Nghiên cứu kết quả điều trị doạ đẻ non năm 2018 tại bệnh viện Phụ Sản Thái Bình
Nghiên cứu kết quả điều trị doạ đẻ non năm 2018 tại bệnh viện Phụ Sản Thái Bình.Đẻ non là nguyên nhân hàng đầu gây các biến chứng cũng như di chứng thậm chí gây tử vong cho trẻ sơ sinh, do vậy nó đang là nỗi trăn trở lớn nhất của các thầy thuốc sản khoa không chỉở Việt Nam màtrên toàn thế giới. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới, mỗi năm có khoảng trên 10 triệu trẻ đẻ non ra đời, tỷ lệ đẻ non trên toàn thế giới ước tính khoảng 11%. Ở những nước có nền y tế phát triển như tại châu Âu, người phụ nữ mang thai được quan tâm, chăm sóc tốt nên tỷ lệ đẻ non thấp hơn các vùng khác trên thế giới, khoảng 5,8% trong khi những nước có nền y tế kém phát triển hơn như ở châu Phi có tỷ lệ đẻ non cao nhất, khoảng 18%[81]. Ở Việt Nam tỷ lệ đẻ non dao động trong khoảng 5,8% – 16%[28][31].
Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh càng cao khi tuổi thai càng nhỏ, khi trẻ lớn lên thường bị những di chứng thần kinh rõ rệt hoặc tiềm tàng với chỉ số IQ thấp và là gánh nặng về tâm lý và kinh tế cho gia đình và xã hội[68].
Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của y học, chúng ta có thể nuôi sống được những trẻ có trọng lượng thấp và tuổi thai còn khá nhỏ. Tuy nhiên, để nuôi sống được những đứa trẻ này sẽ tốn kém rất nhiều công sức, nhân lực và tài chính của gia đình và xã hội cũng như ngành y tế, đồng thời tỷ lệ mắc bệnh của những trẻ đó khi lớn lên còn khá cao. Do đóđể hạn chế tỷ lệ đẻ non, nhằm cho ra đời những đứa trẻ có thể chất khỏe mạnh và thông minh, đảm bảo nguồn nhân lực cho tương lai và chất lượng dân số, chúng ta cần có biện pháp can thiệp làm giảm tỷ lệ đẻ non và nâng cao chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng. Vì vậy việc chẩn đoán sớm và điều trị tích cực sẽ có tác dụng giảm tỷ lệ đẻ non.
Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về doạ đẻ non để tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng và các yếu tố ảnh hưởng, cùng các xét nghiệm cận lâm sàng cũng như các phương pháp điều trị để hạn chế tỷ lệ đẻ non.[6][31][36]…
Bệnh Viện Phụ Sản Thái Bình là một Bệnh viện chuyên ngành về sản phụ khoa, hàng năm khám và điều trị cho nhiều sản phụ doạ đẻ non trong và ngoài tỉnh. Hiện vẫn còn nhiều băn khoăn trong chẩn đoán và điều trị doạ đẻ non, để tìm hiểu thực trạng này nhằmnâng cao chất lượng điều trị nói chung, tuy nhiên cho đến nay chưa có nghiên cứu nào được thực hiện về vấn đề này tại đây, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu kết quả điều trị doạ đẻ non năm 2018 tại bệnh viện Phụ Sản Thái Bình” với 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của thai phụ dọa đẻ non tại bệnh viện phụ sản Thái Bình.
2. Nhận xét kết quả điều trị dọa đẻ non tại bệnh viện Phụ Sản Thái Bình năm 2018.
Nghiên cứu kết quả điều trị doạ đẻ non năm 2018 tại bệnh viện Phụ Sản Thái Bình
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Các đặc điểm của đẻ non 3
1.1.1. Định nghĩa dọa đẻ non và đẻ non 3
1.1.2. Tỷ lệ đẻ non. 4
1.2. Cơ chế bệnh sinh của dọa đẻ non 4
1.2.1. Cơ chế viêm và vai trò của các chất trung gian hóa học 4
1.2.2. Prostaglandin 5
1.2.3. Viêm đường sinh dục 5
1.2.4. Thuyết nội tiết estrogen và progesterone 6
1.2.5. Vai trò của oxytocin 6
1.2.6. Thuyết cơ học 7
1.2.7. Thuyết thần kinh. 7
1.3. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây đẻ non 7
1.3.1. Về phía mẹ 7
1.3.2. Về phía thai và phần phụ của thai 9
1.3.3. Không rõ nguyên nhân 10
1.3.4. Chẩn đoán dọa đẻ non 10
1.3.5. Các phương pháp thăm dò trong chẩn đoán dọa đẻ non 11
1.3.6. Các xét nghiệmchẩn đoán dọa đẻnon 13
1.3.7. Chẩn đoán chuyển dạ đẻ non 17
1.4. Nguyên tắc điều trị và thái độ xử trí với doạ đẻ non 17
1.4.1. Các phương pháp điều trị 19
1.4.2. Kháng sinh 23
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. Đối tượng nghiên cứu 25
2.2. Địa điểm nghiên cứu 25
2.3. Thời gian nghiên cứu 25
2.4. Phương pháp nghiên cứu 25
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu 25
2.4.2. Cỡ mẫu 26
2.4.3. Mô hình nghiên cứu 27
2.4.4. Các biến số nghiên cứu 27
2.4.5. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị. 28
2.4.6. Thu thập số liệu 28
2.4.7. Xử lý và phân tích kết quả 29
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu 29
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 30
3.1.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi 30
3.1.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp 30
3.1.3. Phân bố đối tượng theo địa dư. 31
3.1.4. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tiền sử sản khoa 31
3.1.5. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tiền sử phụ khoa . 32
3.1.6. Phân bố bệnh nhân theo cách thức thụ thai 32
3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng 33
3.2.1. Phân bố triệu chứng cơ năng 33
3.2.2. Đặcđiểm cổ tử cung khi nhập viện. 33
3.2.3. Đặc điểm cơn co tử cung khi nhập viện 34
3.2.4. Đặc điểmchiều dài cổ tử cung khi nhập viện qua siêu âm. 34
3.2.5. Số lượng bạch cầu và tuổi thai 35
3.2.6. Tỷ lệ bạch cầu trung tính và tuổi thai 35
3.2.7. Bạch cầu trong nước tiểu và tuổi thai 36
3.2.8. Đặc điểm sử dụngthuốc giảm co 36
3.2.9. Đặc điểm sử dụng thuốc giảm co theo tuổi thai 37
3.2.10. Phân bố bệnh nhân theo tỷ lệ sử dụng corticoid 37
3.2.11. Phân bố bệnh nhân theo tỷ lệ sử dụng progesteron . 38
3.2.12. Phân bố sử dụng kháng sinh theo sự xuất hiện của bạch cầu niệu. 38
3.3. Kết quả điều trị 39
3.3.1. Tỷ lệ thành công trong điều trị 39
3.3.2. Kết quả điều trị theo phác đồ giảm co 39
3.3.3. Kết quả điều trị kéo dài tuổi thai theo tuổi thai 40
3.3.4. Kết quả điều trị kéo dài tuổi thai theo chiều dài CTC 40
3.3.5. Kết quả điều trị kéo dài tuổi thai theo cơn co tử cung. 41
3.3.6. Kết quả điều trị kéo dài tuổi thai theo triệu chứng cơ năng 42
3.3.7. Kết quả điều trị kéo dài tuổi thai theo dấu hiệu CTC 42
3.3.8. Mối liên quan giữa thời gian kéo dài tuổi thai với một số yếu tố 43
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 44
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 44
4.1.1. Đặc điểm tuổi mẹ 44
4.1.2. Nghề nghiệp 44
4.1.3. Đặc điểm phân bố địa dư nhóm nghiên cứu 45
4.1.4. Tiền sử sản khoa 46
4.1.5. Tiền sử sảy thai, thai lưu, phá thai 47
4.2. Đặc điểm lâm sàng của dọa đẻ non 47
4.2.1. Triệu chứng cơ năng 47
4.2.2. Đặc điểm về cơn co tử cung 48
4.2.3. Đặc điểm chiều dài CTC trên siêu âm 49
4.2.4. Về đặc điểm công thức bạch cầu máu 50
4.2.5. Về sự xuất hiện của bạch cầu trong nước tiểu 51
4.3. Điều trị dọa đẻ non. 51
4.3.1. Sử dụng thuốc giảm co 51
4.3.2. Tỷ lệ sử dụng các loại thuốc giảm co trong điều trị đẻ non 53
4.3.3. Sử dụng thuốc khác trong điều trị đẻ non 54
4.3.4. Thời gian kéo dài tuổi thai đối với điều trị doạ đẻ non 57
4.4. Kết quả điều trị 61
4.4.1. Thời gian nằm viện 62
KẾT LUẬN 64
KHUYẾN NGHỊ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân biệt chuyển dạ thật, chuyển dạ giả. 11
Bảng 1.2. Chỉ số doạ ðẻ non 18
Bảng 1.3. Khả năng đình chỉ chuyển dạ thành công 18
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tiền sử sản khoa 31
Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tiền sử phụ khoa. 32
Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo cách thức thụ thai 32
Bảng 3.4. Số tuần thai và triệu chứng cơ năng 33
Bảng 3.5. Đặc điểm cổ tử cung khi nhập viện 33
Bảng 3.6. Phân bố cơn co tử cung và tuổi thai 34
Bảng 3.7. Đặc điểm chiều dài cổ tử cung và tuổi thai 34
Bảng 3.8. Số lượng bạch cầu và tuổi thai 35
Bảng 3.9. Tỷ lệ bạch cầu trung tính và tuổi thai 35
Bảng 3.10. Bạch cầu trong nước tiểu và tuổi thai 36
Bảng 3.11. Đặc điểm sử dụngthuốc giảm co 36
Bảng 3.12. Đặc điểm sử dụng thuốc giảm co theo tuổi thai 37
Bảng 3.13. Tỷ lệ sử dụng progesteron theo tuổi thai 38
Bảng 3.14. Phân bố sử dụng kháng sinh theo sự xuất hiện của BC niệu 38
Bảng 3.15. Kết quả điều trị theo phác đồ giảm co 39
Bảng 3.16. Kết quả điều trị kéo dài tuổi thai theo tuổi thai 40
Bảng 3.17. Kết quả điều trị kéo dài tuổi thai theo chiều dài CTC 40
Bảng 3.18. Kết quả điều trị kéo dài tuổi thai theo cơn co tử cung. 41
Bảng 3.19. Kết quả điều trị kéo dài tuổi thai theo triệu chứng cơ năng 42
Bảng 3.20. Kết quả điều trị kéo dài tuổi thai theo dấu hiệu CTC 42
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa thời gian nằm viện với một số yếu tố 43
Bảng 4.1. So sánh kết quả với các tác giả khác 48
Bảng 4.2. So sánh tỷ lệ dùng thuốc với một số nghiên cứu khác 56
Bảng 4.3. Nghiên cứu của một số tác giả về điểm ngưỡng của độ dài CTC 60
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi 30
Biểu đồ 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp 30
Biểu đồ 3.3. Phân bố đối tượng theo địa dư 31
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ sử dụng Corticoidtheo tuổi thai 37
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ thành công trong điều trị dọa đẻ non 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt
1. Bộ môn Phụ Sản trường đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh (2007), “Định tuổi thai”, Sản phụ khoa tập 1, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, tr 370 – 376.
2. Bộ môn Phụ Sản trường đại học Y Huế (2007), “Đẻ non”, Bài giảng sản phụ khoa , tr 293- 300.
3. Dương Thị Cương (1991), “Chuyển dạ đẻ non”, Các cấp cứu sản khoa, Tài liệu dịch, tr 114- 120.
4. Dương Thị Cương, Vũ Bá Quyết (2009), Xử trí cấp cứu sản phụ khoa, NXB Y học, Hà Nội.
5. Trần Danh Cường (2014) “ Cập nhật chẩn đoán và điều trị doạ đẻ non tại Bệnh Viện Phụ Sản Trung ương”
6. Mai Trọng Dũng (2004), “Nghiên cứu tình hình đẻ non tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 1 năm 2003 đến tháng 8 năm 2004”. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú. Trường Đại học Y Hà Nội.
7. Dược thư quốc gia (2004), “Nifedipin”, tr 732 – 734.
8. Dược thư quốc gia (2004).tr.768-769.
9. Phan Trường Duyệt (1999), “Siêu âm thăm dò sinh lý thai, chẩn đoán tuổi thai ”, Kỹ thuật siêu âm và ứng dụng trong sản phụ khoa, NXB Khoa học và Kỹ thuật, tr 188-207.
10. Bùi Minh Hải (2015) “ nghiên cứu thực trạng lâm sàng và điều trị doạ đẻ non tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội 6 tháng cuối năm 2014”
11. Phạm Thanh Hiền, Nguyễn Viết Tiến (1996), “Kết quả điều trị doạ đẻ non trong 2 năm tại Viện BVBMTSS”. Tạp chí y học thực hành, số 5/1996, tr28
12. Trần Quang Hiệp (2001), “Nhận xét tình hình đẻ non và một số yếu tố liên quan đến đẻ non tại Viện BVBMTSS trong 3 năm 1998 -2000”, Luận văn thạc sỹ y học.
13. Nguyễn Đức Hinh và cộng sự (2009), Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, Bộ Y tế, Hà Nội.
14. Nguyễn Việt Hùng (1999), “Đẻ non”, Bài giảng sản phụ khoa. Nhà xuất bản Y học , tr 127- 133
15. Nguyễn Việt Hùng (2002), “Thay đổi giải phẫu và sinh lý ở người phụ nữ có thai”, Bài giảng sản phụ khoa Trường Đại họcY Hà Nội, tr36-51
16. Khoa y tế công cộng. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong y học và sức khoẻ cộng đồng. NXB y học,tr 69.
17. Nguyễn Khắc Liêu (2013), Bài giảng sản phụ khoa tập 1, Đại học y Hà Nội, Hà Nội, 218 – 230.
18. Phan Thành Nam (2014) ”Nghiên cứu giá trị chỉ số Bishop và độ dài cổ tử cung đo bằng siêu âm để tiên đoán đẻ non”. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú
19. Trần Văn Nam, “Nghiên cứu tình đẻ non và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Phụ sản Thái Bình năm 2007’’, luận văn tốt nghiệp bác sỹ CK2.
20. Đào Văn Phan (2011), Dược lý học tập 1, Đại học y Hà Nội, Hà Nội.
21. Đào Văn Phan (2011), Dược lý học tập 2, Đại học y Hà Nội, Hà Nội.
22. Nguyễn Văn Phong (2003), “Nghiên cứu tình hình đẻ non và một số các yếu tố nguy cơ liên quan đến đẻ non tại bệnh viện phụ sản Trung ương trong hai năm 2001 – 2002”. Luận văn thạc sỹ y học. Trường Đại học Y Hà Nội.
23. Nguyễn Thị Thu Phương, Nguyễn Đức Hinh. (2005). Bước đầu nghiên cứu tác dụng giảm cơn co tử cung của Nifedipin trong điều trị dọa đẻ non. Tạp chí YHTH số 3 tập 36.
24. Bùi Đức Quyết (2014)” Nghiên cứu nồng độ Interleukin 8 trên thai phụ doạ đẻ non tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội”. Luận văn thác sỹ.
25. Trần Chiến Thắng, “Đánh giá hiệu quả của Salbutamol trong điều trị doạ đẻ non”. Luận văn thạc sỹ y học.
26. Bùi Thị Thuý(2014) “ Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tìm hiểu một số yếu tố lien quan đến đẻ non tại Bệnh viện Phụ Sản Thanh Hoá năm 2013-2014”. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ CK2.
27. Nguyễn Viết Tiến và cộng sự. Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản (2016), “Doạ đẻ non và đẻ non”, tr 116-118.
28. Nguyễn Mạnh Trí (2004). Nghiên cứu về độ dài cổ tử cung trong thời kỳ thai nghén và ý nghĩa tiên lượng doạ đẻ non, luận án tiến sỹ y học.
29. Hứa Thanh Tú (2017). Đánh giá hiệu quả của Partosure test trong dự đoán doạ đẻ non tại Bệnh Viện Phụ Sản Trung ương. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú.
30. Trần Thị Tuất (1994), “Bước đầu nhận xét qua 282 trường hợp đẻ non tại bệnh viện đa khoa Thái Bình”. Luận án tốt nghiệp bác sỹ CK2.
31. Lê Thị Thanh Vân, Nguyễn Tiến Lâm. (2011). Nhận xét một số yếu tố nguy cơ đẻ non tại bệnh viện phụ sản trung ương năm 2008. Tạp chí y học thực hành số 4/2011. 759.
32. Trương Quốc Việt, Trần Danh Cường, Trần Thị Tú Anh. (2014). Nghiên cứu giá trị tiên đoán đẻ non bằng độ dài cổ tử cung đo bằng siêu âm tại khoa sản bệnh lý Bệnh viện Phụ sản Trung Ương từ 01/03/2013 đến 01/09/2013. Kỷ yếu Hội nghị sản phụ khoa Việt – Pháp 2014, 16 – 21.