Nghiên cứu kết quả gạn tách tế bào máu bằng máy tách tế bào máu tự động trong điều trị hỗ trợ một số bệnh máu tại viện Huyết học Truyền máu Trung ương
Nghiên cứu kết quả gạn tách tế bào máu bằng máy tách tế bào máu tự động trong điều trị hỗ trợ một số bệnh máu tại viện Huyết học Truyền máu Trung ương.Trong quá trình tạo máu, sự đột biến có thể xảy ra ở bất kỳ dòng tế bào nào cũng như ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình biệt hóa và dẫn đến các nhóm bệnh lý tế bào gốc tạo máu như bệnh lơ xê mi và hội chứng tăng sinh tủy mạn tính. Trong các bệnh lý đó có hiện tượng tăng sinh bất thường số lượng các tế bào máu ngoại vi như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Khi số lượng bạch cầu hoặc tiểu cầu tăng quá cao sẽ dẫn đến biến chứng huyết khối hoặc tắc mạch, hội chứng tiêu khối u, có nguy cơ đe dọa tính mạng người bệnh hoặc gây những tổn thương không hồi phục vĩnh viễn [1], [2], [3].
Hội chứng tăng bạch cầu khi số lượng bạch cầu lớn hơn 100 G/l; tăng tiểu cầu khi số lượng tiểu cầu lớn hơn 1000 G/l. Tuy nhiên, tăng số lượng bạch cầu/tiểu cầu và triệu chứng của hội chứng tăng bạch cầu, tăng tiểu cầu có khác nhau ở các thể bệnh lơ xê mi và hội chứng tăng sinh tủy mạn tính. Mặc dù vẫn còn tranh cãi rằng liệu hội chứng tăng bạch cầu có đặc trưng cho một thể bệnh lơ xê mi nào đó về sinh học và di truyền học, nhưng cũng thấy rõ rằng hội chứng tăng bạch cầu phổ biến hơn ở những bệnh nhân lơ xê mi cấp dòng tủy. Còn tăng tiểu cầu tiên phát là một bệnh thuộc hội chứng tăng sinh tủy mạn tính, do tăng sinh mạn tính dòng tiểu cầu, biểu hiện tăng mẫu tiểu cầu trong tuỷ và tăng số lượng tiểu cầu ở máu ngoại vi. Bệnh thường ít có biểu hiện lâm sàng hoặc có một vài triệu chứng của tắc mạch hay xuất huyết do số lượng tiểu cầu tăng cao. Mặc dù bệnh diễn biến mạn tính và tiên lượng tương đối tốt so với các bệnh lý máu khác nhưng biến chứng huyết khối và chảy máu ở những bệnh nhân tăng tiểu cầu tiên phát lại làm ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan và gây tỷ lệ tử vong cao [4], [5], [6].
Hội chứng tăng bạch cầu, tăng tiểu cầu là nguyên nhân gây ra các biến chứng đặc hiệu như ứ trệ bạch cầu, tiểu cầu, hội chứng tiêu khối u, đông máu rải rác nội mạch và gây tỷ lệ tử vong cao. Điều trị hội chứng tăng bạch cầu/tiểu cầu là làm giảm số lượng bạch cầu/tiểu cầu bằng hóa trị liệu kết hợp với gạn tách bạch cầu/tiểu cầu [7], [8], [9].
Phương pháp gạn tách các thành phần máu đã được sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới và đã đem lại những kết quả rất khả quan, đồng thời hạn chế tối đa những tai biến trong quá trình điều trị. Gạn tách tế bào máu là một phương pháp điều trị hỗ trợ cấp cứu hiệu quả nhất nhằm phòng ngừa và điều trị nhanh chóng các biến chứng như xuất huyết, tắc mạch do bạch cầu, tiểu cầu cao và hội chứng tiêu khối u khi điều trị hóa chất ở bệnh nhân có bạch cầu, tiểu cầu cao. Các nghiên cứu đều cho rằng đây là phương pháp điều trị hữu ích cho những trường hợp tăng bất thường các tế bào máu [6],[7],[8],[9],[10].
Phương pháp gạn tách tế bào máu bằng máy tách tế bào tự động trong điều trị hỗ trợ một số bệnh máu nhằm làm giảm nhanh số lượng bạch cầu, tiểu cầu; tăng hiệu quả của hóa trị liệu và chờ tác dụng của hóa chất, đã được Bộ Y tế phê duyệt và đưa vào sử dụng tại Viện Huyết học – Truyền máu trung ương [11]. Để tìm hiểu sâu thêm về các phương pháp gạn tách tế bào và ứng dụng trong lâm sàng, đề tài được tiến hành với hai mục tiêu sau:
1. Đánh giá kết quả gạn tách tế bào máu bằng máy tách tế bào tự động trong hỗ trợ điều trị một số bệnh máu.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến hiệu quả gạn tách tế bào máu trong điều trị hỗ trợ bệnh lơ xê mi kinh dòng bạch cầu hạt và tăng tiểu cầu tiên phát
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
Chương 1: TỔNG QUAN……………………………………………………………………. 3
1.1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GẠN TÁCH TẾ BÀO MÁU ………………………… 3
1.1.1. Trên thế giới………………………………………………………………………… 3
1.1.2. Ở Việt Nam …………………………………………………………………………. 5
1.2. PHƯƠNG PHÁP GẠN TÁCH TẾ BÀO MÁU ……………………………… 6
1.2.1. Nguyên lý gạn tách tế bào máu………………………………………………. 6
1.2.2. Gạn tách bằng kỹ thuật ly tâm ……………………………………………….. 6
1.3. GẠN TÁCH TẾ BÀO MÁU TRONG ĐIỀU TRỊ ………………………… 10
1.3.1. Các phương pháp gạn tách thành phần máu trong điều trị ……….. 10
1.3.2. Nguyên tắc chỉ định gạn tách bạch cầu và tiểu cầu …………………. 11
1.3.3. Thời điểm gạn tách và điều kiện lâm sàng……………………………… 13
1.3.4. Chống chỉ định gạn tách………………………………………………………. 13
1.4. HỘI CHỨNG TĂNG BẠCH CẦU TRONG BỆNH LƠ XÊ MI…….. 14
1.4.1. Dịch tễ học hội chứng tăng bạch cầu trong bệnh lơ xê mi ……….. 15
1.4.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của hội chứng tăng bạch cầu
trong bệnh lơ xê mi …………………………………………………………….. 17
1.4.3. Đặc điểm giải phẫu bệnh và cơ chế bệnh sinh của hội chứng tăng
bạch cầu trong bệnh lơ xê mi……………………………………………….. 21
1.4.4. Điều trị hội chứng tăng bạch cầu trong bệnh lơ xê mi……………… 27
1.5. BỆNH TĂNG TIÊU CẦU TIÊN PHÁT ……………………………………… 32
1.5.1. Dịch tễ học bệnh tăng tiểu cầu tiên phát ………………………………… 32
1.5.2. Cơ chế bệnh sinh của bệnh tăng tiểu cầu tiên phát ………………….. 32
1.5.3. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh tăng tiểu cầu tiên phát…. 34
1.5.4. Điều trị bệnh tăng tiểu cầu tiên phát ……………………………………… 351.6. CÁC BIẾN CỐ BẤT LỢI VÀ TỬ VONG TRONG GẠN TÁCH TẾ
BÀO MÁU …………………………………………………………………………………….. 37
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………. 40
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ……………………………………………………. 40
2.1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán………………………………………………………….. 40
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ bệnh nhân…………………………….. 42
2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU………………………………. 43
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………………………………….. 43
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu và cỡ mẫu …………………………………………….. 43
2.3.2. Các chỉ số nghiên cứu …………………………………………………………. 43
2.3.3. Tiêu chuẩn đánh giá đáp ứng điều trị…………………………………….. 45
2.3.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán, phân loại một số hội chứng trong nghiên cứu… 48
2.3.5. Phương pháp xác định các chỉ số cận lâm sàng………………………. 51
2.3.6. Quy trình gạn tách tế bào máu ……………………………………………… 54
2.3.7. Phương pháp điều trị …………………………………………………………… 55
2.3.8. Đánh giá hiệu quả lâm sàng gạn tế bào máu…………………………… 56
2.3.9. Mô hình nghiên cứu tổng quát ……………………………………………… 57
2.2.10. Xử lý số liệu …………………………………………………………………….. 57
2.3.11. Đạo đức y học ………………………………………………………………….. 59
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………….. 60
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU ……………………. 60
3.1.1. Thông tin chung …………………………………………………………………. 60
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng của các bệnh nhân trước khi gạn tách tế bào máu…. 62
3.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng của các bệnh nhân trước khi gạn tách tế
bào máu…………………………………………………………………………….. 63
3.2. KẾT QUẢ GẠN TÁCH TẾ BÀO MÁU BẰNG MÁY TÁCH TẾ
BÀO TỰ ĐỘNG TRONG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH MÁU .. 65
3.2.1. Các thông số của quá trình gạn tách tế bào máu……………………… 653.2.2. Kết quả gạn tách tế bào máu bằng máy tách tế bào tự động trong
hỗ trợ điều trị một số bệnh máu ……………………………………………. 66
3.2.3. Biến đổi một số chỉ số huyết học trước và sau gạn tách tế bào máu …. 71
3.2.4. Biến đổi một số chỉ số đông máu trước và sau gạn tách tế bào máu…. 74
3.2.5. Biến đổi một số chỉ số hóa sinh máu trước và sau gạn tách tế bào máu… 75
3.2.6. Một số biến cố bất lợi trong quá trình gạn tách tế bào máu ……… 78
3.2.7. Phương pháp điều trị …………………………………………………………… 80
3.2.8. Đáp ứng điều trị và tỷ lệ tử vong sớm của bệnh nhân mắc một số
bệnh máu…………………………………………………………………………… 81
3.2.9. Thời gian sống thêm toàn bộ của bệnh nhân mắc một số bệnh máu… 82
3.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN HIỆU QUẢ GẠN TÁCH TẾ
BÀO MÁU TRONG ĐIỀU TRỊ HỖ TRỢ BỆNH LƠ XÊ MI KINH DÒNG
BẠCH CẦU HẠT VÀ TĂNG TIỂU CẦU TIÊN PHÁT……………………… 90
3.3.1. Một số yếu tố liên quan đến hiệu quả gạn tách tế bào máu trong
điều trị hỗ trợ bệnh LXMKDH và TTCTP …………………………….. 90
3.3.2. Liên quan hiệu quả gạn tách với kết quả điều trị hỗ trợ bệnh lơ xê
mi kinh dòng bạch cầu hạt và tăng tiểu cầu tiên phát………………. 97
Chương 4: BÀN LUẬN……………………………………………………………………. 104
4.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU ………………….. 104
4.1.1. Tuổi và giới nhóm gạn tách bạch cầu ………………………………….. 105
4.1.2. Tuổi và giới nhóm gạn tách tiểu cầu……………………………………. 106
4.1.3 Đặc điểm lâm sàng của các bệnh nhân gạn tách bạch cầu……….. 106
4.1.4. Đặc điểm lâm sàng của các bệnh nhân gạn tách tiểu cầu ……….. 109
4.1.5. Chỉ định điều trị gạn tách tế bào máu ………………………………….. 110
4.2. KẾT QUẢ GẠN TÁCH TẾ BÀO MÁU BẰNG MÁY TÁCH TẾ
BÀO TỰ ĐỘNG TRONG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH MÁU 111
4.2.1. Các thông số trong quá trình gạn tách tế bào máu…………………. 111
4.2.2. Thành phần tế bào trong túi máu gạn…………………………………… 112
4.2.3. Hiệu suất và hiệu quả gạn tách bạch cầu ……………………………… 1134.2.4. Hiệu quả gạn tách tiểu cầu …………………………………………………. 120
4.2.5. Đáp ứng điều trị ……………………………………………………………….. 122
4.2.6. Thời gian sống thêm toàn bộ của bệnh nhân mắc một số bệnh máu .. 125
4.2.7. Một số tác dụng khác của gạn tách tế bào máu……………………… 131
4.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN HIỆU QUẢ GẠN TÁCH TẾ
BÀO MÁU TRONG ĐIỀU TRỊ HỖ TRỢ BỆNH LƠ XÊ MI KINH DÒNG
BẠCH CẦU HẠT VÀ TĂNG TIỂU CẦU TIÊN PHÁT……………………. 137
4.3.1. Một số yếu tố liên quan đến hiệu quả gạn tách tế bào máu trong
điều trị hỗ trợ bệnh LXMKDH và TTCTP …………………………… 137
4.3.2. Liên quan hiệu quả gạn tách với kết quả điều trị hỗ trợ bệnh lơ xê
mi kinh dòng bạch cầu hạt và tăng tiểu cầu tiên phát…………….. 139
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………….. 142
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………. 144
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
CỦA LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Ngưỡng tăng SLBC gây triệu chứng ứ trệ bạch cầu ở một số thể
bệnh lơ xê mi. ……………………………………………………………………… 18
Bảng 2.1. Mức độ ứ trệ tế bào máu……………………………………………………….. 51
Bảng 3.1. Tỷ lệ các thể bệnh máu theo WHO (2016) được điều trị gạn tách tế
bào máu………………………………………………………………………………. 60
Bảng 3.2. Phân bố tuổi của các bệnh nhân gạn tách tế bào máu. ………………. 61
Bảng 3.3. Phân bố giới tính của các bệnh nhân gạn tách tế bào máu. ………… 61
Bảng 3.4. Một số hội chứng trước khi gạn tách tế bào máu. …………………….. 62
Bảng 3.5. Phân bố số lượng bạch cầu, tiểu cầu trước khi gạn tách. …………… 63
Bảng 3.6. Liên quan mức độ ứ trệ tế bào máu và số lượng tế bào máu trước
khi gạn tách…………………………………………………………………………. 64
Bảng 3.7. Các thông số trong quá trình gạn tách tế bào máu. …………………… 65
Bảng 3.8. Thành phần tế bào trong túi máu gạn. …………………………………….. 65
Bảng 3.9. Hiệu suất gạn tách tế bào máu. ………………………………………………. 66
Bảng 3.10. Liên quan thể bệnh và hiệu suất gạn tách bạch cầu…………………. 67
Bảng 3.11. Liên quan mức độ tăng tế bào máu và hiệu suất gạn tách tế bào máu…. 68
Bảng 3.12. Biến đổi các triệu chứng lâm sàng trước và sau 24 giờ gạn tách tế
bào máu………………………………………………………………………………. 69
Bảng 3.13. Mức độ ứ trệ tế bào máu trước và sau 24 giờ gạn tách tế bào máu…. 70
Bảng 3.14. Biến đổi số lượng hồng cầu trước và sau gạn tách tế bào máu …. 71
Bảng 3.15. Biến đổi Hb trước và sau gạn tách tế bào máu……………………….. 72
Bảng 3.16. Biến đổi hematocrit trước và sau gạn tách tế bào máu…………….. 73
Bảng 3.17. Biến đổi một số chỉ số đông máu trước và sau gạn tách tế bào 24 giờ … 74
Bảng 3.18. Biến đổi hoạt độ men SGOT, SGPT, ure và creatinin trước và sau
gạn tách tế bào máu 24 giờ……………………………………………………. 75Bảng 3.19. Biến đổi protein, acid uric, LDH máu trước và sau gạn tách tế bào
máu 24 giờ ………………………………………………………………………….. 76
Bảng 3.20. Biến đổi điện giải máu trước và sau gạn tách tế bào máu 24 giờ. 77
Bảng 3.21. Một số biến cố bất lợi trong quá trình gạn tách tế bào máu ……… 78
Bảng 3.22. Liên quan biến cố bất lợi và hiệu suất gạn tách tế bào máu sau 24 giờ… 79
Bảng 3.23. Phương pháp điều trị của một số bệnh máu. ………………………….. 80
Bảng 3.24. Tỷ lệ đáp ứng điều trị của một số bệnh máu. …………………………. 81
Bảng 3.25. Tỷ lệ tử vong sớm của bệnh nhân mắc một số bệnh máu. ……….. 81
Bảng 3.26. Thời gian sống thêm toàn bộ của bệnh nhân mắc một số bệnh máu
theo thể bệnh……………………………………………………………………….. 82
Bảng 3.27. Thời gian sống thêm toàn bộ của bệnh nhân mắc một số bệnh máu
và tuổi. ……………………………………………………………………………….. 84
Bảng 3.28. Thời gian sống thêm toàn bộ của bệnh nhân mắc một số bệnh máu
và giới. ……………………………………………………………………………….. 85
Bảng 3.29. Thời gian sống thêm toàn bộ của bệnh nhân mắc một số bệnh máu
và mức độ tăng tế bào máu……………………………………………………. 86
Bảng 3.30. Thời gian sống thêm toàn bộ của bệnh nhân mắc một số bệnh máu
và hiệu suất gạn tế bào máu…………………………………………………… 87
Bảng 3.31. Thời gian sống thêm toàn bộ của bệnh nhân mắc một số bệnh máu
và đáp ứng điều trị……………………………………………………………….. 88
Bảng 3.32. Phân tích đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống thêm
toàn bộ của bệnh nhân mắc một số bệnh máu………………………….. 89
Bảng 3.33. Hiệu quả lâm sàng và hiệu suất gạn tế bào máu sau 24 giờ ở bệnh
nhân LXMKDH và TTCTP…………………………………………………… 90
Bảng 3.34. Tuổi và hiệu suất, hiệu quả gạn tế bào máu sau 24 giờ ở bệnh nhân
LXMKDH và TTCTP…………………………………………………………… 91Bảng 3.35. Giới tính và hiệu suất, hiệu quả gạn tế bào máu sau 24 giờ ở bệnh
nhân LXMKDH và TTCTP…………………………………………………… 92
Bảng 3.36. Mức độ tăng tế bào máu và hiệu suất, hiệu quả gạn tế bào máu sau
24 giờ ở bệnh nhân LXMKDH và TTCTP. …………………………….. 93
Bảng 3.37. Thời gian gạn tách và hiệu suất, hiệu quả gạn tế bào máu sau 24
giờ ở bệnh nhân LXMKDH và TTCTP. …………………………………. 94
Bảng 3.38. Thể tích máu và hiệu suất, hiệu quả gạn tế bào máu sau 24 giờ ở
bệnh nhân LXMKDH và TTCTP…………………………………………… 95
Bảng 3.39. Biến cố bất lợi và hiệu suất, hiệu quả gạn tế bào máu sau 24 giờ ở
bệnh nhân LXMKDH và TTCTP…………………………………………… 96
Bảng 3.40. Liên quan hiệu suất, hiệu quả lâm sàng gạn tách tế bào máu với tỷ
lệ tử vong sớm ở bệnh nhân LXMKDH và TTCTP …………………. 97
Bảng 3.41. Thời gian sống thêm toàn bộ và hiệu suất gạn tách tế bào máu sau
24 giờ ở bệnh nhân LXMKDH và TTCTP. …………………………….. 98
Bảng 3.42. Thời gian sống thêm toàn bộ và hiệu quả lâm sàng của gạn tách
bạch cầu ở bệnh nhân LXMKDH và TTCTP…………………………. 100
Bảng 3.43. Thời gian sống thêm toàn bộ và biến cố bất lợi trong quá trình gạn
tách ở bệnh nhân LXMKDH. ………………………………………………. 102
Bảng 4.1. Thành phần tế bào trong túi máu gạn tách bạch cầu so với một số
nghiên cứu khác…………………………………………………………………. 113
Bảng 4.2. Tần suất các biến cố bất lợi trong gạn tách tế bào máu ở một số
nghiên cứu ………………………………………………………………………… 1
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Thời gian sống thêm toàn bộ của bệnh nhân mắc một số bệnh
máu theo thể bệnh………………………………………………………………… 83
Biểu đồ 3.2. Thời gian sống thêm toàn bộ của bệnh nhân mắc một số bệnh
máu và tuổi. ………………………………………………………………………… 84
Biểu đồ 3.3. Thời gian sống thêm toàn bộ của bệnh nhân mắc một số bệnh
máu và giới. ………………………………………………………………………… 85
Biểu đồ 3.4. Thời gian sống thêm toàn bộ của bệnh nhân mắc một số bệnh
máu và mức độ tăng tế bào máu…………………………………………….. 86
Biểu đồ 3.5. Thời gian sống thêm toàn bộ của bệnh nhân mắc một số bệnh
máu và hiệu suất gạn tế bào máu……………………………………………. 87
Biểu đồ 3.6. Thời gian sống thêm toàn bộ của bệnh nhân mắc một số bệnh
máu và đáp ứng điều trị. ……………………………………………………….. 88
Biểu đồ 3.7. Thời gian sống thêm toàn bộ và hiệu suất gạn bạch cầu sau 24
giờ ở bệnh nhân LXMKDH…………………………………………………… 98
Biểu đồ 3.8. Thời gian sống thêm toàn bộ và hiệu suất gạn tiểu cầu sau 24 giờ
ở bệnh nhân TTCTP. ……………………………………………………………. 99
Biểu đồ 3.9. Thời gian sống thêm toàn bộ và hiệu quả lâm sàng của gạn tách
bạch cầu ở bệnh nhân LXMKDH…………………………………………. 100
Biểu đồ 3.10. Thời gian sống thêm toàn bộ và hiệu quả lâm sàng của gạn tách
tiểu cầu ở bệnh nhân TTCTP……………………………………………….. 101
Biểu đồ 3.11. Thời gian sống thêm toàn bộ và biến cố bất lợi trong quá trình
gạn tách ở bệnh nhân LXMKDH. ………………………………………… 102
Biểu đồ 3.12. Thời gian sống thêm toàn bộ và biến cố bất lợi trong quá trình
gạn tách ở bệnh nhân TTCTP………………………………………………. 103DANH MỤC HÌNH – ẢNH
Hình 1.1. Tỷ trọng riêng của các thành phần máu cơ bản ………………………….. 6
Hình 1.2. Ly tâm phân tách máu toàn phần thành các lớp khác nhau ………….. 7
Hình 1.3. Thu nhận các thành phần máu sau khi ly tâm…………………………….. 7
Hình 1.4. Kỹ thuật ly tâm dòng chảy không liên tục …………………………………. 9
Hình 1.5. Kỹ thuật ly tâm dòng chảy liên tục. ………………………………………… 10
Hình 1.6. Cơ chế bệnh sinh trong ứ trệ bạch cầu…………………………………….. 26
Hình 2.1. Máy tách tế bào tự động OPTIA Spectra…………………………………. 55
Ảnh 1.1. Xuất huyết não ở bệnh nhân LXM cấp có SLBC >300 G/l…………. 22
Ảnh 1.2. Kết quả mô bệnh học ứ trệ bạch cầu ở não của bệnh nhân LXM cấp
dòng tủy ……………………………………………………………………………… 23
Ảnh 1.3. Hình ảnh bạch cầu kết dính vào thành mạch máu của tim gây
tắc mạch……………………………………………………………………………… 2