Nghiên cứu kêt quả ghép tế bào gốc tạo máu tự thân ở bệnh nhân u lympho không hodgkin tế bào B tái phát tại Bệnh viện Bạch Mai

Nghiên cứu kêt quả ghép tế bào gốc tạo máu tự thân ở bệnh nhân u lympho không hodgkin tế bào B tái phát tại Bệnh viện Bạch Mai

Nghiên cứu kêt quả ghép tế bào gốc tạo máu tự thân ở bệnh nhân u lympho không hodgkin tế bào B tái phát tại Bệnh viện Bạch Mai
Nguyễn Văn Hưng, Nguyễn Tuấn Tùng, Phạm Quang Vinh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Hóa trị liệu liều cao kết hợp với ghép tế bào gốc tạo máu tự thân điều trị u lympho không Hodgkin tái phát/dai dẳng là phương pháp điều trị hiện đại có hiệu quả cao. Nghiên cứu thực hiện với mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị u lympho không Hodgkin tế bào B tái phát bằng phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu tự thân. 12 người bệnh u lympho không Hodgkin tế bào B tái phát được lựa chọn, phương pháp nghiên cứu mô tả loạt ca bệnh. Thời gian mọc mảnh ghép trung bình đối với bạch cầu trung tính và tiểu cầu là: 10,2 và 13,3 ngày, thời gian nằm viện trung bình là 33,8 ngày. Tỷ lệ đạt đáp ứng hoàn sau ghép tế bào gốc đạt 11/12 người bệnh. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển và sống thêm toàn bộ trung bình tính theo Kaplan – Meier ước tính là: 44,4 ± 8,3 tháng và 56,1 ± 7,1 tháng. Tỷ lệ sống thêm không sự kiện và sống thêm toàn bộ ước tính tại thời điểm 3 năm là: 72,7% và 81,8%; tại thời điểm 5 năm là: 48,5% và 61,4%.

U  lympho  không  Hodgkin  (ULKH)  là  một nhóm  bệnh  lý  thường  gặp  trong  chuyên  khoa Huyết học. Theo GLOBOCAN 2018, tại Việt Nam bệnh ULKH đứng thứ 14 trong trên 35 loại ung thư thường gặp, với 3508 trường hợp mới mắc và 2137 ca tử vong/năm.1 Xuyên suốt chiều dài lịch sử, đã có rất nhiều bảng phân loại ra đờiđặcbiệt là trong 5 thập niên gần đây, cùng với đó là các phương pháp mới, thuốc mới đượcđưa vào điều trị, điển hình trong số này là Rituximab. Trải qua hơn 2 thập kỷ, với hơn 4 triệu người bệnh đượcđiều trị, Rituximab đã cải thiện nhiều về tỷ lệ đáp ứng và thời gian sống thêm của người bệnh.2 Tuy vậy, bệnh vẫn không được chữa khỏi và sẽ tái phát trong khoảng thời gian từ 2 – 5 năm.3 Giai đoạn này bệnh rất khó điều trị, tỷ lệ tử vong cao. Ghép tế bào gốc (GTBG) tạo máu tự thân đangđược xem như phương pháp điều trị cứu cánh cho nhóm người bệnh này.4,5 Trung tâm Huyết học và Truyền máu Bệnh viện Bạch Mai triển khai GTBG từ năm 2013 và bước đầuđãđạtđược những kết quả tích cực. Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá kết quả GTBG tạo máu tự thân ở người bệnh ULKH tế bào B tái phát tại Bệnh viện Bạch Mai.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment