NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ NGẮN VÀ TRUNG HẠN (3 NĂM) CỦA PHƯƠNG PHÁP CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA DA

NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ NGẮN VÀ TRUNG HẠN (3 NĂM) CỦA PHƯƠNG PHÁP CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA DA

NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ NGẮN VÀ TRUNG HẠN (3 NĂM) CỦA PHƯƠNG PHÁP CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA DA VÀ NỘI KHOA TRONG ĐIỀU TRỊ NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP Ở BỆNH NHÂN ≥ VÀ <65 TUỔI

Nguyễn Văn Tân*, Nguyễn Văn Trí*
TÓM TẮT :
Đặt vấn đề: Bệnh nhân cao tuổi bị nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp thường có nhiều bệnh đi kèm và do đó dễ được điều trị nội khoa bảo tồn hơn so với bệnh nhân không cao tuổi. Có hay không sự khác biệt giữa phương pháp can thiệp động mạch vành qua da và nội khoa trên tỷ lệ tử vong của hai nhóm bệnh nhân ≥ và <65 tuổi vẫn còn chưa rõ.
Mục tiêu: đánh giá kết quả ngắn và trung hạn (3 năm) của phương pháp tái tưới máu xâm lấn (can thiệp động mạch vành qua da) và nội khoa bảo tồn trong điều trị NMCT cấp ở hai nhóm bệnh nhân ≥ và <65 tuổi.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: trong thời gian từ tháng 2 năm 2009 đến tháng 7 năm 2012 chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu 467 bệnh nhân NMCT cấp điều trị nội trú tại khoa Tim mạch Cấp cứu và Can thiệp- bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh. Các bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu được chia thành hai nhóm: nhóm ≥65 tuổi (nhóm cao tuổi) có 310 bệnh nhân (66,38%), nhóm <65 tuổi (nhóm không cao tuổi) có 157 bệnh nhân (33,62%). Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp đoàn hệ tiến cứu.

Kết quả: Nhóm bệnh nhân ≥65 tuổi có tỷ lệ cao về điều trị nội khoa bảo tồn hơn nhiều so với nhóm <65 tuổi (48,1% so với 22,9%, với p <0,001). Ngược lại, nhóm bệnh nhân <65 tuổi được can thiệp mạch vành qua da (CTMVQD) nhiều hơn so với nhóm ≥65 tuổi (71,4% so với 49,3%, với p <0,001). Ngoài ra, tỷ lệ phẫu thuật bắt cầu nối động mạch vành (CABG) ở nhóm <65 tuổi cũng cao hơn nhóm ≥65 tuổi (5,7% so với 2,6%, với p =0,15). Tỷ lệ tử vong chung của toàn bộ mẫu nghiên cứu khi xuất viện là 12%. Trong đó, nhóm được CTMVQD có tỷ lệ tử vong thấp hơn (3,1%, n =6) nhóm được điều trị nội khoa rất nhiều (18,4%, n =50), với p <0,001. Nhóm <65 tuổi có tỷ lệ tử vong khi được điều trị nội khoa là 13,1% và CTMVQD là 1,04% (p <0,001); nhóm ≥65 tuổi có tỷ lệ tử vong khi được điều trị nội khoa là 19,9% và CTMVQD là 6,1% (p =0,001). Bệnh nhân <65 tuổi và CTMVQD có nguy cơ tử vong giảm 82% so với những người <65 tuổi và điều trị nội khoa với HR =0,18; KTC 95% (0,08-0,41); p<0,001. Những bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên và điều trị nội khoa đơn thuần thì nguy cơ tử vong tăng gấp 2,64 lần so với những bệnh nhân <65 tuổi và điều trị nội khoa với p=0,03. Những bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên và được CTMVQD thì nguy cơ tử vong giảm 53% so với những bệnh nhân <65 tuổi và điều trị nội khoa, với p=0,29. Khi theo dõi dọc theo thời gian qua 36 tháng, tỷ lệ tử vong ở nhóm ≥65 tuổi tại thời điểm 6 tháng (18,8% so với 0%), 12 tháng (11,1% so với 2,9%), 24 tháng (14,7% so với 2,2%) và 36 tháng (19,7% so với 7,4%) cao hơn nhóm <65 tuổi.

Kết luận: Tỷ lệ tử vong ngắn và trung hạn của nhóm bệnh nhân ≥65 tuổi bị nhồi máu cơ tim cấp điều trị nội khoa bảo tồn cao hơn nhóm bệnh nhân <65 tuổi. Can thiệp mạch vành qua da làm giảm được nguy cơ tử vong so với điều trị nội khoa cho cả hai nhóm trên và dưới 65 tuổi. Điều trị tái tưới máu bằng phương pháp can thiệp động mạch vành qua có thể thực hiện được cho bệnh nhân cao tuổi.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment