Nghiên cứu kết quả điều trị ngoại khoa ung thư đại tràng trên bệnh nhân thiếu máu và một số yếu tố tiên lượng
Luận án Nghiên cứu kết quả điều trị ngoại khoa ung thư đại tràng trên bệnh nhân thiếu máu và một số yếu tố tiên lượng.Ung thư đại tràng là một bệnh thường gặp và chiếm một tỷ lệ đáng kể trong bệnh ung thư đường tiêu hóa, bệnh có xu hướng mắc ngày càng tăng và tỷ lệ tử vong cao. Trên thế giới ước tính số bệnh nhân mới mắc ung thư đại trực tràng trong năm 2015 là 132.700/100.000 dân, chiếm 8,0% trong tổng số ung thư, tử vong ước tính chiếm 8,4% [104]. Theo kết quả ghi nhận ung thư học tại một số nước Châu Á như: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam… cho thấy tại thời điểm chẩn đoán ung thư còn khu trú tại chỗ chiếm 40%, tổn thương tại vùng chiếm 40% và có di căn xa chiếm khoảng 20% [87]. Sự sống còn của bệnh nhân bị ung thư đại tràng phụ thuộc nhiều vào giai đoạn của bệnh, tại Hoa Kỳ tỷ lệ sống thêm 5 năm sau phẫu thuật ung thư đại tràng gần đây được cải thiện hơn 10% [58], ung thư giai đoạn còn tại chỗ là 90%, 70% tổn thương tại vùng và 10% ở giai đoạn có di căn xa [54].
Thiếu máu là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bị ung thư đại tràng, tỷ lệ thiếu máu theo y văn là rất khác nhau thay đổi từ 5% – 92% [29], [44], [67], [76], [98]. Các nghiên cứu trên bệnh nhân bị ung thư đại tràng có thiếu máu được phẫu thuật triệt căn chưa nhiều, một số nghiên cứu ghi nhận ung thư đại tràng phải có tỷ lệ thiếu máu chiếm 69% so với đại tràng trái chiếm 44% [66]. Theo Stebbing ung thư đại tràng phải có tỷ lệ thiếu máu chiếm 74% [111]. Số trường hợp ung thư đại tràng được phẫu thuật có mức độ thiếu máu nhẹ 51% [105], tỷ lệ và mức độ thiếu máu cũng tăng theo giai đoạn của bệnh chiếm 40%(I), 59%(III) và 73%(IV) [98], chiếm 96% ở Dukes B – D.
Thiếu máu thường liên quan đến giai đoạn phát hiện bệnh trễ, khả năng phẫu thuật điều trị triệt căn thấp, cũng là một yếu tố thuận lợi gây biến chứng sau phẫu thuật như nhiễm trùng (46,7%), xì miệng nối (13,3% – 26%), tai biến liên quan truyền máu, làm tăng thời gian nằm viện và thời gian sống thêm 5 năm sau phẫu thuật thấp [69].
Nguyên tắc điều trị ung thư đại tràng là sự phối hợp của nhiều biện pháp: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị và miễn dịch trị liệu, trong đó phẫu thuật đóng vai trò quyết định.
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị triệt căn ung thư đại tràng cũng như theo dõi thời gian sống thêm sau phẫu thuật. Tuy nhiên, ung thư đại tràng trên bệnh nhân có thiếu máu được phẫu thuật triệt căn, cũng như mức độ và ảnh hưởng của thiếu máu có liên quan đến đặc điểm tổn thương và kết quả phẫu thuật triệt căn chưa được nghiên cứu đến.
Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:”Nghiên cứu kết quả điều trị ngoại khoa ung thư đại tràng trên bệnh nhân thiếu máu và một số yếu tố tiên lượng“, nhằm hai mục tiêu:
1. Nghiên cứu đặc điểm thiếu máu và tổn thương giải phẫu bệnh ung thư biểu mô đại tràng được phẫu thuật triệt căn tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ.
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật triệt căn ung thư biểu mô đại tràng trên bệnh nhân có thiếu máu và một số yếu tố tiên lượng.
MỤC LỤC Nghiên cứu kết quả điều trị ngoại khoa ung thư đại tràng trên bệnh nhân thiếu máu và một số yếu tố tiên lượng
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
Danh mục hình Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1.GIẢI PHẪU HỌC ĐẠI TRÀNG 3
1.1.1.Hình thể ngoài …………………………………………………………………………. 3
1.1.2.Cấu tạo trong …………………………………………………………………………… 4
1.1.3.Ứng dụng ……………………………………………………………………………….. 5
1.1.4.Mạch máu của đại tràng 5
1.1.5.Hệ bạch huyết ……………. 8
1.2.SINH LÝ HỌC CỦA ĐẠI TRÀNG 10
1.2.1.Chức năng vận động ………………………………………………………………. 10
1.2.2.Chức năng hấp thu của đại tràng 10
1.2.3.Chức năng tiêu hóa ………………………………………………………………… 10
1.2.4.Một số rối loạn chức năng sau phẫu thuật cắt đại tràng. 11
1.3.TỔN THƯƠNG UNG THƯ CỦA ĐẠI TRÀNG 12
1.3.1.Tổn thương đại thể …………………………………………………………………. 12
1.3.2.Tổn thương vi thể …………………………. 14
1.4.CHẨN ĐOÁN UNG THƯ ĐẠI TRÀNG …………………………….… 15
1.4.1.Triệu chứng lâm sàng ……………………… 15
1.4.2.Triệu chứng cận lâm sàng 16
1.5.XẾP GIAI ĐOẠN BỆNH UNG THƯ ĐẠI TRÀNG 17
1.5.1.Phân loại theo Dukes …………………………………………………………. 17
1.5.2.Hệ thống xếp giai đoạn TNM của WHO (2002) 18
1.5.3.Phân loại giai đoạn TNM (AJCC 7th) bổ sung năm 2010 19
1.6.THIẾU MÁU TRONG UNG THƯ ĐẠI TRÀNG 21
1.6.1.Nguyên nhân ………………………………………………………………………….. 21
1.6.2.Chẩn đoán và phân độ nặng của thiếu máu trong ung thư 21
1.6.3.Tổng quan một số nghiên cứu ung thư đại tràng có thiếu máu 22
1.7.PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ TRIỆT CĂN UNG THƯ ĐẠI TRÀNG 31
1.7.1.Phẫu thuật mở điều trị triệt căn ung thư đại tràng 31
1.7.2.Phẫu thuật nội soi điều trị triệt căn ung thư đại tràng 31
1.7.3.Nguyên tắc chung trong phẫu thuật điều trị ung thư đại tràng 32
1.7.4.Chỉ định và phẫu thuật triệt căn điều trị ung thư đại tràng 33
1.8.CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ BỔ TRỢ 33
1.8.1.Hóa trị với ung thư đại tràng 33
1.8.2.Xạ trị trong ung thư đại tràng 34
CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU …………………………………….……. 35
2.1.1.Tiêu chuẩn chọn lựa bệnh nhân 35
2.1.2.Tiêu chuẩn loại trừ ……………………. 35
2.2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
2.2.1.Phương pháp nghiên cứu 36
2.2.2.Thiết kế mẫu nghiên cứu 36
2.2.3.Các chỉ tiêu nghiên cứu 38
2.2.4.Qui trình phẫu thuật ……………………………………………………………. …..42
2.2.5.Điều trị và chăm sóc sau phẫu thuật 52
2.2.6.Đánh giá kết quả …………………………………….. 53
2.2.7.Phương pháp xử lý số liệu 57
2.2.8.Đạo đức trong nghiên cứu 57
CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 58
3.1.MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ………………. 58
3.1.1.Đặc điểm về tuổi, giới tính 58
3.1.2.Đặc điểm nghề nghiệp, thăm khám trước khi nhập viện 59
3.1.3.Đánh giá chỉ số khối của cơ thể (BMI) 60
3.1.4.Tiền sử mắc bệnh, thời gian mắc bệnh 60
3.2.ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG 61
3.2.1.Đặc điểm lâm sàng 61
3.2.2.Các đặc điểm cận lâm sàng 65
3.2.3.Đặc điểm tổn thương theo T, N, M và giai đoạn bệnh 70
3.2.4.Đặc điểm thiếu máu và các yếu tố liên quan 71
3.3.KẾT QUẢ PHẪU THUẬT 73
3.3.1.Một số đặc điểm về kỹ thuật 73
3.3.2.Tổ chức bị cắt bỏ đi kèm liên quan vị trí khối u xâm lấn 76
3.3.3.Kết quả sớm sau phẫu thuật 76
3.3.5.Kết quả theo dõi xa sau phẫu thuật 80
3.3.6.Một số yếu tố tiên lượng đến kết quả sống sau phẫu thuật 82
3.3.7.Kết quả tái phát sau phẫu thuật và một số yếu tố tiên lượng 91
CHƯƠNG 4 : BÀN LUẬN 94
4.1.ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 94
4.1.1.Đặc điểm tuổi, giới …………………………………………………….. 94
4.1.2.Nghề nghiệp và tiền sử ……………… 96
4.1.3.Thời gian phát hiện triệu chứng bệnh đến lúc phẫu thuật 96
4.1.4.Các triệu chứng lâm sàng 97
4.1.5.Các đặc điểm cận lâm sàng 100
4.1.6.Đặc điểm của thiếu máu 105
4.1.7.Đặc điểm giải phẫu bệnh 109
4.1.8.Đặc điểm giai đoạn bệnh 111
4.2.ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT 113
4.2.1.Phương pháp phẫu thuật 113
4.2.2.Thời gian phẫu thuật …………………………………. 114
4.2.3.Biến chứng sau phẫu thuật 115
4.2.4.Thời gian nằm viện sau phẫu thuật 118
4.3.KẾT QUẢ XA VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG 120
4.3.1.Thời gian sống thêm sau phẫu thuật 120
4.3.2.Thời gian sống thêm sau phẫu thuật theo tuổi mắc bệnh 122
4.3.3.Thời gian sống thêm sau phẫu thuật theo giai đoạn bệnh 123
4.3.4.Thời gian sống thêm sau phẫu thuật theo mức độ xâm lấn 126
4.3.5.Thời gian sống thêm sau phẫu thuật theo mức độ thiếu máu 127
4.3.6.Tái phát tại chỗ và di căn sau phẫu thuật 128
KẾT LUẬN 131
KIẾN NGHỊ 133
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN
CỨU CỦA ĐỂ TÀI LUẬN ÁN …………………………………………………………134
TÀI LIỆU KHAM KHẢO 135
BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 150
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỂ TÀI LUẬN ÁN
1. Nguyễn Minh Hiệp, Nguyễn Văn Xuyên, Trần Văn Phơi (2015), “Đặc điểm ung thư đại tràng có thiếu máu được điều trị phẫu thuật triệt căn tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ”, Tạp chí Y học Việt Nam, 433(1), tr. 28-31.
2. Nguyễn Minh Hiệp, Nguyễn Văn Xuyên, Trần Văn Phơi (2015),
“Kết quả điều trị triệt căn ung thư đại tràng trên bệnh nhân có thiếu máu tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ”, Tạp chí Y học Việt Nam, 433(2), tr. 15-18.
TÀI LIỆU KHAM KHẢO Nghiên cứu kết quả điều trị ngoại khoa ung thư đại tràng trên bệnh nhân thiếu máu và một số yếu tố tiên lượng
TIẾNG VIỆT
1. Hoàng Mạnh An, Bùi Tuấn Anh, Phan Văn Hội và Cs (2011), “Kết quả bước đầu phẫu thuật nội soi đại – trực tràng tại bệnh viện 103”, Tạp chí Y Dược học quân sự, (số chuyên đề ngoại bụng), tr. 1-6.
2. Nguyễn Thị Hải Anh, Tô Quang Huy, Nguyễn Đại Bình và Cs (2010), “Đối chiếu nội soi- sinh thiết và giải phẫu bệnh sau phẫu thuật 158 ung thư đại trực tràng”, Y học TP. Hồ Chí Minh, 14(4), tr.257 – 262.
3. Mai Phan Tường Anh, Ngô Quang Duy, Vũ Ngọc Sơn (2010), “Kết quả sớm của cắt đại tràng nội soi trong ung thư đại tràng”, Y học TP. Hồ Chí Minh, 14(4), tr. 20-24.
4. Nguyễn Hoàng Bắc, Nguyễn Hữu Thịnh (2008), “Phẫu thuật nội soi cắt đại tràng do ung thư: kinh nghiệm một phẫu thuật viên”, Y học TP. Hồ Chí Minh, 12(1), tr.189 -191.
5. Đoàn Thành Công, Nguyễn Cường Thịnh (2011), “Kết quả cắt đại tràng trái nội soi điều trị ung thư đại tràng”, Tạp chí Y Dược học quân sự, (chuyên đề ngoại bụng), tr.79-82.
6. Phạm Hùng Cường (2003), “Carcinom đại tràng kết quả sống còn và các yếu tố tiên lượng”, Y học TP.Hồ Chí Minh, 7(4), tr. 172-177.
7. Phạm Văn Duyệt (2002), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số biện pháp nâng cao chất lượng điều trị ngoại khoa UTĐT tại bệnh viện đa khoa Việt Tiệp – Hải Phòng, Luận án tiến sĩ y học, Học viện Quân y, Hà Nội.
8. Nguyễn Bá Đức (2001), Bài giảng ung thư học, Bộ môn Ung thư, Trường Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học.
9. Nguyễn Minh Hải, Lâm Việt Trung (2010), “Phẫu thuật đại trực tràng qua nội soi ổ bụng”, Y học TP.Hồ Chí Minh, 14(2), tr. 177-181.
10. Nguyễn Văn Hải, Võ Duy Long (2007), “Kết quả của phẫu thuật một thì và nhiều thì trong điều trị tắc ruột do ung thư đại tràng”, Y học TP. Hồ Chí Minh, 11(1), tr. 104-110.
11. Nguyễn Văn Hải, Lê Huy Lưu (2009), “Điều trị tắc đại tràng trái bằng phẫu thuật một thì không rửa đại tràng trong mổ”, Y học TP.Hồ Chí Minh, 13(1), tr. 1-5.
12. Phan Văn Hạnh (2004), Nhận xét tổn thương ung thư đại tràng qua nội soi ống mềm đối chiếu với lâm sàng và giải phẫu bệnh tại bệnh viện K từ 2000 đến 2004, Luận văn chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội.
13. Hiệp hội quốc tế chống ung thư – UICC (1991), “Ung thư đại tràng”, Ung thư học lâm sàng, Nhà xuất bản y học, tr. 390-405.
14. Phạm Đức Huấn (2006), “Ung thư đại tràng”, Bệnh học ngoại khoa, Nhà xuất bản y học, tr.317-325.
15. Nguyễn Chấn Hùng, Lê Hoàng Minh, Phạm Xuân Dũng và Cs (2008), “Giải quyết gánh nặng ung thư cho Thành Phố Hồ Chí Minh”, Y học TP. Hồ Chí Minh, 12(4), tr. 1-7.
16. Tô Quang Huy, Nguyễn Đại Bình, Bùi Diệu (2010), “Kết quả sống thêm 5 năm sau điều trị triệt căn 158 ung thư biểu mô đại trực tràng xếp loại Dukes B – C”, Y học TP. Hồ Chí Minh, 14(4), tr. 263 – 268.
17. Nguyễn Thị Thu Hường, Nguyễn Văn Hiếu, Lê Văn Quảng (2012), Đánh giá kết quả điều trị kết hợp hóa chất UTĐT giai đoạn III, http/wwww.mekongsante2012.vn/upload/Programe/UngThu/HDD-T2.
18. Phạm Gia Khánh, Vũ Huy Nùng (2002), “Ung thư đại tràng”, Bệnh học ngoại khoa, Giáo trình giảng dạy sau đại học, tập II, Nhà xuất bản Quân đội, tr. 277-290.
19. Nguyễn Văn Lệ (2008), Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị ung thư đại tràng tại bệnh viện Việt Đức từ 2003 – 2008, Luận văn chuyên khoa cấp II, Đại Học Y Hà Nội.
20. Lê Quang Nhân, Nguyễn Tạ Quyết, Nguyễn Phúc Minh (2007), “Cắt đại tràng – trực tràng qua nội soi ổ bụng”, Y học TP. Hồ Chí Minh, 11(1), tr. 117-122.
21. Phạm Văn Nhiên (2000), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh ung thư trực tràng và đại tràng xích ma ở bệnh viện Việt Tiệp- Hải Phòng, Luận án tiến sĩ y học, Học viện Quân y, Hà Nội, tr. 63-70.
22. Nguyễn Quang Quyền (2002), Bài giảng giải phẫu học, Tập 2, Nhà xuất bản y học, tr. 166-180.
23. Trịnh Văn Quang (2002), “Ung thư đại tràng”, Bách khoa ung thư học, Nhà xuất bản y học, tr. 201 – 232.
24. Nguyễn Quang Thái (2003), Nghiên cứu giá trị một số phương pháp chẩn đoán và kết quả sống 5 năm sau điều trị phẫu thuật ung thư đại tràng, Luận án tiến sỹ Y học, Học Viện Quân Y.
25. Nguyễn Quang Thái, Nguyễn Văn Hiếu, Trần Nam Thắng (2008), “Nghiên cứu điều trị UTĐT bằng phẫu thuật nội soi tại bệnh viện K”, Y học TP. Hồ Chí Minh, 12(4), tr. 71-75.
26. Đặng Trần Tiến (2007), “Nghiên cứu hình thái học của ung thư đại trực tràng”, Y học TP. Hồ Chí Minh, 11(3), tr. 86-88.
27. Huỳnh Quyết Thắng (2009), “Điều trị UTĐT giai đoạn II-III Tại bệnh viện ung bướu Cần Thơ”, Y học TP. Hồ Chí Minh, 13(1) tr. 177 –186.