Nghiên cứu kết quả điều trị khuyết hổng phần mềm 2/3 trên cẳng chân bằng vạt cơ BCT tại Bênh viên Việt Đức

Nghiên cứu kết quả điều trị khuyết hổng phần mềm 2/3 trên cẳng chân bằng vạt cơ BCT tại Bênh viên Việt Đức

Chấn thương gây khuyết hổng phần mềm, lô xương hoặc ổ gãy xương chày, là tổn thương nặng hay gặp do nguyên nhân tai nạn giao thông (TNGT), tai nạn lao đông (TNLĐ), hoặc môt số tai nạn khác.

Đây là môt loại tổn thương rất phức tạp vừa có tổn thương KHPM vừa có tổn thương gãy xương và có thể kết hợp với viêm nhiễm hoại tử phần mềm, nên việc điều trị thường khó khăn, phức tạp có thể dẫn đến viêm xương, hoại tử xương, giảm chức năng chi thể, đôi khi phải cắt cụt chi thể.

Trong thực tế, các vạt cơ tại chỗ hoặc kế cân đã được đa số các tác giả lựa chọn để che phủ các tổn thương KHPM lô xương, lô ổ gẫy xương. Tuy nhiên điều này không phải lúc nào cũng thực hiện được do tổn thương thường nặng gây phù nề, đụng dâp nát cơ, mất cơ hoặc đang viêm nhiễm nhất là vùng cẳng chân. Đặc điểm giải phẫu của cẳng chân: Sự phân bố phần mềm không đều, các cơ phân bố ở mặt trước ngoài và phía sau, còn mặt trước trong cẳng chân chỉ có da và cân che phủ xương nên khi bị chấn thương dễ bị KHPM; Cẳng chân chia thành 2 vùng: vùng 1/3 dưới cẳng chân do các cơ chuyển thành gân nên việc điều trị ở vùng này thường phải dùng đến các vạt cơ chéo chân, vạt 1/2 trong cơ dép cuống ngoại vi. Vùng 1/3 trên và 1/3 giữa xương chày là vùng có thể dùng các vạt cơ tại chỗ có cuống mạch nuôi hằng định để che phủ xương lô. Ví dụ như vạt cơ bụng chân trong (BCT), vạt cơ dép cuống trung tâm, vạt phối hợp cơ dép và BCT….

Từ những năm 80 của thế kỷ XX, trên thế giới đã sử dụng phổ biến những vạt có cuống mạch liền: Vạt BCT, vạt hiển, vạt cơ dép có cuống trung tâm, cuống ngoại vi. cho kết quả tốt.

Tại Việt Nam. việc nghiên cứu ứng dụng các vạt cơ BCT, cơ dép cuống trung tâm đang được áp dụng trong điều trị.

Vì vây, chúng tôi lựa chọn và tiên hành đề tài: “Nghiên cứu kết quả điều trị khuyết hổng phần mềm 2/3 trên cẳng chân bằng vạt cơ BCT tại Bênh viên Việt Đức” nhằm 2 mục đích:

1. Đánh giá kết quả điều trị khuyết hổng phần mềm 2/3 trên cẳng chân bằng vạt cơ BCT.

2. Rút ra nhận xét về chỉ định và kỹ thuật tạo vạt. 

MỤC LỤC

Đặt vấn đề 1

Chương 1: Tổng quan 3

1.1. Đặc điểm giải phẫu cẳng chân liên quan đến điều trị 3

1.2. Phân loại mạch máu nuôi cơ 9

1.3. Các phương pháp kinh điển điều trị tổn thương khuyết hổng phần mềm ở cẳng chân 12

1.4. Phương pháp sử dụng vạt tự do với kỹ thuật vi phẫu 15

1.5. Phương pháp sử dụng vạt có cuống mạch liền 17

1.6. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng lâm sàng vạt cơ bụng chân 25

Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 27

2.1. Đối tượng nghiên cứu 27

2.2. Phương pháp nghiên cứu 27

2.3. Đánh giá kết quả sau mổ 33

2.4. Xử lý số liêu 34

Chương 3: Kết quả nghiên cứu 35

3.1. Đặc điểm nhóm bênh nhân nghiên cứu 35

3.2. Cách thức phẫu thuật 42

3.3. Điều trị sau mổ 46

3.4. Kết quả chuyển vạt 49

Chương 4: Bàn luận 56

4.1. Đặc điểm nhóm bênh nhân nghiên cứu 56

4.2 Đặc điểm của cơ BCT 61

4.3 Thời điểm can thiêp tạo hình bằng vạt cơ BCT 62

4.4 Một số đặc điểm về kỹ thuật xử trí tổn khuyết, tạo vat, điều trị sau mổ…. 64

4.5. Kết quả gần: 67

4.6. Bàn luân về kết quả xa 67

4.7. Ảnh hưởng thẩm mỹ nơi cho vạt: 68

4.8. Thất bại và biến chứng 69

Kết luận 72

Kiến nghi 74

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment