NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TIỂU KHÔNG KIỂM SOÁT KHI GẮNG SỨC Ở PHỤ NỮ BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT DÙNG CÂN CƠ THẲNG BỤNG Tự THÂN

NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TIỂU KHÔNG KIỂM SOÁT KHI GẮNG SỨC Ở PHỤ NỮ BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT DÙNG CÂN CƠ THẲNG BỤNG Tự THÂN

Luận án NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TIỂU KHÔNG KIỂM SOÁT KHI GẮNG SỨC Ở PHỤ NỮ BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT DÙNG CÂN CƠ THẲNG BỤNG Tự THÂN. Tiểu không kiểm soát khi gắng sức khá thường gặp ở phụ nữ. Bệnh lý này ảnh hưởng đến sinh hoạt cuộc sống hàng ngày, giao tiếp xã hội và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Tuy nhiên, bệnh nhân thường âm thầm chịu đựng hoặc không biết một nơi chuyên khoa để điều trị. Nếu được điều trị thích hợp, sẽ đem lại cho bệnh nhân một cuộc sống có chất lượng tốt hơn, đồng thời cũng đem lại lợi ích cho xã hội.

Trải qua nhiều thập niên, nhiều giai đoạn, đã có không ít những phương pháp phẫu thuật ra đời điều trị tiểu không kiểm soát khi gắmg sức ở phụ nữ. Mỗi phương pháp có những ưu khuyết điểm riêng. Các phương pháp phẫu thuật ra đời, gắn liền với từng thời kỳ, từng giai đoạn, tùy thuộc vào tình hình phát triển và xu hướng của nền y học đương thời. Hơn một thập niên gần đây, người ta thường dùng phương pháp giá nâng đỡ niệu đạo bằng mảnh nhân tạo (như phương pháp TVT, TOT) do những phương pháp này có hiệu quả khá cao [40], [42], [45], [59], [86]. Tuy nhiên, qua một thời gian áp dụng, nhiều nghiên cứu đã ghi nhận có khá nhiều những biến chứng do dùng các mảnh nâng đỡ nhân tạo như: bào mòn, nhiễm trùng, đau khi giao hợp, đau ở đùi. Từ năm 2010 đến nay, đã có nhiều khuyến cáo về việc Ban quản lý thuốc và thực phẫm ở Mỹ, lưu ý đến việc dùng các mảnh ghép nhân tạo trong phẫu thuật [77], [79].
NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TIỂU KHÔNG KIỂM SOÁT KHI GẮNG SỨC Ở PHỤ NỮ BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT DÙNG CÂN CƠ THẲNG BỤNG Tự THÂN Gần đây, xu hướng dùng cân cơ tự thân được nói đến nhiều hơn. Thống kê từ nhiều nghiên cứu cho thấy phương pháp dùng cân cơ tự thân vẫn còn là một phương pháp tốt, do có hiệu quả cao và ít có biến chứng [104]. Theo Hướng dẫn điều trị của Hội Niệu Khoa Mỹ năm 2009 đã cho thấy kết quả của phương pháp dùng cân cơ tự thân là rất cao, thậm chí cao nhất trong số các kỹ thuật (tỉ lệ thành công 76% – 98%) [104]. Theo Hướng dẫn điều trị của Hội Niệu Khoa Canada năm 2012, cũng cho thấy hiệu quả của phương pháp cân cơ tự thân rất cao và có hiệu quả lâu dài [26]. Mặt ưu điểm khác của phương pháp dùng cân cơ tự thân là có thể chỉ định cho tất cả các dạng của tiểu không kiểm soát khi gắng sức [29], [36], [53]. Ngoài ra phương pháp này còn được khuyên dùng khi các phương pháp TVT,TOT không thể thực hiện được như: bệnh nhân có rò niệu đạo-âm đạo, bị bào mòn niệu đạo, tổn thương niệu đạo trong lúc mổ, túi thừa niệu đạo [79]. Tuy các phương pháp TVT, TOT thường được dùng trong điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức, nhưng nhiều tác giả tin rằng phương pháp dùng cân cơ tự thân vẫn còn có một vai trò quan trọng trong điều trị, đặc biệt là đối với những trường hợp tái phát và có biến chứng [22]. Năm 2013, nhiều tác giả đã đề cập đến vấn đề biến chứng của mảnh ghép nhân tạo và khuyên dùng cân cơ tự thân cho những bệnh nhân này [67], [109]. Thậm chí, năm 2012 nhiều tác giả còn cho rằng: Phẫu thuật dùng cân cơ thẳng bụng tự thân là một phẫu thuật triển vọng cho niệu khoa và sản phụ khoa [70], [124]. Phương pháp dùng cân cơ thẳng bụng tự thân vẫn còn được xem là tiêu chuẩn vàng trong điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức [29]. Năm 2013, tác giả El-Gamal, còn đưa ra một kỹ thuật mới, dùng cân cơ tự thân để làm phẫu thuật như TOT và cho kết quả rất tốt [47]. Bên cạnh những ưu điểm trên, nếu dùng cân cơ tự thân, có thể tránh được những biến chứng do mảnh ghép nhân tạo và đồng thời cũng không phải chi trả thêm một số tiền để mua mảnh ghép nhân tạo. Vì thế, phẫu thuật này thuận lợi trong hoàn cảnh kinh tế Việt Nam.
Tại Việt Nam, nhiều tác giả cũng đã áp dụng một số phương pháp phẫu thuật để điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức như kỹ thuật Marshall- Marchetti, Raz… [16]. Sau đó, theo làn sóng phát triển của nội soi, cũng đã thực hiện kỹ thuật Burch qua nội soi ổ bụng [8]. Theo sự phát triển của thế giới, phương pháp phẫu thuật TVT và TOT cũng đã được thực hiện gần 10 năm nay [3], [4], [5], [6], [9], [11], [12], [15], [14]. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu chính thức nào về phương pháp dùng cân cơ tự thân ở Việt Nam.
Thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi có mong muốn đánh giá hiệu quả của phương pháp dùng cân cơ thẳng bụng tự thân trong điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức ở phụ nữ, được thực hiện và theo dõi tại bệnh viện Bình Dân.
Nghiên cứu thực hiện với 2 mục tiêu cụ thể là:
1. Nghiên cứu kết quả điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật dùng cân cơ thẳng bụng tự thân.
2. Khảo sát một số yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật dùng cân cơ thẳng bụng tự thân trong điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức.

