Nghiên cứu kết quả của hoạt động mổ quặm tại cộng đồng trong chương trình phòng chống bệnh mắt hột ở Việt Nam

Nghiên cứu kết quả của hoạt động mổ quặm tại cộng đồng trong chương trình phòng chống bệnh mắt hột ở Việt Nam

Bênh mắt hột là một trong những nguyên nhân gây mù hàng đầu trên thế giới đặc biệt là tại các nước đang phát triển khi vê sinh môi trường và hê thống chăm sóc y tế’ còn đang gặp nhiều khó khăn. Theo Tổ chức Y tế’ thế’ giới hiện nay có khoảng 146 triệu người mắc bệnh mắt hột hoạt tính và có 5,9 triệu người mù do các biến chứng của bệnh mắt hột, đứng hàng thứ hai sau nguyên nhân mù do bệnh đục thể thuỷ tinh [13], [16], [56], [82], [96]. Vì lý do trên Tổ chức Y tế’ thế” giới đã đề ra chương trình hành động “Thị giác 2020” nhằm thanh toán các bệnh mắt gây mù có thể phòng chống được trong đó có nội dung loại trừ bệnh mắt hột gây mù trên thế” giới vào năm 2020. Chiến lược SAFE được đề ra để thực hiện mục tiêu loại trừ bệnh mắt hột gây mù gồm bốn thành phần bao gồm S (Surgery) là phẫu thuật quặm do biến chứng của bệnh mắt hột, A (Antibiotic) là điều trị cho các trường hợp mắt hột hoạt tính bằng kháng sinh đặc hiệu, F (Face washing) là rửa mặt cải thiện điều kiện vệ sinh cá nhân và E (Environmental improvement) là cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường [29], [30], [38], [50], [52], [55], [59], [74], [75]. Phẫu thuật quặm là hoạt động quan trọng nhất trong chiến lược SAFE nhằm mục đích can thiệp đến những bệnh nhân quặm có nguy cơ lớn nhất bị mù do mắt hột [88]. Tổ chức Y tế’ thế’ giới cũng đã khuyến cáo sử dụng phương pháp mổ xoay sụn mi như là một phẫu thuật có hiệu quả để giải quyết các trường hợp biến chứng của bệnh mắt hột gây lông xiêu và quặm [70], [71], [96]. Nhiều nước khác nhau trên thế’ giới đã nghiên cứu và áp dụng phương pháp mổ xoay sụn mi cho những kết quả nhất định về khả năng điều chỉnh quặm, tỷ lệ tái phát và mức độ hài lòng của bệnh nhân sau phẫu thuật [40, [57], [66], [71].

Ở Việt Nam hoạt động phòng chống bệnh mắt hột luôn là một trong những nội dung chính của chương trình phòng chống mù loà cùng với các hoạt động khác như mổ đục thể thuỷ tinh, phòng chống khô mắt do thiếu vitamin

A, phòng chống tật khúc xạ…. Qua nhiều năm thực hiên, với sự nỗ lực của ngành y tế đặc biệt là các bác sỹ nhãn khoa, tỷ lê mắt hột hoạt tính ở công đồng đã giảm xuống gần đến mức thanh toán tại nhiều địa phương (7,05% theo kết quả điều tra năm 1995) [17], [18], [25]. Các thành phần của Chiến lược SAFE đã được áp dụng có hiệu quả để phòng và điều trị các biến chứng của bệnh mắt hột. Bộ Y tế và ngành Mắt Việt Nam cũng đã quyết tâm loại trừ bệnh mắt hột gây mù vào năm 2010 với những kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu trên. Chương trình phòng chống bệnh mắt hột đã và đang được triển khai trên nhiều tỉnh chủ yếu là các tỉnh miền Bắc và Bắc miền Trung là những vùng mắt hột lưu địa trong quá khứ, đặc biệt là hoạt động mổ quặm để giải quyết hậu quả của tình trạng mắt hột nặng nề trong những năm trước đây. Phương thức tổ chức và kỹ thuật mổ được áp dụng sáng tạo và hiệu quả phù hợp với hoàn cảnh thực tế của Việt Nam. Từ nhiều năm nay, kỹ thuật mổ được áp dụng tại cộng đồng ở tất cả các tỉnh cho bác sỹ và y sỹ nhãn khoa là phương pháp Cuenod-Nataf cải biên đã được thực hiện cho hàng triệu bệnh nhân quặm tại cộng đồng ở Việt Nam. Tuy nhiên cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào có hệ thống được tiến hành để đánh giá hiệu quả lâu dài của phương pháp, mức độ tái phát, ảnh hưởng của phẫu thuật đối với chất lượng sống của bệnh nhân, các yếu tố liên quan tới hoạt động mổ quặm được thực hiện tại cộng đồng. Một nghiên cứu trả lời cho các vấn đề nêu trên sẽ giúp ích rất nhiều trong việc quyết định phương hướng hoạt động sắp tới của chương trình phòng chống bệnh mắt hột ở Việt Nam nhằm mục tiêu thanh toán bệnh mắt hột gây mù vào năm 2010 và hoạt động cho những năm tiếp theo. Ngoài ra kết quả của phương pháp mổ quặm đang được áp dụng tại Việt Nam so sánh với kết quả của phương pháp xoay sụn do Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo sẽ cho phép chọn lựa một phương pháp mổ thích hợp cho các bệnh nhân quặm ở các nước đang có chương trình phòng chống bệnh mắt hột trên thế giới.

Nghiên cứu này được thực hiên nhằm ba mục tiêu liên quan đến hoạt đông mổ quặm trong công đồng ở Việt Nam:

1. Đánh giá kết quả của phẫu thuật quặm tại công đồng

2. Phân tích các yếu tố liên quan đến hoạt đông mổ quặm

3. Đánh giá mức đô cải thiện chất lượng cuôc sống của bệnh nhân sau phẫu thuật

MỤC LỤC

Đặt vấn đề 1

Chương 1: TổNG QUAN 4

1.1 Bệnh mắt hột và biến chứng lông xiêu và quặm 4

1.1.1 Tác nhân gây bệnh mắt hột 4

1.1.2 Triệu chứng lâm sàng, tiến triển và chẩn đoán bệnh mắt hột 5

1.1.2.1 Triệu chứng lâm sàng, tiến triển 5

1.1.2.2 Chẩn đoán bệnh mắt hột 6

1.1.3 Cơ chế'” hình thành lông xiêu và quặm trong bệnh mắt hột 7

1.1.3.1 Cơ chế” bệnh sinh của quặm 7

1.1.3.2 Cơ chế’ phát sinh quặm trong bệnh mắt hột 9

1.1.4 Tiến triển tự nhiên của lông xiêu và quặm trong bệnh mắt hột, vai

trò của lông xiêu và quặm trong cơ chế’ gây ra mù loà 11

1.2 Phẫu thuật điều trị lông xiêu và quặm 12

1.2.1 Nguyên tắc phẫu thuật điều trị lông xiêu và quặm do mắt hột 12

1.2.2 Các phương pháp phẫu thuật điều trị quặm 13

1.2.2.1 Nhóm các phẫu thuật phối hợp 13

1.2.2.2 Các phẫu thuật cắt đứt sụn mi 16

1.2.2.3 Phẫu thuật rạch bờ tự do, ghép da 24

1.2.2.4 Các phẫu thuật cắt bỏ sụn mi 24

1.3 Đánh giá kết quả của phẫu thuật điều trị quặm 27

1.3.1 Tỷ lệ tái phát sau mổ quặm và các yếu tố nguy cơ 29

1.3.2 Các biến chứng của phẫu thuật mổ quặm 31

1.4 Các yếu tố liên quan đến hoạt động mổ quặm 31

1.4.1 Các yếu tố cản trở bệnh nhân mổ quặm 31

1.5 Đánh giá mức độ cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân sau phẫu

thuật mổ quặm 32

1.5.1 Chất lượng sống của bệnh nhân sau phẫu thuật quặm 32

1.5.2 Đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân với phẫu thuật 33

1.6 Chương trình phòng chống bệnh mắt hột ở Việt nam 33

Chương 2: Đối TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cúu 36

2.1 Đối tượng nghiên cứu 36

2.1.1 Các nơi tiến hành nghiên cứu và phân bố cụm nghiên cứu 36

2.1.2 Cỡ mẫu nghiên cứu 36

2.2 Phương pháp nghiên cứu 38

2.2.1 Người tham gia nghiên cứu 38

2.2.2 Phương tiên nghiên cứu 39

2.2.3 Phương pháp nghiên cứu 40

2.2.4 Trình tự các hoạt đông trong nghiên cứu 43

2.2.5 Quản lý và phân tích số liêu 43

2.2.6 Các phiếu mẫu nghiên cứu và quy trình thực hiên 44

2.2.7 Đánh giá và phân tích kết quả 49

2.3 Quy trình mổ quặm theo phương pháp Cuenod-Nataf cải biên áp

dụng trong nghiên cứu 52

2.4 Thời gian thực hiện nghiên cứu 56

2.5 Đạo đức trong nghiên cứu 56

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN cúu 57

3.1 Đặc điểm bệnh nhân quặm của 30 xã trong nghiên cứu 57

3.1.1 Số lượng bênh nhân quặm 57

3.1.2 Phân bố bênh nhân quặm theo tuổi và giới 57

3.1.3 Các yếu tố cản trở bênh nhân đi mổ quặm 58

3.1.4 Trở ngại đối với những người đã được mổ quặm trước đó 59

3.1.5 Hiểu biết về bênh quặm và phẫu thuật điều trị quặm 59

3.1.6 Chức năng thị giác của bênh nhân quặm ở thời điểm ban đầu.59

3.2 Đặc điểm bệnh nhân được phẫu thuật quặm và theo dõi 62

3.2.1 Đặc điểm lâm sàng các bênh nhân được phẫu thuật quặm 63

3.2.2 Tình trạng mù loà trong số bênh nhân được phẫu thuật 65

3.3 Kết quả chức năng thị giác ở thời điểm theo dõi 6 tháng sau mổ 66

3.4 Kết quả theo dõi ở thời điểm 1 năm sau phẫu thuật 69

3.4.1 Kết quả thị lực và chức năng thị giác ở thời điểm 1 năm sau

mổ 76

3.4.2 Tình trạng hài lòng của bênh nhân sau phẫu thuật 79

Chương 4: BÀN LUẬN 80

4.1 Kết quả của phẫu thuật quặm tại cộng đổng 80

4.1.1 Chương trình phòng chống bênh mắt hột ở Việt nam 80

4.1.2 Tỷ lê tái phát quặm sau mổ ở thời điểm 1 năm sau phẫu thuật.81

4.1.3 Các yếu tố nguy cơ gây tái phát quặm sau mổ 82

4.1.3.1 Địa điểm nghiên cứu 82

4.1.3.2 Tuổi của bênh nhân 84

4.1.3.3 Tiền sử phẫu thuật 85

4.1.3.4 Đặc điểm lâm sàng của các mắt được phẫu thuật 86

4.2 Các yếu tố liên quan đến hoạt động mổ quặm trong chương trình

phòng chống bệnh mắt hột ở Việt nam 90

4.2.1 Đặc điểm bênh nhân quặm trong nghiên cứu 90

4.2.2 Các đặc điểm của mắt được mổ quặm trong nghiên cứu 95

4.2.3 Thị lực và chức năng thị giác của bênh nhân quặm 97

4.2.4 Tỷ lê mắc mới quặm 100

4.2.5 Các yếu tố cản trở bênh nhân đi phẫu thuật quặm 101

4.3 Đánh giá mức độ cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân được phẫu thuật 102

4.3.1 Tiến triển của thị lực và chức năng thị giác qua các lần theo dõi

sau mổ quặm 102

4.3.2 Mức độ hài lòng của bệnh nhân đối với phẫu thuật 105

KẾT LUẬN 106

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment