Nghiên cứu kết quả phẫu thuật tạo hình các khuyết da đầu tại bệnh viện Xanh Pôn
chức năng che phủ xương sọ, vùng da đầu mang tóc còn có chức năng thẩm mỹ. Khuyết da đầu là tổn thương da đầu làm mất một phần da đầu mang tóc hoặc không mang tóc. Trong thực hành ngoại khoa khuyết da đầu là tổn thương hay gặp. Nguyên nhân gây khuyết da đầu thường do chấn thương, sẹo di chứng bỏng, sau cắt bỏ những u vùng đầu, thứ phát sau nhiễm khuẩn tại chỗ, những thương tổn bẩm sinh, rối loạn chức năng tại chỗ sau chiếu xạ u não.
Điều trị các khuyết tổ chức vùng đầu là một thách thức đối với các nhà phẫu thuật ngoại khoa. Vì các khuyết da vùng đầu không được điều trị phục hồi gây ra rối loạn về chức năng của da đầu và tổ chức bên dưới được da đầu bảo vệ. Mặt khác vùng da đầu mang tóc còn có chức năng thẫm mỹ nếu không xử lý sớm và đúng cách sẽ để lại những ảnh hưởng về tinh thần cho bệnh nhân nhất là bệnh nhân nữ ở độ tuổi lao động.
Thương tổn da đầu có nhiều mức độ khác nhau từ vết rách da, tụ máu dưới da, đụng dập.cho đến những thương tổn nặng nề như khuyết hổng da đầu, hay lột toàn bộ da đầu. Đối với những khuyết da đầu nhỏ, đơn giãn có thể sử dụng phương pháp phẫu thuật cắt và khâu một thì đơn giản, sử dụng các vạt da tại chỗ. Nhưng đối với khuyết da đầu kích thước lớn, phức tạp hay lột toàn bộ da đầu, cho đến trước thập niên 70 chỉ có phương pháp điều trị được coi là hiệu quả nhất là ghép da che phủ ngay được phần mất da rộng lớn. Nhưng bệnh nhân nhận được một phần da đầu vĩnh 2
viễn không mọc tóc và không thể sửa chữa được. Cùng với sự phát triển của công nghệ và y học kỹ thuật giãn tổ chức có thể thu được một lượng da đầu mang tóc theo ý muốn, đủ để che phủ được khuyết tổ chức. Năm 1976 kỹ thuật vi phẫu lần đầu tiên được sử dụng để nối lại các mạch máu nhỏ, tái lập lại mảng da đầu đứt rời.
Cho đến nay ở Việt Nam điều trị các khuyết da đầu không còn mới trong ngoại khoa, nhưng để thỏa mãn yêu cầu về chức năng và thẫm mỹ là một vấn đề khó khăn. Nguyên nhân là các kỹ thuật tạo hình da đầu chưa được phổ biến và ý thức đơn giản hóa kỹ thuật này của các phẫu thuật viên.
Sự thành công của phẫu thuật phụ thuộc vào kinh nghiệm của phẫu thuật viên. Từ đó có những chỉ định đúng đối với từng loại thương tổn cho từng loại khuyết da đầu khác nhau mang lại điều trị hiệu quả nhất là: phục hồi nhanh nhất, hạn chế chi phí điều trị, người bệnh sớm trở về với gia đình, hoà nhập với cộng động xã hội. Đặc biệt với tình hình tai nạn giao thông hiện nay chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động…. có kèm theo thương tổn khuyết da đầu là thường gặp. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ PHẪU THUẬT TẠO HÌNH CÁC KHUYẾT DA ĐẦU TẠI BỆNH VIỆN XANH PÔN ” nhằm mục đích sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và phân loại thương tổn khuyết da đầu.
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật các khuyết da đầu và rút ra chỉ định.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………………………1
Chương 1: TỔNG QUAN…………………………………………………………………..3
1.1. VÀI NÉT LỊCH SỬ…………………………………………………………….3
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu trên thế giới……………………………………..3
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu ở Việt Nam……………………………………….4
1.2. NHẮC LẠI GIẢI PHẪU………………………………………………………4
1.2.1. Phân vùng da đầu……………………………………………………………….4
1.2.2. Cấu trúc da đầu………………………………………………………………….6
1.3. PHÂN LOẠI KHUYẾT DA ĐẦU………………………………………11
1.3.1. Phân loại khuyết da đầu theo Grabb and Smith (2007) ………..11
1.3.2. Phân loại khuyết da đầu theo Nguyễn Bắc Hùng (2006)………11
1.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHE PHỦ KHUYẾT DA ĐẦU…….12
1.4.1. Ghép da tự do…………………………………………………………………….12
1.4.2. Che phủ khuyết da đầu bằng các vạt tổ chức tại chổ…..13
1.4.3. Che phủ khuyết da đầu bằng vạt có cuống…………………….14
1.4.4. Che phủ khuyết da đầu bằng vạt giãn tổ chức………………15
1.4.5. Che phủ khuyết da đầu bằng vạt vi phẫu…………………………16
1.4.6. Che phủ các khuyết da đầu vùng trán…………………………….18
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………………………………………………………………………………………….20
2.1. ĐỐI TƯỢNG………………………………………………………………………….20
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………………………20
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………….20
2.2.2 Chọn mẫu và cỡ mẫu………………………………………………………21
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU…………………………………………………21
2.3.1. Phân loại tổn thương………………………………………………………….22
2.3.2. Kỹ thuật tiến hành…………………………………………………………..22
2.3.3. Đánh giá kết qua:……………………………………………………………..28
2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU……………………………………………………………..30
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………………31
3.1. ĐẶT ĐIỂM CHUNG……………………………………………………………..31
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo lứa tuổi và giới tính……………….31
3.1.2 Nguyên nhân gây khuyết da đầu…………………………………….31
3.2 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG………………………………………………….32
3.2.1 Vị trí khuyết da đầu…………………………………………………………….32
3.2.2. Kích thước khuyết da đầu………………………………………………….33
3.2.3. Tình trạng tại chỗ khuyết da đầu………………………………………35
3.2.4. Tình trạng xương sọ kèm theo……………………………………………..37
3.3. KẾT QUẢ PHƯƠNG PHÁP TẠO HÌNH KHUYẾT DA ĐẦU…………………………………………………………………………………………….38
3.3.1. Tỷ lệ các phương pháp tạo hình……………………………………….38
3.3.2. Số lần phẫu thuật…………………………………………………………….39
3.3.3. Đánh giá kết quả gần…………………………………………………….39
3.3.4. Đánh giá kết quả xa………………………………………………………..43
Chương 4: BÀN LUẬN…………………………………………………………………49
4.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG………………………………………………………………49
4.1.1 Tuổi và giới………………………………………………………………………49
4.1.2. Nguyên nhân……………………………………………………………………..50
4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG………………………………………………….54
4.2.1 Vị trí…………………………………………………………………………………….54
4.2.2 Kích thước…………………………………………………………………………..55
4.2.3 Chiều sâu……………………………………………………………………………57
4.3. KẾT QUẢ CÁC PHƯƠNG PHÁP TẠO HÌNH………………….58
4.3.1 Các phương pháp tạo hình khuyết da đầu đơn giản……………58
4.3.2 Các phương pháp tạo hình khuyết da đầu phức tạp…………..61
KẾT LUẬN………………………………………………………………………………….64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích