Nghiên cứu hội chứng stevens – johnson và lyell do dị ứng thuốc tại khoa dị ứng – mdls bệnh viện Bạch Mai (1997-2002)
Hội chứng Stevens – ơohnson (SJS) và Lyeỉl (TEN) là tai biến dị ứng thuốc rất nặng thường có biến chứng gan, thận và có thể mù ỉoà; Nguyên nhăn chủ yếu do kháng sinh họ beta-lactam và thuốc chống co giật. Các biêu hiện lâm sàng của hai hội chứng này xảy ra muộn (1-7 ngày) ƯỚỈ các triệu chứng hay gặp: loét các hốc tự nhiên, đỏ da, bọng nước trên da và sốt… Máu lắng, men gan, ure tăng ưà protein niệu dương tính là những thay đổi. đáng kê trong các xét nghiệm máu và nước tiểu. Thời gian điều trị hai hội chứng kéo dài: 14,29 ± 8,83 ngày với 4 toại thuốc chủ yếu: methyỉprednisolon, dimedrol, gỉycerin borat và dd glucose 5%. Không có tử vong tại Khoa Dị ứng trong thời gian 1997-2002.
Cùng với sự phát triển của công nghiệp hoá chất, công nghệ dược phẩm có những bước tiến đáng kể. Thuốc ngày càng có nhiều chủng loại với khối lượng lớn và chất lượng cao. Chỉ xét riêng penicilin những năm 60: một năm sản xuất 500 tấn, gần đây lượng thuốc này lên tới 5000 tấn (3). Nước ta do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường các công ty, xí nghiệp dược, các nhà thuốc tư nhân mọc lên ngày càng nhiều với đủ chủng loại thuốc; Các biệt dược đang lưu hành nhiều vô kể; Sự lạm dụng thuốc trong cộng đồng… Vì những lẽ đó đã làm cho dị ứng thuốc ngày càng tăng (2). So sánh với năm 1991, số bệnh nhân vào Khoa Dị ứng – MDLS điều trị dị ứng thuốc tăng 10 lần, với biểu hiện lâm sàng rất đa dạng và phức tạp gây hậu quả nghiêm trọng, trong đó hai hội chứng rất nặng là SJS và TEN chiếm tỉ lệ đáng kể (2,3). Vì lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu hội chứng SJS và TEN do dị ứng thuốc tại Khoa Dị ứng – MDLS. BV. Bạch Mai từ năm 1997-2002 nhằm mục tiêu sau:
1. Tìm hiểu những thuốc gây SJS và TEN
2. Tìm hiểu một số đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm
3. Tìm hiểu kết quả điều trị hai hội chứng này.
II. ĐÕl TƯỢNG VẢ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu: 98 bệnh nhân SJS và TEN điều trị nội trú tại Khoa Dị ứng – MDLS. BV. Bạch Mai từ năm 1997-2002.
2.2. Phương pháp nghiên cứu: tiến cứu mô tả cắt ngang: Các bệnh nhân SJS và TEN điểu trị tại Khoa Dị ứng-MDLS. BV. Bạch Mai (1997-2002) được lựa chọn với các tiêu chuẩn và trình tự sau:
1. Có tiền sử dùng thuốc (Khai thác tiền sử dị ứng theo mẫu 25B của WHO).
2. Có triệu chứng lâm sàng của SJS và TEN sau khi dùng thuốc (bệnh án và xét nghiệm theo mẫu của Khoa Dị ứng – MDLS. BV. Bạch Mai.
3. Tiến hành phản ứng phân huỷ mastoyte theo phương pháp Ishimova để chẩn đoán xác định thuốc gây dị ứng.
2.3. xử lý kết quả nghiên cứu: Các kết quả được xử lý bằng phương pháp thống kê y học.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích