NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ PHẪU THUẬT PHACO ĐẶT THỂ THỦY TINH ĐA TIÊU LOẠN THỊ
Luận án tiến sĩ y học NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ PHẪU THUẬT PHACO ĐẶT THỂ THỦY TINH ĐA TIÊU LOẠN THỊ.Phẫu thuật điều trị bệnh đục thể thủy tinh từ khi ra đời đến nay đã trải qua nhiều bước tiến nhảy vọt đặc biệt trong hai thập niên qua. Cùng với những tiến bộ trong kỹ thuật mổ phaco, các loại thể thủy tinh nhân tạo (TTTNT) cũng được cải tiến không ngừng. Nhiều loại thể thủy tinh nhân tạo mới ra đời đã góp phần cải thiện đáng kể thị lực của bệnh nhân, nâng cao kết quả phẫu thuật [1],[2],[3],[4]. Điều này dẫn đến sự gia tăng kỳ vọng của bệnh nhân trong việc đạt được thị lực không chỉnh kính tốt nhất sau mổ.
Mục tiêu của phẫu thuật phaco hiện nay không chỉ khôi phục thị lực về chính thị mà còn mang lại hình ảnh rõ nét ở mọi khoảng cách cả nhìn xa, nhìn gần và trung gian. Điều này chỉ có thể đạt được khi đặt thể thủy tinh nhân tạo đa tiêu cự [5],[6],[7],[8]. Tuy nhiên, với những bệnh nhân có độ loạn thị từ 1 điốp (D) trở lên chỉ định đặt TTTNT đa tiêu cự bị hạn chế do loại TTTNT này chỉ điều chỉnh được khúc xạ cầu mà không điều chỉnh được khúc xạ trụ. Sau mổ bệnh nhân vẫn thấy nhìn mờ, nhòe, méo hình, lóa mắt, nhức mỏi mắt nhất là khi nhìn xa và nhìn trung gian. Sự khác biệt này thể hiện rõ rệt ở những mắt đặt thể thủy tinh nhân tạo đa tiêu cự hơn so với mắt đặt thể thủy tinh nhân tạo đơn tiêu cự. Qua đó cho thấy kiểm soát loạn thị đặc biệt quan trọng khi xem xét đặt thể thủy tinh nhân tạo đa tiêu cự [9].
Trên thực tế lâm sàng, có một tỷ lệ khá lớn bệnh nhân bị đục thể thủy tinh kèm loạn thị giác mạc. Theo nghiên cứu của một số tác giả như Ferre-Blasco T, Hoffmann, Khan MI, Miyake T, Xu L tỷ lệ loạn thị giác mạc từ 1 điốp trở lên phổ biến trong khoảng 30% mắt phẫu thuật đục thủy tinh thể [10],[11],[12],[13],[14]. Khi những bệnh nhân này thật sự mong muốn đặt TTTNT đa tiêu cự, phẫu thuật viên sẽ phải thực hiện thêm phẫu thuật điều chỉnh loạn thị. Phẫu thuật rạch nới giãn giác mạc rìa hoặc đường rạch xuyên giác mạc đối xứng có thể được thực hiện trong quá trình mổ phaco [15],[16],[17],[18]. Sau khi phẫu thuật phaco đặt TTTNT, phẫu thuật khúc xạ bằng laser có thể được sử dụng để điều chỉnh tật khúc xạ còn lại bao gồm cả loạn thị [19],[20]. Tuy nhiên, ngoài những bất lợi của một phẫu thuật bổ sung như kinh phí, thời gian, nó còn liên quan đến các biến chứng như khả năng dự đoán kết quả hạn chế, khô mắt và các vấn đề phục hồi vết thương [15],[16], [18]…
Thể thủy tinh nhân tạo đa tiêu điều chỉnh loạn thị Acrysof ReSTOR Toric (ART) ra đời đã bổ sung cho các phẫu thuật viên phaco một phương pháp tốt nhất để điều trị cho bệnh nhân đục thể thủy tinh kèm loạn thị giác mạc đều có nhu cầu sử dụng thể thủy tinh nhân tạo đa tiêu cự [2],[21]. Loại thể thủy tinh nhân tạo này vừa mang lại thị lực nhìn xa, nhìn trung gian, nhìn gần, vừa điều chỉnh được loạn thị có sẵn mà bệnh nhân chỉ trải qua một lần phẫu thuật phaco duy nhất. Ở Việt Nam, Acrysof ReSTOR Toric IOL đã được đưa vào sử dụng nhưng chưa có nghiên cứu nào một cách quy mô và hệ thống về kết quả phẫu thuật đặt TTTNT này. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với các mục tiêu sau:
1. Đánh giá hiệu quả của phẫu thuật phaco đặt thể thủy tinh nhân tạo đa tiêu điều chỉnh loạn thị Acrysof ReSTOR Toric.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật.
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN
1. Trần Thị Hoàng Nga (2019), “Đánh giá kết quả bước đầu phẫu thuật Phaco đặt thể thủy tinh nhân tạo đa tiêu loạn thị”, Tạp chí Nhãn khoa Việt Nam, số 53.
2. Trần Thị Hoàng Nga (2019), “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật phaco đặt thể thủy tinh nhân tạo đa tiêu điều chỉnh loạn thị”, Tạp chí Y học thực hành, 9(1109).
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Loạn thị giác mạc và các phương pháp điều chỉnh loạn thị giác mạc trên bệnh nhân đục thể thủy tinh 3
1.1.1. Loạn thị giác mạc 3
1.1.2. Các phương pháp điều chỉnh loạn thị giác mạc trên bệnh nhân đục thể thủy tinh 10
1.2. Hiệu quả của phẫu thuật phaco đặt thể thủy tinh nhân tạo đa tiêu điều chỉnh loạn thị Acrysof ReSTOR Toric 20
1.2.1. Thể thủy tinh nhân tạo đa tiêu điều chỉnh loạn thị Acrysof ReSTOR Toric 20
1.2.2. Hiệu quả phẫu thuật phaco đặt TTTNT đa tiêu điều chỉnh loạn thị Acrysof ReSTOR Toric 25
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật 30
1.3.1. Kích thước đồng tử 31
1.3.2. Độ loạn thị tồn dư 31
1.3.3. Vị trí trục IOL 32
1.3.4. Biến chứng sau phẫu thuật 34
1.4. Các công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam 35
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
2.1. Đối tượng nghiên cứu 36
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 36
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 36
2.2. Phương pháp nghiên cứu 36
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 36
2.2.2. Cỡ mẫu 37
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu 37
2.2.4. Phương pháp tiến hành 38
2.2.5. Các chỉ số, biến số nghiên cứu 46
2.2.6. Các tiêu chí đánh giá kết quả và phương pháp đánh giá 47
2.2.7. Xử lý số liệu 54
2.2.8. Đạo đức trong nghiên cứu 54
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 55
3.1. Đặc điểm bệnh nhân trước phẫu thuật 55
3.1.1. Tuổi, giới 55
3.1.2. Hình thái và mức độ đục thể thủy tinh 56
3.1.3. Hình thái và mức độ loạn thị giác mạc trước phẫu thuật 56
3.1.4. Trục nhãn cầu và công suất cầu IOL 57
3.1.5. Tình trạng chức năng mắt trước phẫu thuật 57
3.1.6. Kích thước đồng tử 59
3.1.7. Các mẫu ART được sử dụng trong phẫu thuật 59
3.1.8 .Vị trí vết mổ 59
3.2. Hiệu quả của phẫu thuật phaco đặt thể thủy tinh nhân tạo đa tiêu loạn thị Acrysof ReSTOR Toric 60
3.2.1. Kết quả thị lực 60
3.2.2. Kết quả khúc xạ 65
3.2.3. Tần suất đeo kính 69
3.2.4. Nhãn áp 70
3.2.5. Độ nhạy cảm tương phản 70
3.2.6. Biến chứng trong và sau phẫu thuật 70
3.2.7. Mức độ hài lòng của bệnh nhân 72
3.3. Một số yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật 74
3.3.1. Kích thước đồng tử 74
3.3.2. Vị trí vết mổ 76
3.3.3. Vị trí trục IOL 79
3.3.4. Độ loạn thị tồn dư sau mổ 81
3.3.5. Đục bao sau 84
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 86
4.1. Đặc điểm chung 86
4.1.1. Tuổi và giới 86
4.1.2. Hình thái và mức độ đục thể thủy tinh 87
4.1.3. Hình thái và mức độ loạn thị giác mạc trước phẫu thuật 88
4.1.4. Trục nhãn cầu và công suất cầu IOL 89
4.1.5. Tình trạng chức năng mắt trước phẫu thuật 89
4.1.6. Kích thước đồng tử 90
4.1.7. Các mẫu ART được sử dụng trong phẫu thuật 90
4.1.8. Vị trí vết mổ 91
4.2. Hiệu quả phẫu thuật 92
4.2.1. Kết quả thị lực 92
4.2.2. Kết quả khúc xạ 98
4.2.3. Tần suất đeo kính 105
4.2.4. Kết quả nhãn áp 105
4.2.5. Độ nhạy cảm tương phản 106
4.2.6. Biến chứng trong và sau phẫu thuật. 107
4.2.7. Mức độ hài lòng của bệnh nhân 112
4.3. Một số yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật 114
4.3.1. Kích thước đồng tử 114
4.3.2. Vị trí vết mổ 115
4.3.3. Vị trí trục IOL 117
4.3.4. Loạn thị tồn dư 121
4.3.5. Đục bao sau 124
KẾT LUẬN 127
KIẾN NGHỊ 129
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 130
HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP 131
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các tiêu chí nghiên cứu 47
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi 55
Bảng 3.2. Hình thái và mức độ đục thể thủy tinh 56
Bảng 3.3. Mức độ loạn thị giác mạc trước phẫu thuật 57
Bảng 3.4. Trục nhãn cầu và công suất cầu IOL 57
Bảng 3.5. Nhãn áp trước phẫu thuật 57
Bảng 3.6. Thị lực trước phẫu thuật 58
Bảng 3.7. Kích thước đồng tử 59
Bảng 3.8. Các mẫu ART được sử dụng trong phẫu thuật 59
Bảng 3.9. Vị trí vết mổ 59
Bảng 3.10. Khúc xạ cầu tồn dư sau mổ 65
Bảng 3.11. Khúc xạ cầu tương đương sau mổ 66
Bảng 3.12. Khúc xạ trụ tại các thời điểm theo dõi sau mổ 66
Bảng 3.13. Kết quả điều chỉnh loạn thị 67
Bảng 3.14. Loạn thị giác mạc trung bình trong từng mẫu ART theo thời gian (điốp) 67
Bảng 3.15. Độ loạn thị tồn dư trung bình sau mổ trong từng mẫu ART (điốp) 68
Bảng 3.16. Phân tích kết quả điều trị loạn thị theo phương pháp Alpin 68
Bảng 3.17. Nhãn áp sau mổ 70
Bảng 3.18. Độ nhạy cảm tương phản 70
Bảng 3.19. Biến chứng sau phẫu thuật 71
Bảng 3.20. Mức độ lệch trục IOL 71
Bảng 3.21. Các rối loạn thị giác 72
Bảng 3.22. Mức độ hài lòng của bệnh nhân 72
Bảng 3.23. Một số hoạt động chức năng thị giác 73
Bảng 3.24. Liên quan giữa kích thước đồng tử và chức năng thị giác 75
Bảng 3.25. Liên quan giữa vị trí vết mổ và chức năng thị giác 77
Bảng 3.26. Liên quan giữa vị trí vết mổ và độ loạn thị tồn dư 78
Bảng 3.27. Liên quan giữa vị trí trục IOL và chức năng thị giác 80
Bảng 3.28. Liên quan giữa vị trí trục IOL và độ loạn thị tồn dư sau mổ 81
Bảng 3.29. Liên quan giữa độ loạn thị giác mạc trước mổ và độ loạn thị tồn dư sau mổ 81
Bảng 3.30. Liên quan giữa độ loạn thị tồn dư và chức năng thị giác 83
Bảng 3.31. Liên quan giữa kiểu loạn thị và độ loạn thị tồn dư sau mổ 83
Bảng 3.32. Liên quan giữa đục bao sau và chức năng thị giác 85
Bảng 4.1. Tuổi trung bình của bệnh nhân trong các nghiên cứu khác 86
Bảng 4.2. Tỷ lệ nam nữ trong các nghiên cứu khác 87
Bảng 4.3. Độ loạn thị trước phẫu thuật của một số tác giả khác 88
Bảng 4.4. Thị lực nhìn xa sau mổ của các tác giả khác 92
Bảng 4.5. Thị lực nhìn gần sau mổ của các tác giả khác 94
Bảng 4.6. Thị lực nhìn trung gian sau mổ của các tác giả khác 97
Bảng 4.7. Độ loạn thị sau mổ của các tác giả khác 100
Bảng 4.8. Độ lệch trục IOL của một số tác giả khác 110
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới 55
Biểu đồ 3.2. Hình thái loạn thị giác mạc 56
Biểu đồ 3.3. Thị lực nhìn xa chưa chỉnh kính sau phẫu thuật 60
Biểu đồ 3.4. Thị lực nhìn xa chỉnh kính tối đa sau phẫu thuật 61
Biểu đồ 3.5. Thị lực nhìn gần chưa chỉnh kính sau phẫu thuật 62
Biểu đồ 3.6. Thị lực nhìn gần chỉnh kính tối đa sau phẫu thuật 63
Biểu đồ 3.7. Thị lực nhìn trung gian chưa chỉnh kính sau phẫu thuật 64
Biểu đồ 3.8. Thị lực nhìn trung gian chỉnh kính tối đa sau phẫu thuật 65
Biều đồ 3.9. Tần suất đeo kính 69
Biểu đồ 3.10. Liên quan giữa kích thước đồng tử và thị lực 74
Biểu đồ 3.11. Liên quan giữa vị trí vết mổ và thị lực 76
Biểu đồ 3.12. Liên quan giữa vị trí trục IOL và thị lực 79
Biểu đồ 3.13. Liên quan giữa độ loạn thị tồn dư và thị lực 82
Biểu đồ 3.14. Liên quan giữa đục bao sau và thị lực 84