Nghiên cứu kết quả của phương pháp trồng niệu quản vào bàng quang theo Lich-Grégoir cải biên trên bệnh nhân ghép thận từ người cho sống

Nghiên cứu kết quả của phương pháp trồng niệu quản vào bàng quang theo Lich-Grégoir cải biên trên bệnh nhân ghép thận từ người cho sống

Nghiên cứu kết quả của phương pháp trồng niệu quản vào bàng quang theo Lich-Grégoir cải biên trên bệnh nhân ghép thận từ người cho sống.Ghép thận là một trong 3 phương pháp điều trị thay thế thận mang lại hiệu quả và chất lượng cuộc sống tốt nhất cho bệnh nhân bị suy thận mạn giai đoạn cuối [4],[10],[34],[40],[60],[71],[129]. Ghép thận đã được thực hiện thành công đầu tiên trên cặp song sinh vào năm 1954 tại Boston- Mỹ [64]. Tại Việt Nam, năm 1992 ca ghép thận đầu tiên được thực hiện thành công ở Bệnh viện Quân Y 103-Học viện Quân y-Hà Nội [10]. Cho đến nay, nhiều bệnh viện trên cả nước đã thực hiện ghép thận thành công và trở thành một phẫu thuật thường quy ở một số bệnh viện [6].

Kỹ thuật ngoại khoa trong ghép thận bao gồm: kỹ thuật khâu nối mạchmáu và kỹ thuật cắm lại niệu quản vào bàng quang [18]. Kỹ thuật cắm lại niệu quản vào bàng quang trên bệnh nhân ghép thận có một số vấn đề khác biệt như: bệnh nhân thường có nhiều bệnh kết hợp, tình trạng urê/huyết thanh cao thường xuyên nên ít nhiều có rối loạn chức năng tiểu cầu, đang sử dụng thuốc ức chếmiễn dịch, nguy cơ tổn thương NQ trong lúc mổ lấy thận. Có 2 kỹ thuật chính cắm lại niệu quản vào bàng quang trong ghép thận là: kỹ thuật đi qua ngả bàngquang (kỹ thuật hay dùng là Leadbetter-Politano) và kỹ thuật đi ngả ngoài bàngquang (kỹ thuật hay dùng là Lich-Grégoir) [118]. Kỹ thuật Leadbetter-Politano phải mở rộng bàng quang, cần niệu quản dài, nguy cơ chảy máu cao, thời gian đặt thông niệu đạo lâu, nguy cơ rò cao. Kỹ thuật cắm lại niệu quản đi ngả ngoàibàng quang theo Lich-Grégoir với vết mở bàng quang nhỏ, không cần niệu quản dài (thuận lợi cho tưới máu nuôi niệu quản từ động mạch thận cung cấp), dễ lành vết mổ, thời gian lưu ống thông niệu đạo ngắn, nguy cơ rò sau mổ thấp [35],[67].
Nghiên cứu của tác giả Victor P.Alberts và cs qua 3466 trường hợp cắm niệuquản vào bàng quang theo Leadbetter-Politano và 7531 trường hợp cắm theo2Lich-Grégoir, kỹ thuật Lich-Gregoir có tỉ lệ biến chứng niệu ít hơn kỹ thuật Leadbetter-Politano [125]. Mặc dù vậy, tỉ lệ biến chứng của kỹ thuật LichGrégoir vẫn cao (khoảng 10-25%) trong năm đầu sau ghép [46],[71], hầu hết cácbiến chứng niệu khoa xuất phát từ vị trí cắm lại niệu quản vào bàng quang[71],[96]. Khi có biến chứng xảy ra sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năngcủa thận ghép và đe dọa tính mạng bệnh nhân [96]. Kỹ thuật Lich-Grégoir chínhdanh không sử dụng đặt thông JJ, khâu niệu quản với niêm mạc bàng quang mà không cố định đầu niệu quản với thành bàng quang nên khi bàng quang di động(bàng quang căng nước tiểu và khi bệnh nhân rặn tiểu) sẽ dễ đưa đến nguy cơbiến chứng tại vị trí khâu nối. Để giải quyết vấn đề này, một số tác giả trong vàngoài nước đã cải biên kỹ thuật Lich-Grégoir chính danh với khâu cố định 1 mũi đơn hoặc 1 mũi chữ U ở đầu niệu quản với toàn bộ thành bàng quang nhưng tỉ lệ rò: 3,3% theo Hoàng Khắc Chuẩn [3] và 4% theo Lê Anh Tuấn [19]. Ngoài ra, kỹ thuật tạo đường hầm chống trào ngược (khâu lớp thanh mạc cơ bàng quang) có tỉ lệ trào ngược bàng quang-niệu quản theo y văn chiếm khoảng 3,6% [138]và tỉ lệ hẹp niệu quản chiếm 3% [117], tại Việt nam có tỉ lệ hẹp niệu quản 0,5- 1% [13],[19]. Chúng tôi thực hiện 2 cải biên: Thứ nhất là cải biên kỹ thuật khâu nối niệu quản với toàn thể thành bàng quang bằng 3 mũi khâu vắt sau đó mới khâu niệu quản với niêm mạc bàng quang như kinh điển. Thứ hai là cải biên kỹ thuật tạo đường hầm chống trào ngược bằng đặt dụng cụ (kìm đầu tù) có đường kính bằng đường kính ngoài của niệu quản vào trong đường hầm dưới niêm mạc bàng quang cùng với niệu quản để khi khâu phủ lớp thanh mạc cơ lên niệu quản sẽ giảm nguy cơ hẹp, trào ngược và tránh khâu vào niệu quản gây rò.
Do vậy, đây là lý do chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu kết quả của phương pháp trồng niệu quản vào bàng quang theo Lich-Grégoir cải biên trên bệnh nhân ghép thận từ người cho sống”.3
Mục tiêu của đề tài:
1. 1. Đánh giá kết quả của phương pháp cắm lại niệu quản vào bàng quang theo Lich-Grégoir cải biên trên bệnh nhân ghép thận từ người cho sống.
2. 2. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của phương pháp cắm lại niệu quản vào bàng quang theo Lich-Grégoir cải biên trên bệnh nhân ghép thận từ người cho sống.
3. 3. Góp phần hoàn thiện qui trình kỹ thuật cắm lại niệu quản vào bàng quang theo Lich-Grégoir cải biên trên bệnh nhân ghép thận từ người cho sống tại Bệnh viện Nhân Dân 115

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt trong luận án và thuật ngữ
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các hình
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………………………………..1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU………………………………………………….4
1.1. Giải phẫu, sinh lý niệu quản, bàng quang và ứng dụng trong ghép thận …..4
1.2. Các kỹ thuật cắm lại niệu quản vào bàng quang trong ghép thận từ
người cho sống …………………………………………………………………………….14
1.2.1. Cắm lại niệu quản vào bàng quang theo đường qua ngả bàng quang
trong ghép thận…………………………………………………………………………….16
1.2.2. Cắm lại niệu quản vào bàng quang theo đường ngoài bàng quang………18
1.2.3. Các phương pháp cắm lại niệu quản vào bàng quang theo Lich-Grégoir
cải biên ……………………………………………………………………………………….20
1.2.3.1. Kỹ thuật của Taguchi và Shanfield ………………………………………………21
1.2.3.2. Kỹ thuật của Barry, Caparros, Gibbons và cs ……………………………….22
1.2.4. Một số kỹ thuật cắm lại niệu quản vào bàng quang đặc biệt ………………23
1.3. Các tai biến, biến chứng của kỹ thuật cắm lại niệu quản vào bàng quang
trong ghép thận từ người cho sống………………………………………………….24
1.3.1. Biến chứng sớm……………………………………………………………………………241.3.1.1. Rò nước tiểu. …………………………………………………………………………….25
1.3.1.2. Tắc niệu quản…………………………………………………………………………….26
1.3.2. Biến chứng muộn………………………………………………………………………….27
1.3.2.1. Hẹp niệu quản tại vị trí cắm lại vào bàng quang…………………………….27
1.3.2.2. Trào ngược nước tiểu từ bàng quang lên niệu quản………………………..28
1.3.2.3. Sỏi niệu …………………………………………………………………………………….28
1.3.2.4. Nhiễm khuẩn niệu………………………………………………………………………29
1.3.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ thuật cắm lại niệu quản vào bàng quang
…………………………………………………………………………………………………..29
1.4. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài trên thế giới và trong nước,
những vấn đề còn tồn tại ……………………………………………………………….30
1.4.1. Thế giới……………………………………………………………………………………….30
1.4.2. Trong nước. …………………………………………………………………………………31
1.4.3. Những vấn đề tồn tại. ……………………………………………………………………31
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………..32
2.1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………………32
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân:……………………………………………………..32
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:……………………………………………………………………….32
2.2. Phương pháp nghiên cứu. …………………………………………………………………32
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: …………………………………………………………………….32
2.2.2. Cỡ mẫu: ………………………………………………………………………………………33
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu…………………………………………………………………33
2.2.4. Quy trình phẫu thuật……………………………………………………………………..34
2.2.4.1. Chuẩn bị bệnh nhân ……………………………………………………………………34
2.2.4.2. Chuẩn bị dụng cụ……………………………………………………………………….352.2.4.3. Quy trình kỹ thuật cắm lại niệu quản vào bàng quang theo phương
pháp Lich- Grégoir cải biên tại Bệnh viện Nhân Dân 115 …………………36
2.2.5. Nội dung nghiên cứu: ……………………………………………………………………41
2.2.5.1. Đặc điểm của bệnh nhân……………………………………………………………..41
2.2.5.2. Kỹ thuật mổ ………………………………………………………………………………43
2.2.5.3. Kết quả sớm của phẫu thuật ghép thận………………………………………….46
2.2.5.4. Theo dõi sau mổ và tái khám……………………………………………………….47
2.2.5.5. Biến chứng cắm lại niệu quản vào bàng quang bằng kỹ thuật LichGrégoir cải biên……………………………………………………………………………50
2.2.5.6. Kết quả của phương pháp cắm lại niệu quản vào bàng quang theo
Lich-Grégoir cải biên… ………………………………………………………………..53
2.2.5.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ thuật cắm lại niệu quản vào bàng quang
theo Lich-Grégoir cải biên: ……………………………………………………………53
2.2.6. Thu thập và xử lý số liệu. ………………………………………………………………54
2.2.7. Đạo đức trong nghiên cứu. …………………………………………………………….54
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………………………55
3.1. Đặc điểm của bệnh nhân…………………………………………………………………..55
3.1.1. Đặc điểm của bệnh nhân nhận thận ghép …………………………………………55
3.1.1.1. Đặc điểm của người cho thận ………………………………………………………60
3.2. Kết quả của phương pháp cắm lại niệu quản vào bàng quang theo LichGrégoir cải biên trên bệnh nhân ghép thận từ người cho sống ……………61
3.2.1. Kết quả phẫu thuật ……………………………………………………………………….61
3.2.2. Biến chứng của kỹ thuật cắm lại niệu quản vào bàng quang theo LichGrégoir cải biên……………………………………………………………………………69
3.2.2.1. Biến chứng sớm…………………………………………………………………………69
3.2.2.2. Biến chứng muộn……………………………………………………………………….703.2.3. Tỉ lệ thành công-thất bại của phương pháp cắm lại niệu quản vào bàng
quang theo Lich-Grégoir cải biên …………………………………………………..71
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của phương pháp cắm lại niệu quản vào
bàng quang theo Lich-Grégoir cải biên……………………………………………72
3.3.1. Các yếu tố của người cho ………………………………………………………………72
3.3.2. Các yếu tố của người nhận thận ……………………………………………………..73
3.3.3. Các thông số trong phẫu thuật ………………………………………………………..75
3.3.4. Các yếu tố hậu phẫu………………………………………………………………………79
3.4. Hoàn thiện quy trình kỹ thuật cắm lại niệu quản vào bàng quang theo LichGrégoir cải biên trên bệnh nhân ghép thận từ người cho sống tại Bệnh
biện Nhân Dân 115……………………………………………………………………….84
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN…………………………………………………………………….85
4.1. Đặc điểm bệnh nhân ………………………………………………………………………..85
4.2. Kết quả của phương pháp cắm lại niệu quản vào bàng quang theo LichGrégoir cải biên trên bệnh nhân ghép thận từ người cho sống ……………86
4.2.1. Lựa chọn kỹ thuật cắm lại niệu quản vào bàng quang trên bệnh nhân
ghép thận …………………………………………………………………………………….86
4.2.2. Những vấn đề cải biên của kỹ thuật cắm lại niệu quản vào bàng quang
theo Lich-Grégoir…………………………………………………………………………89
4.2.3. Kết quả của kỹ thuật cắm lại niệu quản vào bàng quang theo LichGrégoir cải biên……………………………………………………………………………91
4.2.4. Biến chứng của kỹ thuật cắm lại niệu quản vào bàng quang theo LichGrégoir cải biên trong ghép thận từ người cho sống …………………………93
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của phương pháp cắm lại niệu quản vào
bàng quang theo Lich-Grégior cải biên trên bệnh nhân ghép thận từ
người cho sống …………………………………………………………………………..1024.3.1. Các yếu tố của người cho …………………………………………………………….102
4.3.2. Các yếu tố của người nhận thận ……………………………………………………103
4.3.3. Các thông số trong phẫu thuật ………………………………………………………105
4.3.4. Các yếu tố hậu phẫu…………………………………………………………………….109
4.4. Hoàn thiện quy trình kỹ thuật cắm lại niệu quản vào bàng quang theo
Lich-Grégoircải biên tại Bệnh viện Nhân Dân 115 ………………………..112
KẾT LUẬN………………………………………………………………………………………..119
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU
DANH SÁCH BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT GHÉP THẬN TẠI BỆNH VIỆN
NHÂN DÂN 115
QUYẾT ĐỊNH (xét duyệt đề cương- Hội đồng đạo đức và chấp thuận của hội
đồng đạo đức – khoa học trong nghiên cứu)
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Kỹ thuật cắm lại niệu quản vào bàng quang theo Lich-Grégoir của Bộ
Y Tế.
Phụ lục 2: Quy trình kỹ thuật cắm lại niệu quản vào bàng quang theo phương
pháp Lich-Grégoir cải biên tại Bệnh viện Nhân Dân 115

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
3.1. Phân bố nhóm tuổi người cho thận 60
3.2. Thời gian thiếu máu chung của thận ghép 61
3.3.
3.4.
3.5.
Số lượng động mạch của thận ghép khi thông nối
Nước tiểu sau khi mở kẹp mạch máu
Mầu sắc nước tiểu sau cắm lại niệu quản vào bàng quang
62
64
65
3.6. Xét nghiệm chức năng thận khi xuất viện 67
.
Xét nghiệm chức năng thận khi tái khám kết thúc nghiên cứu
So sánh tỉ lệ rò sớm với tuổi người cho
So sánh tỉ lệ rò sớm với số lượng động mạch của thận ghép
So sánh thời gian cắm lại niệu quản vào bàng quang với BMI
So sánh thời gian cắm lại niệu quản vào bàng quang với tiền
sử phẫu thuật vùng chậu
So sánh tỉ lệ rò sớm với dung tích bàng quang trước ghép
So sánh thời gian cắm lại niệu quản vào bàng quang với dung
tích bàng quang
So sánh tỉ lệ rò sớm và số lần mổ ghép
68
72
72
73
73
74
74
75
3.15. So sánh tỉ lệ rò sớm với kỹ thuật lấy thận 75
3.16. So sánh thời gian cắm lại niệu quản vào bàng quang giữa hai
nhóm có và không đặt thông JJ 76
3.17. So sánh tỉ lệ rò sớm và đặt thông JJ 76
3.18. So sánh tỉ lệ tắc niệu quản sớm với đặt thông JJ 773.19. So sánh tỉ lệ nhiễm khuẩn niệu sớm giữa nhóm có và không
đặt thông JJ 77
3.20. So sánh thời gian cắm lại niệu quản vào bàng quang với tình
trạng bàng quang 78
3.21. So sánh tỉ lệ rò sớm với tình trạng thành bàng quang 78
3.22. So sánh tỉ lệ tắc niệu quản sớm giữa nhóm nước tiểu trong và
nhóm nước tiểu hồng 79
3.23. So sánh thời gian lưu thông niệu đạo và tỉ lệ rò sớm 79
3.24. So sánh tỉ lệ nhiễm khuẩn niệu sớm và thời gian lưu thông JJ 80
3.25. So sánh tỉ lệ nhiễm khuẩn niệu sớm và thời gian lưu thông
niệu đạo 80
3.26. Kích thước niệu quản thận ghép tại bàn rửa thận 81
Thông số kỹ thuật tại vị trí rạch bàng quang
Chỉ định đặt thông JJ niệu quản trong mổ
3.29. Thời gian đặt các ống thông sau mổ 8

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Trương Hoàng Minh, Phạm Quang Vinh, Phạm Văn Bùi (2015), “ Biến chứng của kỹ thuật trồng niệu quản vào bàng quang theo Lich-Gregoir cải biên trong ghép thận từ người cho sống tại Bệnh Viện Nhân Dân 115”, Tạp chí Y Học Việt Nam, 1859-1868 (434), tr.142-146.
2. Trương Hoàng Minh, Phạm Văn Bùi, Phạm Quang Vinh (2015), “ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tỉ lệ nhiễm khuẩn niệu sớm sau ghép thận từ người sống cho thận” , Tạp chí Y Học Việt Nam, 1859-1868 (435), tr.121- 125

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT

1. Hoàng Mạnh An., Đỗ Tất Cường., Bùi Văn Mạnh., và cs (2015), “ Nhiễm trùng thường gặp sau ghép thận: kinh nghiệm tại Bệnh viện Quân Y 103”, Hội nghị khoa học ghép tạng Việt Nam lần II- Trung tâm hội nghị quốc tế Almaz-Vingroup , tr. 52-58.
2. Hoàng Mạnh An., Phạm Gia Khánh., Nguyễn Tiến Binh., và cs (2015), “ Tổng quan về tình hình ghép tạng tại bệnh viện Quân Y 103”, Hội nghị khoa học ghép tạng Việt Nam lần II- Trung tâm hội nghị quốc tế Almaz – Vingroup , tr. 9-13.
3. Hoàng Khắc Chuẩn (2009), Kết quả thực hiện kỹ thuật Lich- Grégoir cải biên trên thận ghép tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Luận văn Chuyên khoa 2, Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh.
4. Đỗ Tất Cường., Bùi Văn Mạnh., Hoàng Mạnh An., và Cs (2012), “Kết quả và một số biến chứng qua 98 trường hợp ghép thận tại Bệnh Viện 103”, Tạp chí y dược học quân sự, 1859-0748 (37), tr. 144-149.
5. Hội tiết niệu thận học Việt Nam (2013), Hướng dẫn điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở Việt Nam.
6. Phạm Mạnh Hùng, Lê Thế Trung, Phạm Gia Khánh và cs (2012), “Một số kết quả ghép tạng ở Việt Nam”, Tạp chí y dược học quân sự, 1859-0748 (37), tr. 11-15.
7. Nguyễn Thi Ánh Hường (2008), Nghiên cứu phẫu thuật lấy thận ghép ở người sống cho thận, Luận án tiến sĩ y học, Học Viện Quân Y, Hà nội.
8. Ngô Gia Hy (1983), “Sinh lý và sinh lý bệnh khúc nối niệu quản bọng đái”, Niệu học tập III Sinh lý và sinh lý bệnh đường tiểu, Nhà xuất bản Y học, tr.49-82.9. Ngô Gia Hy (1985), “Tạo hình khúc nối niệu quản- bọng đái”, Niệu học tập V, Phẫu thuật niệu quản, Nhà xuất bản Y học, tr. 161-199.
10. Phạm Gia Khánh (2013), “Ghép tạng tại Việt Nam”, Hội nghị khoa học ghép tạng Việt Nam lần thứ I, Hội niệu thận học thành phố Hồ Chí Minh, tr. 2-5.
11. Quốc hội nước CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (2006 ), Luật số 75/2006/QH 11 về việc “ Hiến – lấy- ghép mô- bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác”.
12. Nguyễn Quang Quyền (1990), “Niệu quản – Bàng quang – Niệu đạo”, Bài giảng giải phẫu học tập 2, Ngực – Bụng – Thần kinh trung ương – Giải phẫu học đại cương, Nhà xuất bản Y học, tr.144-159.
13. Thái Minh Sâm., Quách Đô La., Nguyễn Trọng Hiền., và cs (2016), Biến chứng ngoại khoa trong ghép thận: kinh nghiệm 23 năm tại một trung tâm (Bệnh Viện Chợ Rẫy)”, Y học thành phố Hồ Chí Minh, Đại học y dược TP. Hồ Chí Minh, 20 (4), tr.51-55.
14. Trần Ngọc Sinh., Chu Văn Nhuận., Dương Quang Vũ., và cs (2010), “Kết quả phẫu thuật các trường hợp ghép thận tại Bệnh viện Chợ Rẫy”, Kỷ yếu công trình ghép thận Bệnh viện Chợ Rẫy 1992-2010, Nhà xuất bản Y học, tr. 81-95.
15. Trần Ngọc Sinh., Chu Văn Nhuận., Dương Quang Vũ., và cs (2013), “Ghép thận từ người cho sống tại Bệnh viện Chợ Rẫy”, Hội nghị khoa học ghép tạng Việt Nam lần I, Hội niệu thận học thành phố Hồ Chí Minh, tr. 142-155.
16. Đỗ Ngọc Sơn., Lê Anh Tuấn., Nguyễn Tiến Quyết., và cs (2012), “Kết quả phẫu thuật ghép thận từ người cho sống tại Bệnh Viện Việt Đức”, Tạp chí y dược học Quân sự – Học Viện Quân Y, 1859 – 0748(37), tr. 132-137.17. Vũ Hồng Thịnh (1998), Nghiên cứu cắm lại niệu quản vào bàng quang theo nguyên tắc của Le Duc, Luận án tiến sĩ y học, Đại học y dược TP. Hồ Chí Minh.
18. Lê Thế Trung (2002), Quy trình kỹ thuật ghép thận, Quy trình ghép thận từ người sống cho thận, Bộ Y tế, tr. 49-57.
19. Lê Anh Tuấn., Hoàng Mạnh An., Lê Trung Hải., và cs (2012), “Kỹ thuật trồng niệu quản vào bàng quang trong ghép thận tại bệnh viện 103 (nhân 100 trường hợp)”, Tạp chí y dược học quân sự, Học Viện Quân y, 1859-0748(37), tr. 122-126.
20. Lê Anh Tuấn (2010), “Kết quả bước đầu trồng lại niệu quản thận ghép vào bàng quang người nhận bằng kỹ thuật Lich – Gregoir trong ghép thận”, Tạp chí y học quân sự, 1859-1655 (CĐ7), tr. 117-119.
21. Lê Anh Tuấn (2011), “Biến chứng của kỹ thuật trồng lại niệu quản thậnghép vào bàng quang người nhận trong ghép thận tại bệnh viện 103”, Y học thực hành, 769-770, tr. 31-34

Leave a Comment