Nghiên cứu kết quả cắt đốt nội soi điều trị u phì đại lành tính tuyến tiền liệt đã có bíến chứng bí đái cấp tại Bệnh viện 103
Luận văn y họcNghiên cứu kết quả cắt đốt nội soi điều trị u phì đại lành tính tuyến tiền liệt đã có bíến chứng bí đái cấp tại Bệnh viện 103 .U phì đại lành tính tuyến tiền liệt (Benign Prostatic Hyperplasia – UPĐLTTTL) là bệnh hay gặp ở nam giới cao tuổi. Khi nền kinh tế phát triển, tuổi thọ được kéo dài thì tỉ lệ bệnh u phì đại lành tính tuyến tiền liệt ngày càng cao.
Ở Việt Nam nếu từ những năm 40 của thế kỷ trước, Hồ Đắc Di và Tôn Thất Tùng chỉ gặp từ 3 – 4 trường hợp/năm, thì ngày nay số bệnh nhân này đã chiếm vị trí số hai trong các bệnh về đường tiết niệu, sau bệnh sỏi tiết niệu. Theo điều tra dịch tễ của Trần Đức Hoè (1995) ở 1000 nam giới tuổi từ 40 trở lên thấy tỷ lệ mắc bệnh ở lứa tuổi 50 là 50%, lứa tuổi 60 là 60%, lứa tuổi 70 là 70% và lứa tuổi trên 80 là 100% [11].
U phì đại lành tính tuyến tiền liệt gây nên các biến chứng: Bí đái cấp, nhiễm khuẩn niệu, sỏi bàng quang, túi thừa bàng quang, dãn niệu quản, dãn đài bể thận, suy thận, tăng huyết áp….
Trong đó bí đái cấp là biến chứng hay xảy ra, theo Verhamme KM tỷ lệ bí đái cấp do u phì đại lành tính tuyến tiền liệt ở độ tuổi 40 – 49 là 2,2/1000 nam giới trên năm, tỷ lệ này tăng 11/1000 ở độ tuổi trên 80 [81]. Tại Việt Nam bệnh nhân thường đến muộn tỷ lệ bí đái cấp trong các nghiên cứu cắt đốt nội soi điều trị u phì đại lành tính tuyến tiền liệt chiếm khoảng 50% [37].
Cho đến nay cắt nội soi điều trị u phì đại lành tính tuyến tiền liệt vẫn được coi là tiêu chuẩn vàng trong điều trị các rối loạn tiểu tiện do bệnh gây ra. Tỷ lệ bệnh nhân được điều trị bằng cắt đốt nội soi tại các nước phát triển có giảm đi, nhưng lại tăng lên ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Khi có biến chứng bí đái cấp phải đặt thông tiểu là nguyên nhân chính gây nhiễm khuẩn niệu ngược dòng, thời gian lưu sonde càng dài nguy cơ nhiễm khuẩn niệu càng lớn, tỷ lệ nhiễm khuẩn niệu tăng 3 – 10% mỗi ngày lưu sonde [47], sau đặt sonde niệu đạo – bàng quang 4 – 7 ngày có tới 50% bệnh nhân bị nhiễm khuẩn niệu với hệ thống dẫn lưu kín và > 90% với hệ thống dẫn lưu hở [59]. Tình trạng nhiễm trùng niệu trước mổ làm tăng sinh mạch máu, tăng thể tích tuyến tiền liệt.
Cắt đốt nội soi điều trị u phì đại lành tính tuyến tiền liệt trên bệnh nhân đang có bí đái cấp đặt thông tiểu làm tăng nguy cơ xuất hiện tai biến, biến chứng trong điều trị, mặt khác khi có biến chứng bí đái cấp, sự tổn thương của cơ detrusor ảnh hưởng tới sự cải thiện triệu chứng sau mổ của bệnh nhân như thế nào?
Kết quả cắt nội soi trên những bệnh nhân bí đái cấp, sự cải thiện triệu chứng sau phẫu thuật chưa được nghiên cứu nhiều trên lâm sàng.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, để góp phần nâng cao chất lượng điều trị, chúng tôi tiến hành đề tài:
“ Nghiên cứu kết quả cắt đốt nội soi điều trị u phì đại lành tính tuyến tiền liệt đã có bíến chứng bí đái cấp tại Bệnh viện 103 ” nhằm hai mục tiêu:
1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của nhóm bệnh nhân u phì đại lành tính tuyến tiền liệt đã có biến chứng bí đái cấp.
2. Đánh giá kết quả cắt đốt nội soi điều trị u phì đại lành tính tuyến tiền liệt trên nhóm bệnh nhân đã có biến chứng bí đái cấp.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Đặc điểm giải phẫu hình thể 3
1.1.1. Hình thể 3
1.1.2. Giải phẫu vùmg của tuyến tiền liệt 4
1.1.3. Mạch máu, thần kinh 6
1.2. Cơ chế bệnh sinh 7
1.3. Sinh lý bệnh u phì đại lành tính tuyến tiền liệt 9
1.4. Bí đái cấp và nhiễm trùng niệu trong u phì đại lành tính tuyến tiền liệt 11
1.4.1. Bí đái cấp 11
1.4.2. Nhiễm khuẩn niệu 12
1.4.3. Sự liên quan giữa bí đái cấp và nhiễm khuẩn niệu 13
1.5. Các phương pháp điều trị u phì đại lành tính tuyến tiền liệt 14
1.5.1. Điều trị nội khoa 14
1.5.2. Các phương pháp điều trị ít sang chấn 15
1.5.3. Điều trị ngoại khoa 16
1.5.4. Phẫu thuật nội soi u phì đại lành tính tuyến tiền liệt 18
1.5.5. Tình hình nghiên cứu cắt đốt nội soi điều trị u phì đại lành tính tuyến tiền liệt tại Việt Nam 30
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 31
2.1.1.Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 31
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 31
2.1.3. Chỉ định 31
2.1.4. Chống chỉ định 31
2.2. Phương pháp nghiên cứu 31
2.3. Nội dung nghiên cứu 31
2.3.1. Đặc điểm chung 31
2.3.2. Đặc điểm lâm sàng 33
2.3.3. Cận lâm sàng 33
2.3.4. Mô tả qui trình cắt đốt nội soi u phì đại lành tính tuyến tiền liệt 35
2.3.5. Chăm sóc theo dõi và điều trị bệnh nhân sau mổ 38
2.3.6. Các xét nghiệm ngay sau khi cuộc mổ kết thúc 39
2.3.7. Nghiên cứu một số chỉ tiêu liên quan đến phẫu thuật 39
2.3.8. Đánh giá tai biến chứng trong và sau cắt nội soi 40
2.3.9. Đánh giá cải thiện các triệu chứng: 42
2.3.10 Kiểm tra sau mổ 42
2.3.11. Đánh giá kết quả phẫu thuật và điều trị 42
2.4. Xử lý số liệu 43
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 44
3.1. Đặc điểm chung 44
3.1.1. Tuổi 44
3.1.2. Thời gian mắc bệnh và thời gian xuất hiện bí đái 44
3.1.3. Diễn biến bệnh và điều trị 46
3.2. Kết quả phẫu thuật phẫu thuật 52
3.2.1 Thời gian phẫu thuật 52
3.2.2.Thời gian phẫu thuật theo trọng lượng u tuyến tiền liệt 53
3.2.3. Tai biến trong mổ 53
3.3. Theo dõi sau phẫu thuật 54
3.3.1. Sự thay đổi huyết sắc tố, hematocrit trước và sau phẫu thuật 54
3.3.2. Sự thay đổi Na+ trước và sau phẫu thuật 55
3.3.3. Thời gian rửa bàng quang sau phẫu thuật 55
3.3.4. Thời gian lưu sonde bàng quang – niệu đạo sau mổ 55
3.3.5. Tình trạng tiểu tiện của bệnh nhân sau rút sonde 56
3.3.6. Biến chứng sau mổ 56
3.3.7. Thời gian điều trị 57
3.3.8. Sự thay đổi chỉ số IPSS, QоL, Qmean 58
3.4. Phân loại kết quả phẫu thuật 59
Chương 4. BÀN LUẬN 60
4.1. Đặc điểm nhóm bệnh nhân nghiên cứu 60
4.1.1. Tuổi 60
4.1.2. Thời gian mắc bệnh và thời gian xuất hiện bí đái 61
4.1.3. Diễn biến bệnh và điều trị 61
4.1.4. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 62
4.2. Kết quả phẫu thuật 68
4.2.1. Thời gian phẫu thuật 68
4.2.2.Tai biến trong mổ 69
4.3. Theo dõi sau phẫu thuật 72
4.3.1 Sự thay đổi huyết sắc tố và Hematocrit trước và sau phẫu thuật 72
4.3.2. Sự thay đổi điện giải trước và sau phẫu thuật 73
4.3.3. Rửa bàng quang sau phẫu thuật 74
4.3.4. Thời gian lưu sonde bàng quang – niệu đạo 75
4.3.5. Tình trạng tiểu tiện sau rút sonde bàng quang – niệu đạo 76
4.3.6. Biến chứng sau mổ 77
4.3.7. Thời gian điều trị 78
4.3.8. Hiệu quả cải thiện triệu chứng IPSS, QоL và cung lượng nước tiểu trung bình 79
4.4. Phân loại kết quả 79
KẾT LUẬN 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
3.1: Thời gian mắc bệnh 44
3.2: Thời gian xuất hiện bí đái 45
3.3: Liên quan giữa tuổi và thời gian xuất hiện bí đái 45
3.4: Bí đái đã xử trí khi vào viện 46
3.5: Bệnh lý toàn thân kết hợp 47
3.6: Bệnh lý đường tiết niệu kèm theo 47
3.7: Trọng lượng UTTL trước phẫu thuật 48
3.8: Liên quan giữa thời gian bị bệnh và trọng lượng u 48
3.9: Tương quan giữa trọng lượng u và thời gian xuất hiện bí đái 49
3.10: Mối liên quan giữa hình thái và trọng lượng UTTL 50
3.11: Tỷ lệ vi khuẩn 51
3.12: Tính nhạy cảm của vi khuẩn với một số loại kháng sinh 52
3.13: Thời gian phẫu thuật 52
3.14: Thời gian phẫu thuật theo trọng lượng UTTL 53
3.15: Tai biến trong mổ 53
3.16: Liên quan giữa tai biến trong mổ và nhiễm khuẩn niệu trước mổ 54
3.17. Huyết sắc tố, Hematocrit trước và sau phẫu thuật 54
3.18: Nồng độ Na+ trung bình trước và sau phẫu thuật 55
3.19: Thời gian rửa bàng quang 55
3.20: Thời gian lưu sonde BQ – NĐ 55
3.21: Tình trạng tiểu tiện sau rút sonde 56
3.22: Biến chứng sau mổ 56
3.23: Liên quan biến chứng sau mổvà nhiễm khuẩn niệu trước mổ 57
3.24: Thời gian điều trị 57
3.25: Thời gian điều trị trung bình sau mổ giữa hai nhóm 58
3.26: Sự thay đổi chỉ số IPSS, QоL, Qmean 58
4.1: Thời gian phẫu thuật theo các tác giả 69
4.2. Tỷ lệ chảy máu phải truyền trong phẫu thuật theo các tác giả 73
4.3: So sánh sự biến đổi Na+ trong phẫu thuật với các tác giả 74
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ Tên biểu đồ Trang
3.1: Phân bố tuổi bệnh nhân 44
3.2: Số lần bí đái 46
3.3: Độ bàng quang chống đối 49
3.4: Hình thái phát triển UTTL 50
3.5: Kết quả phẫu thuật 59
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Thiết đồ đứng dọc giữa qua chậu hông 4
Hình 1.2: Giải phẫu vùng TTL 5
Hình 1.3: Động mạch cấp máu tuyến tiền liệt 6
Hình 1.4: Cơ chế tác động của nội tiết tố nam 7
Hình 1.5: Phương pháp Haris Hrynschak 17
Hình 1.6: Phẫu thuật Millin 18
Hình 2.1: Thăm trực tràng 33
Hình 2.2: Hình ảnh UTTL trên siêu âm 34
Ảnh 2.1: Dụng cụ cắt đốt nội soi 36
Ảnh 2.2 : Hình ảnh TTL viêm xung huyết 36
Hình 2.3: Kỹ thuật cắt thùy giũa 37
Hình 2.4: Kỹ thuật cắt từ trên xuống 37
Hình 2.5: Cắt cạnh ụ núi 37
Hình 2.6: Cầm máu trong cắt đốt nội soi 38
Hình 2.7: Mảnh cắt UTTL 38
Hình 2.8: Hình ảnh bàng quang chống đối 40