứng, sảy thai sinh hoá và các thai sảy này phải dưới 20 tuần [2]. Theo Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của Việt Nam năm 2009, tuổi thai sảy được tính là dưới 22 tuần theo kỳ kinh cuối [3].

Để điều trị thành công các trường hợp sảy thai liên tiếp cần tìm được nguyên nhân gây bệnh. Một nguyên nhân hay gặp nhất và có thể chữa khỏi hoàn toàn là hội chứng kháng phospholipid. Năm 1983, khi tìm ra hội chứng này, Graham Hughes đã chỉ ra được nguyên nhân chính gây nên rất nhiều bệnh lý mà biểu hiện lâm sàng vô cùng đa dạng, liên quan đến hầu hết các chuyên ngành trong y học. Riêng trong lĩnh vực sản khoa, hội chứng kháng phospholipid là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tắc các vi mạch trong bánh rau, từ đó gây nên biểu hiện như sảy thai liên tiếp trong 3 tháng đầu, thai chết lưu, thai chậm phát triển hoặc đẻ non, tiền sản giật nặng vv. Chẩn đoán và điều trị các rối loạn đông máu do hội chứng kháng phospholipid nâng tỷ lệ thai sống từ 20% lên đến 80% [4].
Nghiên cứu hội chứng kháng phospholipid ở thai phụ có tiền sử sảy thai liên tiếp đến 12 tuần Từ năm 2009 đến nay, các nhà sản khoa Việt Nam đã bắt đầu tìm hiểu vai trò của hội chứng này trong bệnh lý sảy thai liên tiếp. Các nghiên cứu ban đầu đã khẳng định sự có mặt của kháng thể kháng phospholipid trong máu của những bệnh nhân sảy thai liên tiếp. Tiêu chuẩn chẩn đoán mới nhất của thế giới về hội chứng kháng phospholipid – tiêu chuẩn Sydney 2006 đã được áp dụng trong chẩn đoán sảy thai liên tiếp tại Việt Nam. Tuy nhiên, qua một thời gian thực hành, người thầy thuốc sản khoa nhận thấy còn có nhiều vướng mắc trong áp dụng tiêu chí cận lâm sàng để chẩn đoán hội chứng này ở quần thể bệnh nhân sảy thai liên tiếp. Một số nghiên cứu của Việt Nam đã tiến hành chưa khảo sát đầy đủ cả 2 loại kháng thể kháng phospholipid chính, hoặc chưa áp dụng quy định phải xét nghiệm hai lần cho các bệnh nhân có kháng thể dương tính nên việc xác định vai trò của hội chứng và đánh giá kết quả điều trị trong bệnh lý sảy thai liên tiếp còn chưa thực sự thuyết phục.
Chính vì vậy, đề tài: “Nghiên cứu hội chứng kháng phospholipid ở thai phụ có tiền sử sảy thai liên tiếp đến 12 tuần” được tiến hành với 2 mục tiêu:
(1) Phân tích tiền sử sản khoa và một số đặc điểm của kháng thể kháng cardiolipin và lupus anticoagulant ở thai phụ có tiền sử sảy thai liên tiếp.
(2) Đánh giá hiệu quả điều trị giữ thai ở các thai phụ có tiền sử sảy thai liên tiếp do hội chứng kháng phospholipid bằng phác đồ phối hợp aspirin liều thấp và heparin trọng lượng phân tử thấp.

MỤC LỤC Nghiên cứu hội chứng kháng phospholipid ở thai phụ có tiền sử sảy thai liên tiếp đến 12 tuần
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỒNG QUAN 3
1.1. Sảy thai liên tiếp 3
1.1.1. Khái niệm về sảy thai liên tiếp 3
1.1.2. Nguyên nhân sảy thai liên tiếp 4
1.2. Hội chứng kháng phospholipid trong sản khoa 16
1.2.1. Các loại kháng thể kháng phospholipid trong bệnh lý sảy thai liên tiếp. 16
1.2.2. Bệnh học của hội chứng kháng phospholipid trong sản khoa 19
1.2.3. Đối tượng xét nghiệm 22
1.2.4. Thời điểm xét nghiệm 23
1.2.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán 24
1.3. Một số nghiên cứu trong nước về sảy thai liên tiếp và hội chứng kháng
phospholipid 26
1.4. Một số thuốc chống đông 28
1.4.1. Heparin 28
1.4.2. Aspirin 30
1.5. Điều trị sảy thai liên tiếp do hội chứng kháng phospholipid 31
1.5.1. Điều trị giảm sản xuất kháng thể 32
1.5.2. Điều trị bằng thuốc chống đông 33
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
2.1. Đối tượng nghiên cứu 39
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 39
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 39
2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 40
2.2. Phương pháp nghiên cứu 40
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 40
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu cho 2 mục tiêu 40
2.2.3. Cách tiến hành nghiên cứu đối với bệnh nhân 42
2.2.4. Phác đồ điều trị áp dụng cho bệnh nhân sảy thai liên tiếp tìm thấy kháng thể kháng phospholipid 46
2.2.5. Theo dõi điều trị 46
2.2.6. Phác đồ điều trị cho bệnh nhân tiền sử sảy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân 47
2.2.7. Các yếu tố khảo sát trong nghiên cứu 47
2.2.8. Xử lý số liệu 49
2.3. Đạo đức nghiên cứu 50
Chương 3: KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU 52
3.1. Một số đặc điểm của bệnh nhân sảy thai liên tiếp 53
3.1.1. Địa điểm sống 53
3.1.2. Nghề nghiệp 54
3.1.3. Tuổi 55
3.2. Tiền sử sản khoa và một số đặc điểm của kháng thể kháng cardiolipin và
lupus anticoagulant ở bệnh nhân có tiền sử sảy thai liên tiếp 57
3.2.1. Tiền sử sản khoa 57
3.2.2. Một số đặc điểm của kháng thể kháng cardiolipin và lupus
anticoagulant ở bệnh nhân có tiền sử sảy thai liên tiếp 64
3.3. Điều trị 78
3.3.1. Thời gian điều trị bệnh nhân có kháng thể kháng phospholipid
(aPL) dương tính 78
3.3.2. Kết quả điều trị 79
3.3.3. Tác dụng phụ, biến chứng của phác đồ điều trị lovenox và aspirin81
3.3.4. Bệnh lý của hội chứng kháng phospholipid ở quý II III của thai kỳ84
Chương 4: BÀN LUẬN 87
4.1. Tuổi của mẹ 87
4.2. Tiền sử sản khoa và một số đặc điểm của kháng thể kháng cardiolipin
và lupus anticoagulant ở bệnh nhân có tiền sử sảy thai liên tiếp 89
4.2.1. Tiền sử sản khoa 89
4.2.2. Một số đặc điểm của kháng thể kháng cardiolipin và kháng thể
lupus anticoagulant trong bệnh lý sảy thai liên tiếp 95
4.3. Đánh giá hiệu quả điều trị giữ thai ở các thai phụ có tiền sử sảy thai liên tiếp do hội chứng kháng phospholipid 114
4.3.1. Thời gian điều trị 115
4.3.2. Hiệu quả điều trị 117
4.3.3. Tai biến – tác dụng phụ của phác đồ điều trị 119
4.3.4 Biến chứng muộn của hội chứng kháng phospholipid tác động lên
quý II và III thai kỳ 123
KÉT LUẬN 127
KIÉN NGHỊ 129
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

Leave a Comment