Nghiên cứu kết quả nong van hai lá bằng bóng Inoue qua da ở bệnh nhân Hẹp hai lá có rung nhĩ
Luận văn Nghiên cứu kết quả nong van hai lá bằng bóng Inoue qua da ở bệnh nhân Hẹp hai lá có rung nhĩ. Bệnh hẹp van hai lá(HHL) là bệnh van tim mắc phải, mà nguyên nhân chủ yếu do thấp tim gây ra, bệnh còn gặp khá phổ biến ở các nước đang phát triển [2], [11], [22]. Tại Việt nam bệnh còn chiếm tỷ lệ cao do điều kiện địa lý khí hậu nóng Èm và điều kiện đời sống sinh hoạt của nhân dân còn thấp kém. Theo những điều tra gần đây tại một số địa phương ở ngoại thành Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ mắc thấp tim ở lứa tuổi học đường vẫn còn đáng lo ngại [3], [4], [8]. HHL thường gặp nhất trong số các bệnh van tim do thấp. Theo tổng kết tại viện Tim mạch Việt nam những năm gần đây cho thấy số bệnh nhân HHL (đơn thuần hay phối hợp) chiếm tỷ lệ 40% trong tổng số các bệnh nhân nằm viện [38], [20]. Đây là một bệnh nặng, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm: Rung nhĩ đưa đến huyết khối- tắc mạch não, mạch chi…, suy tim, phù phổi cấp,.. dẫn đến tử vong hoặc tàn phế, nếu không thì cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh ,đặc biệt khi HHL khít [71], [73].
Việc điều trị nội khoa với HHL khít chỉ mang tính tạm thời hoặc chỉ để đối phó với các biến chứng đã xảy ra [43], [41], [44], [45], [48], [64], [81], [54]. Để điều trị triệt để phải tách rộng lỗ van hai lá bị hẹp. Trước đây để mở rộng diện tích lỗ van hai lá người ta thường sử dụng phương pháp mổ tách van trên tim kín hoặc hở [38]. Từ năm 1984 phương pháp nong van hai lá bằng bóng qua da của Inoue ra đời đã mở ra một hướng mới trong việc điều trị cho các bệnh nhân HHL. Từ đó tới nay phương pháp này đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới và thực tế cho thấy đây là phương pháp điều trị mới khá an toàn, cho hiệu quả cao[40], [57].
Tại Việt nam phương pháp nong van hai lá bằng bóng Inoue qua da lần đầu tiên được áp dụng tại Viện Tim mạch Việt nam vào năm 1997. Cho tới nay phương pháp này đã trở thành thường quy và là một trong những lựa chọn hàng đầu của các bác sỹ trong việc điều trị cho bệnh nhân HHL khít.
Trong thời gian từ tháng 5/1999 đến hết tháng 1/2004 có 2064 bệnh nhân được nong van hai lá tại viện Tim mạch Việt nam, trong đó số bệnh nhân HHL có kèm rung nhĩ chiếm tới 40% [15]. Một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy các bệnh nhân HHL có rung nhĩ đi kèm thường có kết quả nong van hai lá kém hơn các bệnh nhân HHL có nhịp xoang [35], [33], [47].
Ở nước ta cho đến nay chúng tôi thấy chưa có nghiên cứu nào đầy đủ về vấn để này. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu kết quả nong van hai lá bằng bóng Inoue qua da ở bệnh nhân Hẹp hai lá có rung nhĩ”, với hai mục tiêu cụ thể sau đây:
- Đánh giá kết quả sớm và ngắn hạn(6 tháng) của nong van hai lá bằng bóng Inoue qua da ở bệnh nhân HHL có rung nhĩ.
- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả nong van ở bệnh nhân HHL có rung nhĩ.
Mục lục
Đặt vấn đề 1
Chương 1: Tổng quan tài liệu 3
1.1. Tình hình bệnh hẹp hai lá trên thế giới và Việt nam 3
1.1.1. Tình hình bệnh hẹp hai lá trên thế giới 3
1.1.2. Tình hình thấp tim và bệnh hẹp hai lá ở Việt nam 3
1.1.3. Tình hình và diễn tiến của hẹp hai lá tới rung nhĩ. 4
1.2. Vài nét về bệnh hẹp hai lá . 5
1.2.1. Nguyên nhân của hẹp hai lá 5
1.2.2. Giải phẫu bình thường và tổn thương giải phẫu của van hai lá 6
1.2.3. Sinh lý bệnh của hẹp hai lá 7
1.2.4. Triệu chứng lâm sàng và các thăm dò chẩn đoán 10
1.2.5. Các phương pháp điều trị Hẹp hai lá 18
1.3. Phương pháp nong van hai lá bằng bóng trong điều trị HHL 20
1.3.1. Sơ lược về lịch sử: 20
1.3.2. Chỉ định nong van hai lá bằng bóng 21
1.4. Tình hình và kết quả nong van hai lá bằng bóng 23
1.4.1. Trên thế giới 23
1.4.2. Ở Việt nam: 24
1.4.3. Kết quả NVHL ở bệnh nhân HHL có rung nhĩ 25
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 27
2.1. Đối tượng nghiên cứu 27
2.1.1. Các nhóm nghiên cứu 27
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ bệnh nhân 28
2.2. Phương pháp nghiên cứu 29
2.2.1. Các bước tiến hành. 29
2.2.2. Tiến trình kỹ thuật NVHL bằng bóng Inoue qua da 30
2.2.3.Các biến số nghiên cứu 33
2.2.4. Định nghĩa thành công của NVHL 34
2.2.5. Xử lý số liệu 34
Chương 3: Kết quả nghiên cứu 35
3.1. Đặc điểm chung của các nhóm nghiên cứu. 35
3.1.1. Đặc điểm chung của các nhóm nghiên cứu 35
3.1.2. Đặc điểm siêu âm và thông tim 38
3.2. Kết quả sớm của NVHL và kết quả theo dõi dọc 39
3.2.1. Kết quả sớm 39
3.2.2. Kết quả về lâm sàng và siêu âm 40
3.2.3. Kết quả theo dõi dọc ở các nhóm nghiên cứu 46
3.2.4. Kết quả nghiên cứu của từng nhóm theo chỉ số Wilkins. 49
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả NVHL ở nhóm bệnh nhân HHL có rung nhĩ qua phân tích kết quả sớm và theo dõi ngắn hạn 6 tháng. 56
Chương 4: Bàn luận 63
4.1. Về đặc điểm chung 63
4.2. Bàn về kết quả sớm của NVHL bằng bóng Inoue trên 203 bệnh nhân và kết quả qua theo dõi ngắn hạn 6 tháng. 70
4.2.1. Về kết quả sớm 70
4.2.2. Kết quả theo dõi dọc trong thời gian ngắn hạn 6 tháng 76
4.2.3. So sánh kết qủa sau thời gian theo dõi của 2 nhóm 78
4.3. Bàn về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả nong van ở bệnh nhân HHL kèm rung nhĩ. 85
Kết luận 90
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Tài liệu tham khảo
TIẾNG VIỆT
- Tường Thị Vân Anh (2004), Nghiên cứu sự thay đổi mức độ hở van 3 lá cơ năng sau nong van 2 lá bằng bóng Inoue ở bệnh nhân HHL khít, Luận văn thạc sỹ y học ĐHYHN
- Đặng Văn Chung (1976), “Bệnh hẹp hai lỏ”. Bệnh học nội khoa tập 1.
- Viêm Văn Đoan (2005), “Nghiên cứu tỷ lệ mang liên cầu nhóm A của học sinh trường tiểu học Phương mai -Đống đa- Hà nội”, Tạp chí tim mạch học VN. 41: 43
- Viêm Văn Đoan (2005), “Viêm họng do liên cầu bê ta tan máu nhóm A trên nhóm học sinh 4- 15 tuổi”, Tạp chí tim mạch học VN, 42: 40-48.
- Trần văn Đồng (2001), “Chẩn đoán và điều trị rung nhĩ”, Bài giảng lớp định hướng chuyên khoa tim mạch, tr 53.
- Trần Văn Đồng (2002), “Chẩn đoán và xử trí một số rối loạn nhịp tim do thấp tim và bệnh van tim do thấp”, Thấp tim và bệnh van tim do thấp. NXBYH (214-224)
- Nguyễn Huy Dung: (2000), “Sốt thấp cấp: Thấp tim và thấp khớp cấp”, Thời sự tim mạch học.32; 46-48
- Phạm Hữu Hoà. “Tổng quan về tình hình bệnh thấp tim trẻ em ở nước ta và công tác phòng chống bệnh hiện nay”. Chuyên đề về bệnh thấp tim, Viện nhi Việt nam- Thụy điển. Hà nội (1991). 16-26
- Hội Tim mạch học Việt nam- Khuyến cáo số 08-2003. ”Thái độ điều trị ngoại khoa bệnh van hai lá do thấp”. NXBYH tr 215- 219.
- Hội tim mạch học Việt Nam (2006), Khuyến cáo về các bệnh lý tim mạch và chuyển hoá giai đoạn 2006 -2010”. NXBYH 2006 (313-322)
- Phạm Mạnh Hùng (1995), Góp phần nghiên cứu độ chờnh ỏp qua van 2 lá và diện tích lỗ van bằng phương pháp siêu âm Doppler tim ở bệnh nhân hẹp 2 lỏ khớt trước và sau mổ tách van 2 lá, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ khoa học y dược.
- Phạm Mạnh Hùng, Nguyễn Lân Hiếu, Nguyễn Ngọc Quang (2002), “Nong van 2 lá qua da: Phương pháp ưu tiên lựa chọn trong điều trị bệnh hẹp 2 lá”, Tạp chí tim mạch học Việt Nam, số 32/2002 (51-58)
- Phạm Mạnh Hùng, Nguyễn Quang Tuấn, Ngưyễn Lân Hiếu, Đỗ Doãn Lợi, Nguyễn Lân Việt, Nguyễn Ngọc Tuyết, Phạm Gia Khải, và cộng sự. (2002), “Nong van 2 lá bằng bóng Inoue trong điều trị bệnh nhân hẹp van 2 lá: Kết quả sớm và theo dõi trung hạn”, Tạp chí tim mạch học Việt Nam số 32/2002 (27-35)
- Phạm Mạnh Hùng, Nguyễn Văn Ngọ, Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Lân Việt (2004), “Nghiên cứu tỉ lệ tái phát rung nhĩ sau sốc điện ở bệnh nhân hẹp 2 lỏ khớt đó được nong van 2 lá bằng búng”, Tạp chí tim mạch học Việt Nam, số 39.
- Phạm Mạnh Hùng. (2007), Nhiên cứu kết quả sớm và trung hạn của nong van hai lá bằng bóng Inoue trong điều trị hẹp hai lá khít, Luận án tiến sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
- Trương Thanh Hương. (1987), Siêu âm tim mạch trong HHL khít, Luận văn tốt nghiệp BSNT BV
- Phạm Gia Khải (1991), Bệnh lý van 2 lá qua hình ảnh siêu âm, Luận án phó tiến sĩ y học. Học viện quân y Hà Nội.
- Phạm Gia Khải (1991), “Bệnh hẹp 2 lá”,Bài giảng bệnh học nội khoa sau đại học, Học viện Quân y.
- Phạm Gia Khải (2000), “Nhận xét đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của hẹp hai lá thể không điển hình”. Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học Đại hội tim mạch toàn quốc lần thứ 8. 899- 906.
- Phạm Gia Khải (2000), Báo cáo tình hình bệnh nhân tim mạch điều trị nội trú tại viện tim mạch VN, Hà Nội 1990-2000.
- Nguyễn Phỳ Khỏng. (1996), Lâm sàng tim mạch, NXBYH
- Phạm Khuê, Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt (1997), “Hẹp 2 lá”, Bài giảng bệnh học nội khoa, NXBYH HN tập 2.
- Hoàng Trọng Kim (1995), Nghiên cứu bệnh thấp tim ở trẻ em và sách lược phòng chống, Luận án PTS khoa học y học. Trường ĐHYD TP Hồ Chí Minh.
- Hoàng Trọng Kim, Phạm Nguyễn Vinh, Đặng Thị Thuý Lan. (2002), “Bệnh thấp”. Bệnh học Tim mạch tập I. NXBYH.
- Lê Thanh Liêm, Hồ Thượng Dũng, Nguyễn Mạnh Phan (2002), “Nong van 2 lá qua da bằng bóng Inoue trong thai kỡ”, Tạp chí tim mạch học, số 32.
- Ngụ Bớch Liờn. (2001), Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến biến chứng hở 2 lá sau nong van bằng bóng Inoue ở bệnh nhân hẹp 2 lỏ khớt, Luận văn thạc sĩ y học 2001 ĐHYHN
- Phạm Thị Ngọc Oanh (2004), Đánh giá kết quả nong van 2 lá bằng bóng Inoue có sự phối hợp của siêu âm – Doppler tim ở phụ nữ có thai bị HHL khít, Luận văn thạc sĩ y học ĐHYHN 2004
- Nguyễn Bằng Phong (1998), “Rung nhĩ và tai biến tắc mạch”, Kỷ yếu toàn văn các đè tài nghiên cứu khoa học Đại hội tim mạch toàn quốc lần thứ 7: 524-525.
- Robert – Schlant-Rnaayre- Alaxander (2001), Sổ tay CKTM, NXBYH
- Thạch Nguyễn MD, Daiy .HU MD. Moo.Hyun Kim MD. Cindy Grines.MD (2007), Một số cập nhập trong chẩn đoán bệnh tim mạch 2007, (4004.4007)
- “Thấp tim và các bệnh tim do thấp” (1998) – Báo cáo kĩ thuật sô 764 của TCYTTG Genave 1998 viện bảo vệ sức khoẻ trẻ em và hội tim mạch HN xuất bản.
- Phạm Thị Hồng Thi (2000), “Kết quả bước đầu việc quản lý theo dõi điều trị và phòng thấp cấp 2 tại viện tim mạch”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài nghiên cứu khoa học. Đại hội tim mạch Việt nam lần thứ 8.
- Phạm Thị Hồng Thi (2001), Nghiên cứu các tổn thương tim trong bệnh lý van hai lá mắc phải bằng siêu âm tim qua thực quản, Luận văn tốt nghiệp tiến sỹ- ĐHYHN.
- Bùi Hồng Thuý (2005), Đánh giá kết quả nong van 2 lá bằng bóng Inoue qua gia ở những bệnh nhân trên 55 tuổi bị hẹp van 2 lỏ khớt, Luận văn thạc sĩ y học, ĐHYHN.
- Nguyễn Thị Trang (2001), Góp phần tìm hiểu các yếu tố thuận lợi xuất hiện rung nhĩ ở bệnh nhân mắc bệnh van tim do thấp, Luận Văn tốt nghiệp bác sỹ Y khoa ĐHYHN.
- Trần Đỗ Trinh (1991), “Bệnh HHL”, Bách khoa thư viện học, HN tập 1 (40- 15)
- Trần Đỗ Trinh – Nguyễn Trần Hiển. “Điều tra dịch tễ học thấp tim trên 144000 người ở huyện Từ Liêm HN ”- Báo cáo tại hội nghị khoa học bệnh viện
- Trần Đỗ Trinh. (1992), “Phân bố dịch tễ học các bệnh tim mạch ở viện tim mạch Việt Nam”. Thông tin tim mạch học; 3 tr. 1 -17.
- Nguyễn Quang Tuấn, Phạm Mạnh Hùng, Trần Văn Dương, Nguyễn Lân Hiếu, Nguyễn Quốc Thái, Nguyễn Ngọc Quang, Tô Thanh Lịch, Phạm Như Hùng, Trần Song Giang, Đỗ Doãn Lợi, Nguyễn Lân Việt, Phạm Gia Khải (2000), “Nong van 2 lá qua da bằng bóng Inoue: “ Kết quả ban đầu qua 220 trường hợp được nong van tại viện tim mạch quốc gia Việt Nam”, Công trình nghiên cứu khoa học BVBM 1999-2000, tập 2 tr. 53
- Nguyễn Quang Tuấn, Nguyễn Quốc Thỏi, Tụ Thanh Lịch, Nguyễn Lân Việt, Phạm Gia Khải (2002), “Nghiên cứu hiệu quả của phương pháp tách van 2 lá bằng dụng cụ kim loại qua da trong điều trị bệnh hẹp 2 lỏ khớt”, Công trình nghiên cứu khoa học 2001-2002 tập 2 BVBM – NXBYH (410-426).
- Nguyễn Lân Việt và cộng sự (2003), Thực hành tim mạch, (253-274)
- Phạm Nguyễn Vinh (2003), Bệnh học tim mạch tập 2, NXBYH tr. 11- 22.
- Phạm Nguyễn Vinh (2006), Siêu âm tim và bệnh lý tim mạch tập 2, NXBYH.