Nghiên cứu hội chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ ở người mắc hội chứng chuyển hóa và đánh giá kết quả sau các can thiệp điều trị
Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu hội chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ ở người mắc hội chứng chuyển hóa và đánh giá kết quả sau các can thiệp điều trị.Ngưng thở khi ngủ là tình trạng được đặc trưng bởi những cơn ngừng thở ngắn, lặp đi lặp lại nhiều lần trong suốt thời gian ngủ. Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ (Obstructive Sleep Apnea – OSA) là sự lặp lại liên tiếp hiện tượng hẹp hoặc tắc nghẽn đường hô hấp trên trong khi ngủ dẫn đến hậu quả giảm thở hoặc ngừng thở hoàn toàn mặc dù có gắng sức hô hấp [1],[2]. Đây là một rối loạn hô hấp trong khi ngủ rất thường gặp trong cộng đồng và gây ra các hậu quả bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến tình trạng thiếu oxy máu ngắt quãng và các vi thức giấc lặp đi lặp lại sau mỗi cơn ngưng thở [2].
Tỷ lệ mắc OSA trong cộng đồng có sự khác biệt khá lớn giữa các nghiên cứu do sự không đồng nhất về phương pháp. Tình trạng thiếu oxy máu ngắt quãng kèm các cơn vi thức giấc lặp đi lặp lại sẽ tạo ra các kích thích thần kinh giao cảm, stress oxy hóa, viêm hệ thống – là nguồn gốc gây ra các rối loạn tim mạch, chuyển hóa như tăng huyết áp (THA), xơ vữa động mạch, bệnh động mạch vành, rối loạn nhịp tim, rối loạn chuyển hóa, đái tháo đường (ĐTĐ) typ 2 và đột quỵ [3],[4]. OSA được ước tính có tỷ lệ lưu hành từ 30% đến 50% ở người bệnh THA [5],[6], từ 50% đến 70% ở người bệnh sau đột quỵ nhồi máu [7]. Người mắc OSA có nguy cơ bị rối loạn nhịp tim cao gấp 2 – 4 lần so với người không mắc hội chứng này; OSA cũng làm tăng 140% nguy cơ suy tim và 30% nguy cơ mắc bệnh mạch vành [8]. OSA còn có thể gây ra những hậu quả xấu liên quan đến tai nạn giao thông, tai nạn lao động do ảnh hưởng đến sự tỉnh táo ban ngày. Có khoảng 48-55% người bệnh ĐTĐ mắc OSA [9],[10]. Nghiên cứu mới đây ở Ấn Độ ước tính 79% trường hợp OSA có chỉ số khối cơ thể BMI > 25 kg/m2 [11].
Hội chứng chuyển hóa (HCCH) với các rối loạn thành phần như huyết áp tăng, tăng triglyceride máu, giảm HDL-C máu, tăng chu vi vòng bụng và tăng glucose máu đói cho thấy có liên quan mật thiết với OSA [11],[12]. Cả hai2 hội chứng này đều là nguy cơ dẫn đến các biến cố tim mạch nghiêm trọng hay tử vong cho người bệnh.
Điều trị hiệu quả OSA sẽ làm giảm các cơn ngưng thở – giảm thở, cải thiện độ bão hòa oxy máu khi ngủ, hạn chế các cơn vi thức giấc và cho thấy có tác động tích cực đến việc kiểm soát huyết áp, nhịp tim, kiểm soát glucose máu và các thành phần mỡ máu [12],[13],[14].
Như vậy, có thể thấy OSA và HCCH hiện đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng rất đáng quan tâm không chỉ trên thế giới mà ngay cả ở Việt Nam bởi tần suất mắc cao và gây ảnh hưởng rất nặng nề lên chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, việc chẩn đoán và điều trị OSA chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của cộng đồng và hệ thống bảo hiểm y tế, chi phí cho chẩn đoán và điều trị còn khá tốn kém.
Tại Việt Nam, chúng tôi chưa tìm thấy nghiên cứu nào khảo sát về hiệu quả của các phương pháp điều trị cho người OSA đồng mắc HCCH. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu hội chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ ở người mắc hội chứng chuyển hóa và đánh giá kết quả sau các can thiệp điều trị” với hai mục tiêu:
Mục tiêu 1: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả đa ký hô hấp ở người mắc hội chứng chuyển hóa có ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ tại Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng từ tháng 02/2019 đến tháng 02/2023.
Mục tiêu 2: Đánh giá kết quả lâm sàng và cận lâm sàng sau các biện pháp can thiệp giáo dục sức khỏe và thở áp lực dương liên tục ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………………………………… 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU………………………………………………………………………. 3
1.1. Tổng quan ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ và hội chứng chuyển hóa ……. 3
1.1.1. Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ ………………………………………………….. 3
1.1.2. Hội chứng chuyển hóa ………………………………………………………….. 14
1.2. Liên quan giữa ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ và hội chứng chuyển hóa 18
1.2.1. Các yếu tố nguy cơ chung……………………………………………………… 19
1.2.2. Liên quan về cơ chế bệnh sinh và hậu quả ………………………………. 21
1.3. Điều trị ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ ở người mắc hội chứng chuyển hóa 23
1.3.1. Các biện pháp can thiệp điều trị ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ …… 23
1.3.2. Điều trị ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ ở người mắc hội chứng
chuyển hóa…………………………………………………………………………………… 30
1.4. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam liên quan đến ngưng
thở tắc nghẽn khi ngủ và hội chứng chuyển hóa…………………………………… 33
1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước về tần suất OSA ở
người mắc hội chứng chuyển hóa……………………………………………………. 33
1.4.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước về hiệu quả của
CPAP và các can thiệp giáo dục sức khỏe ở người bệnh OSA đồng mắc
hội chứng chuyển hóa ……………………………………………………………………. 34
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………………. 38
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu ……………………………………. 38
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………… 38
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ………………………………………….. 40
2.2. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………….. 40
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ……………………………………………………………… 40
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu………………………………………………………………. 40
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu ………………………………………………………… 412.2.4. Quy trình nghiên cứu ……………………………………………………………. 42
2.3. Nội dung nghiên cứu ………………………………………………………………….. 47
2.3.1. Định nghĩa các biến số, chỉ số nghiên cứu ………………………………. 47
2.3.2. Phương pháp và kỹ thuật thu thập số liệu………………………………… 51
2.4. Các cách hạn chế sai số………………………………………………………………. 59
2.5. Phương pháp xử lý số liệu…………………………………………………………… 60
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu…………………………………………………………… 60
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………………………………………… 62
3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả đa ký hô hấp ở người mắc
hội chứng chuyển hóa có ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ ………………………… 62
3.1.1. Đặc điểm chính về dân số học, nhân trắc học ở đối tượng nghiên cứu62
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng của ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ ở người mắc
hội chứng chuyển hóa ……………………………………………………………………. 64
3.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng và kết quả đa ký hô hấp của ngưng thở tắc
nghẽn khi ngủ ở người mắc hội chứng chuyển hóa……………………………. 66
3.1.4. Tần suất ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ ở người mắc hội chứng
chuyển hóa …………………………………………………………………………………… 68
3.1.5. Đặc điểm dân số học, nhân trắc học và lâm sàng, cận lâm sàng theo
mức độ nặng của ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ…………………………………. 69
3.1.6. Mối liên quan giữa ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ với các đặc điểm dân
số học, nhân trắc học và lâm sàng ở người mắc hội chứng chuyển hóa …….. 72
3.2. Kết quả lâm sàng và cận lâm sàng ở người mắc ngưng thở tắc nghẽn khi
ngủ và hội chứng chuyển hóa sau ba tháng can thiệp giáo dục sức khỏe và
thông khí áp lực dương liên tục………………………………………………………….. 74
3.2.1. Các đặc điểm chính về dân số học, nhân trắc học của các nhóm can
thiệp ở thời điểm bắt đầu nghiên cứu và sau ba tháng ……………………….. 74
3.2.2. Thay đổi về đặc điểm nhân trắc học, lâm sàng và cận lâm sàng ở ba
nhóm nghiên cứu sau ba tháng can thiệp………………………………………….. 783.2.3. Khác biệt về sự thay đổi đặc điểm nhân trắc học, lâm sàng và cận
lâm sàng giữa các nhóm nghiên cứu sau ba tháng can thiệp……………….. 87
3.2.4. Tình trạng tuân thủ các biện pháp can thiệp thay đổi thói quen và
luyện tập ở các nhóm nghiên cứu ……………………………………………………. 92
3.2.5. Bình quân số giờ sử dụng, tỷ lệ tuân thủ tốt và tác dụng phụ của
CPAP…………………………………………………………………………………………… 93
BÀN LUẬN……………………………………………………………………………………….. 95
4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả đa ký hô hấp ở người mắc
hội chứng chuyển hóa có ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ ………………………… 95
4.1.1. Đặc điểm chính về dân số học, nhân trắc học ở các đối tượng
nghiên cứu……………………………………………………………………………………. 95
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng của ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ ở người mắc
hội chứng chuyển hóa ……………………………………………………………………. 97
4.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng và kết quả đa ký hô hấp của ngưng thở tắc
nghẽn khi ngủ ở người mắc hội chứng chuyển hóa………………………….. 101
4.1.4. Tần suất ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ ở các đối tượng mắc hội
chứng chuyển hóa ……………………………………………………………………….. 102
4.1.5. Đặc điểm dân số học, nhân trắc học và lâm sàng, cận lâm sàng theo
mức độ nặng của ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ……………………………….. 104
4.1.6. Mối liên quan giữa ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ với các đặc điểm dân
số học, nhân trắc học và lâm sàng ở người mắc hội chứng chuyển hóa …… 107
4.2. Kết quả lâm sàng và cận lâm sàng ở người mắc ngưng thở tắc nghẽn khi
ngủ và hội chứng chuyển hóa sau ba tháng can thiệp giáo dục sức khỏe và
thông khí áp lực dương liên tục………………………………………………………… 112
4.2.1. Các đặc điểm chính về dân số học, nhân trắc học ở nhóm CPAP,
nhóm luyện tập và nhóm không tuân thủ các biện pháp can thiệp ở thời
điểm T0 và T3…………………………………………………………………………….. 1134.2.2. Thay đổi về đặc điểm nhân trắc học, lâm sàng và cận lâm sàng sau
ba tháng can thiệp giáo dục sức khỏe và thở áp lực dương liên tục ở các
nhóm nghiên cứu…………………………………………………………………………. 114
4.2.3. Tình trạng tuân thủ các biện pháp giáo dục sức khỏe ở các nhóm
nghiên cứu …………………………………………………………………………………….. 125
4.2.4. Các tác dụng không mong muốn của CPAP……………………………… 128
KẾT LUẬN………………………………………………………………………………………. 129
KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thang điểm Epworth đánh giá buồn ngủ ban ngày quá mức ………….. 10
Bảng 1.2. Phân loại độ nặng của OSA theo AASM……………………………………… 13
Bảng 1.3. Tần suất OSA ở người mắc HCCH trong các nghiên cứu trên thế
giới ………………………………………………………………………………………………………… 33
Bảng 1.4. Hiệu quả của CPAP đối với OSA và HCCH ………………………………… 35
Bảng 2.1. Bảng phân loại huyết áp theo ACC 2017……………………………………… 49
Bảng 3.1. Đặc điểm chính về dân số học, nhân trắc học ở các đối tượng nghiên
cứu…………………………………………………………………………………………………………. 62
Bảng 3.2. Đặc điểm lâm sàng của ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ ở người mắc
hội chứng chuyển hóa………………………………………………………………………………. 64
Bảng 3.3. Tỷ lệ các bệnh đồng mắc ở nhóm OSA và nhóm không OSA ………… 65
Bảng 3.4. Đặc điểm cận lâm sàng của ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ ở người
mắc hội chứng chuyển hóa ……………………………………………………………………….. 66
Bảng 3.5. Kết quả đa ký hô hấp của ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ ở người mắc
hội chứng chuyển hóa………………………………………………………………………………. 67
Bảng 3.6. Đặc điểm dân số học, nhân trắc học theo mức độ nặng của OSA ……. 69
Bảng 3.7. Đặc điểm lâm sàng theo mức độ nặng của OSA …………………………… 70
Bảng 3.8. Đặc điểm cận lâm sàng theo mức độ nặng của OSA……………………… 71
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa OSA với các đặc điểm dân số học và nhân trắc
học ở người mắc HCCH ………………………………………………………………………….. 72
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa OSA với các đặc điểm lâm sàng ở người mắc
HCCH ……………………………………………………………………………………………………. 73
Bảng 3.11. Đặc trưng các nhóm can thiệp ở thời điểm bắt đầu nghiên cứu …….. 74
Bảng 3.12. Đặc điểm lâm sàng của các nhóm sau ba tháng can thiệp …………….. 76Bảng 3.13. Đặc điểm cận lâm sàng và kết quả đa ký hô hấp của các nhóm sau
ba tháng can thiệp ……………………………………………………………………………………. 77
Bảng 3.14. Thay đổi về cận lâm sàng và kết quả đa ký hô hấp ở nhóm CPAP
sau ba tháng can thiệp ……………………………………………………………………………… 84
Bảng 3.15. Thay đổi về cận lâm sàng và kết quả đa ký hô hấp ở nhóm luyện
tập sau ba tháng can thiệp…………………………………………………………………………. 85
Bảng 3.16. Thay đổi về cận lâm sàng và kết quả đa ký hô hấp ở nhóm không
tuân thủ sau ba tháng can thiệp………………………………………………………………….. 86
Bảng 3.17. Khác biệt về sự thay đổi các chỉ sô cận lâm sàng giữa các nhóm
can thiệp sau ba tháng………………………………………………………………………………. 90
Bảng 3.18. Số ngày hoạt động thể lực trung bình của ba nhóm nghiên cứu…….. 92
Bảng 3.19. Bình quân thời gian hoạt động thể lực của ba nhóm nghiên cứu ….. 92
Bảng 3.20. Bình quân số ngày tập cơ hầu họng của ba nhóm nghiên cứu……….. 93
Bảng 3.21. Bình quân số giờ sử dụng CPAP……………………………………………….. 93DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Các kiểu ngưng thở khi ngủ………………………………………………………….. 4
Hình 1.2. Bản đồ tỷ lệ mắc OSA trên thế giới……………………………………………….. 5
Hình 1.3. Tỷ lệ OSA trung bình – nặng trên thế giới………………………………………. 6
Hình 1.4. Mô hình kháng trở Starling và cơ chế gây hẹp đường dẫn khí ………….. 9
Hình 1.5. Phân độ hẹp vùng hầu theo thang điểm Mallampati ………………………. 12
Hình 1.6. Đánh giá mức độ nặng ở người bệnh OSA dựa trên các thông số
khách quan theo Đồng thuận quốc tế …………………………………………………………. 14
Hình 1.7. Cơ chế sinh lý bệnh của hội chứng chuyển hóa …………………………….. 18
Hình 1.8. So sánh thành phần cơ thể giữa người có cân nặng bình thường và
người béo phì tăng mỡ dưới da hay tăng mỡ nội tạng…………………………………… 20
Hình 1.9. Liên quan giữa phân bố mỡ cơ thể, HCCH và OSA ………………………. 21
Hình 1.10. Trị liệu tư thế ………………………………………………………………………….. 24
Hình 1.11. Điều trị CPAP…………………………………………………………………………. 27
Hình 2.1. Phác đồ điều trị CPAP ở người bệnh OSA……………………………………. 44
Hình 2.2. Sơ đồ nghiên cứu ………………………………………………………………………. 46
Hình 2.3. Máy đo đa ký hô hấp Alice NightOne………………………………………….. 53
Hình 2.4. Người bệnh đo đa ký hô hấp với máy Alice NightOne…………………… 55
Hình 2.5. Kết quả đa ký hô hấp của máy Alice NightOne…………………………….. 56
Hình 2.6. Các loại máy CPAP thường dùng………………………………………………… 56
Hình 2.7. Hình ảnh người bệnh thở CPAP tại nhà ……………………………………….. 57DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tần suất OSA ở người mắc hội chứng chuyển hóa ……………………. 68
Biểu đồ 3.2. Thay đổi về chu vi vòng bụng, chu vi vòng cổ và chỉ số khối cơ
thể ở các nhóm sau ba tháng can thiệp ……………………………………………………….. 78
Biểu đồ 3.3. Thay đổi về biểu hiện lâm sàng ở nhóm CPAP sau ba tháng can
thiệp……………………………………………………………………………………………………….. 79
Biểu đồ 3.4. Thay đổi về biểu hiện lâm sàng ở nhóm luyện tập sau ba tháng
can thiệp…………………………………………………………………………………………………. 80
Biểu đồ 3.5. Thay đổi về biểu hiện lâm sàng ở nhóm không tuân thủ sau ba
tháng can thiệp………………………………………………………………………………………… 81
Biểu đồ 3.6. Thay đổi về huyết áp tâm thu ở các nhóm sau ba tháng can thiệp .. 82
Biểu đồ 3.7. Thay đổi về huyết áp tâm trương ở các nhóm sau ba tháng can thiệp . 82
Biểu đồ 3.8. Thay đổi điểm Epworth ở các nhóm sau ba tháng can thiệp ……….. 83
Biểu đồ 3.9. Thay đổi điểm Pichot ở các nhóm sau ba tháng can thiệp…………… 83
Biểu đồ 3.10. Khác biệt về sự thay đổi các chỉ số nhân trắc học giữa các nhóm
can thiệp sau ba tháng………………………………………………………………………………. 87
Biểu đồ 3.11. Khác biệt về sự thay đổi điểm Epworth và điểm Pichot giữa các
nhóm can thiệp sau ba tháng……………………………………………………………………… 88
Biểu đồ 3.12. Khác biệt về sự thay đổi huyết áp giữa các nhóm can thiệp sau
ba tháng………………………………………………………………………………………………….. 89
Biểu đồ 3.13. Tỷ lệ tuân thủ CPAP qua các lần tái khám ……………………………… 94
Biểu đồ 3.14. Tác dụng không mong muốn của CPAP…………………………………. 9
Nguồn: https://luanvanyhoc.com