MỤC LỤC

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt Bảng đối chiếu thuật ngữ Danh mục các bảng Danh mục các hình Danh mục các biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Định nghĩa tiểu không kiểm soát khi gắng sức 4
1.2. Lịch sử điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức 4
1.3. Giải phẫu học vùng chậu 7
1.4. Sinh lý bệnh tiểu không kiểm soát khi gắng sức 13
1.4.1. Suy yếu hệ thống nâng đỡ bàng quang-niệu đạo 14
1.4.2. Suy cơ thắt niệu đạo 16
1.5. Chẩn đoán 17
1.5.1. Phân loại 17
1.5.2. Chẩn đoán 19
1.6. Chỉ định điều trị và các phương pháp điều trị TKKSKGS 24
1.6.1. Các phương pháp tập cơ đáy chậu 24
1.6.2. Các phương pháp điều trị bảo tồn nội khoa 26
1.6.3. Các phương pháp phẫu thuật 28
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.1. Đối tượng nghiên cứu 40
2.2. Phương pháp nghiên cứu 41
Chương 3. KẾT QUẢ 60
3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu 60
3.2. Đặc điểm các yếu tố nguy cơ 62
3.3. Đặc điểm bệnh lý TKKSKGS 63
3.4. Đặc điểm phẫu thuật 67
3.5. Biến chứng tiểu khó 72
3.6. Phép đo niệu dòng sau mổ 73
3.7. Chất lương cuộc sống của bệnh nhân trước và sau phẫu thuật 74
3.8. Các mối liên quan 75
Chương 4. BÀN LUẬN 82
4.1. Bàn luận về chẩn đoán 82
4.2. Bàn luận về chỉ định phẫu thuật 88
4.3. Bàn luận về kết quả 90
4.4. Bàn luận về kỹ thuật phẫu thuật 108
4.4.1. Chọn lựa phương pháp phẫu thuật 108
4.4.2. Phương pháp vô cảm và tư thế bệnh nhân 113
4.4.3. Một số kinh nghiệm và lưu ý trong kỹ thuật phẫu thuật 114
4.4.4. So sánh kỹ thuật với một số tác giả khác 117
KẾT LUẬN 119
KIẾN NGHỊ 121
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
– Mẫu thu thập số liệu
– Danh sách bệnh nhân
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
1. Đỗ Vũ Phương, Vũ Lê Chuyên, Trần Lê Linh Phương và cộng sự
(2011) , “Kết quả phương pháp phẫu thuật dùng cân cơ thẳng bụng trong điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức ở nữ”. Y Học Thực Hành, số 769 +770, tr. 398-406.
2. Đỗ Vũ Phương, Vũ Lê Chuyên, Trần Lê Linh Phương và cộng sự
(2012) , “Theo dõi biến chứng tiểu khó sau phẫu thuật điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức ở nữ bằng phương pháp dùng cân cơ thẳng bụng”, Y Học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 16, số 2, tr. 104-108.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT:
1. Nguyễn Văn Ân (2002). “Dùng băng nâng đỡ âm đạo để điều trị tiểu không kiểm soát do gắng sức ở phụ nữ: nhân 24 trường hợp được điều trị tại khoa niệu, Viện Trường Limoges (Pháp)”. Y Học TP. Hồ Chí Minh, tập 6, phụ bản số 2, tr.421-424.
2. Nguyễn Văn Ân (2004). “Nhân 6 trường hợp áp dụng kỹ thuật băng treo lỏng âm đạo T.V.T (tension-free vaginal tape) để điều trị tiểu không kiểm soát do gắng sức ở phụ nữ”. Y Học TP. Hồ Chí Minh, tập 8, phụ bản số 1, tr.285-288.
3. Nguyễn Văn Ân (2008). “Áp dụng phương pháp TVT với dải Prolene tự chế để điều trị tiểu không kiểm soát do gắng sức ở phụ nữ”. Y Học TP Hồ Chí Minh, tập 12, Phụ bản số 4, tr. 120-124.
4. Nguyễn Văn Ân, Nguyễn Tuấn Vinh, Bùi Văn Kiệt, Võ Trong Thanh Phong (2012). “Kết quả trung hạn của tiểu không kiểm soát khi gắng sức ở phụ nữ bằng phẫu thuật TOT”. Y Học TP Hố Chí Minh, Tập 6, Phụ bản số 3, tr. 233-238.
5. Nguyễn Hoài Bắc, Shin Young Lee và Soon Chul Myung (2011). “Kết quả
phẫu thuật đặt đai niệu đạo qua lỗ bịt bằng phương pháp gây tê tại chỗ và gây mê trong điều trị tiểu không tự chủ khi gắng sức ở phụ nữ”. Y Học Thực Hành, số 769+770, tr. 422-435.
6. Nguyễn Tân Cương, Từ Thành Trí Dũng, Trần Lê Linh Phương, Vũ Hồng Thịnh và Nguyễn Hoàng Đức (2009), “Đánh giá kết quả ban đầu điều trị TKKS ở phụ nữ bằng băng nâng niệu đạo kiểu TVT”. Y học TP Hồ Chí Minh, Tập 13, số 1, tr. 205-209.
7. Lê Văn Cường, Dương Văn Hải (2011). “Giải phẫu ngoại khoa sàn chậu, Giải phẫu ngoại khoa đáy chậu”. Giải Phẫu Học, Sau Đại Học, tr. 608-644.
8. Nguyễn Tế Kha, Trần Thượng Phong, Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng, Đào Quang Oánh và Vũ Lê Chuyên (2005). “ Điều trị TKKSKGS bằng phẫu thuật Burch qua nội soi ổ bụng ngoài phúc mạc. kinh nghiệm ban đầu qua 8 trường hợp ”. Y Học việt Nam, Tập 313, tr. 191-197.
9. Lê Phúc Liên, Trần Lê Linh Phương, Nguyễn Hoàng Đức, Từ Thành Trí Dũng, Vũ Hồng Thịnh, Nguyễn Tân Cương, Lê Mạnh Hùng (2011). “Đánh giá hiệu quả của phẫu thuật TOT trong điều trị TKKSKGS ở phụ nữ”. Y Học TP Hồ Chí Minh, Tập 15, Phụ bản số 1, tr. 152-154.
10. Đỗ Vũ Phương, Vũ Lê Chuyên, Nguyễn Văn Hiệp, Nguyễn Văn Ân (2007). “Hiệu quả của tập cơ đáy chậu và phẫu thuật treo cổ bàng quang trong điều trị TKKSKGS ở phụ nữ”. Y Học TP Hồ Chí Minh, Tập 11, tr. 212-218.
11. Nguyễn Thị Thanh Tâm, Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Phạm Thị Nga, Văn Phụng Tống, Nguyễn Thị Vĩnh Thành, Hồ Thị Thu Nguyệt và Nguyễn Bá Mỹ Ngọc (2011). “Đánh giá hiệu quả và độ an toàn phương pháp đặt dải băng dưới niệu đạo ngang lỗ bịt điều trị TKKSKGS ở phụ nữ tại bệnh viện Từ Dũ từ 7/2009 – 12/2010”. Y Học Thực Hành, số 769+770, tr. 375-382.
12. Trần Chí Thanh, Vũ Nguyễn Khải Ca (2011).“Kết quả phương pháp đặt băng dưới niệu đạo TOT điều trị bệnh són tiểu gắng sức ở phụ nữ tại bệnh viện Việt Đức Hà Nội”. Y Học Thực Hành , số 769+770, tr. 417-421.
13. Nguyễn Ngọc Tiến, Nguyễn Tuấn Vinh và cs (2008). “Điều trị TKKSKGS ở phụ nữ bằng phương pháp ít xâm lấn: miếng nâng đỡ dưới niệu đạo TVT và TOT, kết quả ban đầu tại bệnh viện FV TP Hồ Chí Minh”. Y Học TP Hồ Chí Minh, tập 12; phụ bản số 1; tr. 335-341.
14. Nguyễn Ngọc Tiến (2012). “Đánh giá kết quả điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức ở phụ nữ bằng giá đỡ niệu đạo qua lỗ bịt”. Luận Án Tiến Sĩ, tr. 48-68.
15. Lê Sĩ Trung (2006). “Điều trị són tiểu ở phụ nữ bằng phương pháp TOT: kinh nghiệm ban đầu qua 15 TH” Y Học TP Hồ Chí Minh, tập 10, số 3, tr. 174-178.
16. Nguyễn Tuấn Vinh, Vũ Lê Chuyên, Nguyễn Văn Hiệp (1998). “Treo cổ bàng quang bằng kim Stamey cải biên để điều trị TKKSKGS ở nữ”. Sinh Hoạt Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Bình Dân, 1997-1998.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment