Nghiên cứu kết quả kiểm soát một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng, biến chứng ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 được quản lý điều trị ngoại trú

Nghiên cứu kết quả kiểm soát một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng, biến chứng ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 được quản lý điều trị ngoại trú

Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hoá glucid mạn tính, mang tính xã hội trên thế giới cũng như Việt Nam. Bệnh có tốc độ gia tăng nhanh chóng ở cả các nước đang phát triển trong đó có khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Trong các thể loại đái tháo đường thì đái tháo đường typ 2 chiếm tỷ lệ trên 90% [3],[26],[148]. Bệnh tiến triển từ từ, âm thầm gây ra nhiều biến chứng mạn tính nguy hiểm để lại di chứng nặng nề cho người bệnh, có thể dẫn đến tử vong. Bệnh đái tháo đường typ 2 thường được phát hiện muộn. Có 30- 90% đái tháo đuờng typ 2 không được chẩn đoán kịp thời và 50% bệnh nhân đã có một hoặc nhiều biến chứng vào thời điểm phát hiện bệnh [94]. Nhiều bệnh nhân khi phát hiện bệnh không được quản lý, theo dõi và điều trị đúng, đưa đến hậu quả đáng tiếc. Ớ Mỹ hàng năm có tới 80% người mù mới do đái tháo đường. 50% bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối phải lọc máu chu kỳ, khoảng 60% bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có kèm tăng huyết áp . Bệnh lý động mạch chi dưới, bệnh lý thần kinh gia tăng kết hợp tình trạng nhiễm trùng khiến trên 50% số bệnh nhân cắt cụt chân là hậu quả của vết loét bàn chân biến chứng của bệnh đái tháo đường [3], [12], [59], [60]. Ngân sách chi phí cho việc điều trị bệnh đái tháo đường ngày càng gia tăng rõ rệt. Một nghiên cứu ở Trung Quốc đã ước tính chi phí trực tiếp điều trị đái tháo đường tăng từ mức 451 đô la Mỹ một năm cho một bệnh nhân chưa có biến chứng lên tới 1694 đô la Mỹ một năm với bệnh nhân đã có biến chứng [50].
Hiện nay nhiều biện pháp được nêu ra nhằm giảm thiểu tỷ lệ biến chứng và tử vong bệnh đái tháo đường ; một trong các vấn đề được đặt ra và đôi khi trở thành thách thức là: Làm thế nào quản lý có hiệu quả bệnh nhân đái tháo đường ngoại trú để có thể ngăn chặn sự tiến triển của các biến chứng mạn tính ?
Quản lý bệnh nhân đái tháo đường có kiểm soát bao gồm: khống chế tốt đồng thời cả glucose máu, HbA1c và các yếu tố nguy cơ thường gặp như:
huyết áp, lipid máu, cân nặng, lối sống…
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa kiểm soát glucose máu và giảm tần suất biến chứng của bệnh đái tháo đường. Kết quả nghiên cứu DCCT (Diabetes Control and Complication Trial) cho thấy kiểm soát glucose máu chặt đã giảm tần suất các biến chứng ở bệnh nhân đái tháo đường xuống 3- 4 lần [133].
Nghiên cứu UKPDS (United Kingdom Prospective Diabetes Study) đã kết luận kiểm soát glucose máu chặt chẽ trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 bằng kết hợp nhiều phương pháp làm giảm tỉ lệ tử vong và mức độ tàn phế tới 60- 70% [135],[138].
Tuy vậy thực tế mức độ kiểm soát các chỉ số trong đó có glucose máu, HbAlc ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 vẫn còn đạt ở mức thấp, tỷ lệ các biến chứng vẫn xuất hiện ngày càng tăng làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu:
1. Đánh giá kết quả kiểm soát một số chỉ số: Glucose máu, HbA1c,
huyết áp, chỉ số khối cơ thể, lipid máu ở bệnh nhân đái tháo
đường typ 2 được quản lý điều trị ngoại trú.
2. Tìm hiểu mối liên quan của biến chứng mắt, thận, tim mạch với
thời gian và mức độ kiểm soát HbA1c
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ lục Lời cam đoan Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng Danh mục biểu đồ Danh mục các sơ đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN 3
1.1. Dịch tễ học bệnh đái tháo đường typ 2 3
1.2. Một số biến chứng mạn tính bệnh đái tháo đường 4
1.2.1. Biến chứng mạch máu nhỏ 5
1.2.2. Biến chứng mạch máu lớn ở bệnh nhân đái tháo đường
typ 2 12
1.2.3. Các biến chứng khác của bệnh đái tháo đường 14
1.3. Các biện pháp kiểm soát đái tháo đường typ 2 15
1.3.1. Các phương pháp kiểm soát glucose máu 15
1.3.2. Các phương pháp kiểm soát các yếu tố nguy cơ 21
1.4. Kiểm soát các chỉ số ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 24
1.4.1. Hiệu quả của việc kiểm soát các chỉ số ở bệnh nhân đái
tháo đường typ 2 24
1.4.2. Mục tiêu kiểm soát các chỉ số ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 32
1.5. Tình hình quản lý bệnh đái tháo đường typ 2 37
1.5.1. Tình hình quản lý bệnh đái tháo đường trên thế giới 37
1.5.2. Tình hình quản lý bệnh đái tháo đường tại Việt Nam 40
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44
2.1. Đối tượng nghiên cứu 44
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 44
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 45
2.2. Phương pháp nghiên cứu 45
2.2.1. Nội dung nghiên cứu 45
2.2.2. Phương pháp xác định các chỉ số nghiên cứu 46
2.3. Biện pháp điều trị, theo dõi và quản lý 52
2.3.1. Điều trị tăng glucose máu 53
2.3.2. Điều trị rối loạn lipid máu 55
2.3.3. Điều trị tăng huyết áp 56
2.4. Phương pháp đánh giá và thời điểm đánh giá 57
2.5. Phương pháp xử lý số liệu 59
Ch ương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 61
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 61
3.2. Kết quả kiểm soát các chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng bệnh
nhân nghiên cứu 68
3.2.1. Đánh giá kết quả kiểm soát glucose máu 68
3.2.2. Đánh giá kết quả kiểm soát HbA1c 71
3.2.3. Đánh giá kết quả kiểm soát huyết áp 74
3.2.4. Đánh giá kết quả kiểm soát BMI 76
3.2.5. Đánh giá kết quả kiểm soát các chỉ số lipid máu 81
3.3. Mối liên quan giữa biến chứng mắt, thận, tim mạch với thời 88
gian và kiểm soát HbA1c
3.3.1. Biến chứng mắt 88
3.3.2. Biến chứng thận 90
3.3.3. Biến chứng mạch máu lớn 93
Chương 4. BÀN LUẬN 96
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 96
4.1.1. Tuổi và giới 96
4.1.2. Thời gian phát hiện đái tháo đường 98
4.1.3. Chu vi vòng eo và tỷ số eo/hông 100
4.2. Kết quả kiểm soát một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở
bệnh nhân nghiên cứu 101
4.2.1. Kết quả kiểm soát glucose máu lúc đói 101
4.2.2. Kết quả kiểm soát HbA1c 107
4.2.3. Kết quả kiểm soát huyết áp 110
4.2.4. Kiểm soát chỉ số khối cơ thể 114
4.2.5. Tình trạng kiểm soát các chỉ số lipid máu 116
4.3. Mối liên quan giữa biến chứng mắt, thận, tim mạch với thời
gian và kiểm soát HbA1c 119
4.3.1. Biến chứng mắt 119
4.3.2. Biến chứng thận 122
4.3.3. Biến chứng mạch máu lớn 123
4.4. Tình trạng kiểm soát các chỉ số dựa vào việc chấp hành chế
độ điều trị 125
KÉT LUẬN 129
KIÉN NGHỊ 130
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐĂNG IN CÓ LIÊN QUAN ĐÉN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment