Nghiên cứu kết quả phẫu thuật thay quai động mạch chủ điều trị lóc động mạch chủ

Nghiên cứu kết quả phẫu thuật thay quai động mạch chủ điều trị lóc động mạch chủ

 
58 phút trước

Tên đề tài luận án:  Nghiên cứu kết quả phẫu thuật thay quai động mạch chủ điều trị lóc động mạch chủ

Ngành: Ngoại khoa/Ngoại lồng ngực

Mã số: 7920104

Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thái An

Họ và tên Người hướng dẫn:

1. PGS.TS Nguyễn Hữu Ước

2. PGS.TS Mai Văn Viện

Cơ sở đào tạo: Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108

Tóm tắt những đóng góp mới của luận án:

1. Lần đầu tiên đánh giá một cách hệ thống kết quả phẫu thuật thay quai động mạch chủ điều trị lóc động mạch chủ tại Bệnh viện Chợ Rẫy

Luận án tiến hành nghiên cứu tiến cứu, cắt ngang, theo dõi dọc trên 102 bệnh nhân từ năm 01/2020 đến 12/2022.

Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam phân tích chuyên sâu kết quả lâm sàng, chỉ định, kỹ thuật và biến chứng của phẫu thuật thay toàn bộ quai ĐMC, thay vì chỉ thay đoạn lên hoặc bán quai như nhiều nghiên cứu trước.

2. Đề xuất chiến lược tối ưu trong kỹ thuật phẫu thuật thay quai ĐMC

Luận án làm rõ hiệu quả và an toàn của kỹ thuật “vòi voi đông cứng” trong thay quai động mạch chủ nhằm:

Hạn chế nguy cơ can thiệp lại đoạn động mạch chủ phần xa.

Rút ngắn thời gian ngưng tuần hoàn.

Dễ cầm máu do miệng nối xa gần tim (Zone 0).

Phân tích ưu nhược điểm giữa các kỹ thuật (FET, ống ghép lai Thoraflex, nối truyền thống…) trên nhóm bệnh nhân có điều kiện kinh tế khác nhau.

3. Ứng dụng kỹ thuật tưới máu não chọn lọc hiệu quả để giảm biến chứng thần kinh

Sử dụng bơm ly tâm riêng biệt để tưới máu não từng nhánh trong khi phẫu thuật – giúp duy trì lưu lượng máu não tối ưu, giảm biến chứng thần kinh sau mổ.

4. Đóng góp số liệu thực tiễn giá trị về kết quả ngắn và trung hạn

Tỷ lệ thành công và xuất viện ổn định cao 90,2%

Tỉ lệ sống sót trung hạn cao: 100% bệnh nhân theo dõi còn sống sau mổ và không tái nhập viện trong thời gian trung bình theo dõi 14,5 tháng.

Nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh nhân có suy thận sau mổ cần chạy thận nhân tạo làm tăng tỉ lệ tử vong sau mổ có ý nghĩa thống kê.

Phẫu thuật thay quai động mạch chủ kèm vòi voi đông cứng không ảnh hưởng đến thời gian chạy chạy máy, thời gian kẹp ĐMC và tỉ lệ các biến chứng sau mổ.

So sánh kết quả với các nghiên cứu trong nước và quốc tế, khẳng định độ an toàn và hiệu quả của phương pháp tại Việt Nam.

 

 

THE NEW MAIN SCIENTIFIC CONTRIBUTION OF THE THESIS

 

Name of thesis: A Study on Surgical Outcomes of Aortic Arch Replacement in the Treatment of Aortic Dissection

Speciality: Surgery/Thoracic Surgery

Code: 7920104

Name of PhD Candidate: Nguyen Thai An

Name of supervisor:

1. Assoc.Prof Nguyen Huu Uoc

2. Assoc.Prof Mai Van Vien

Training facility: 108 Institute of Clinical Medical and Pharmaceutical Sciences.

Summary of new main scientific contribution of the thesis:

  1. First systematic evaluation of outcomes for aortic arch replacement in aortic dissection at Cho Ray Hospital

The dissertation conducted a prospective, cross-sectional, longitudinal follow-up study on 102 patients from 2020 to 2023.

This is among the first studies in Vietnam to deeply analyze clinical outcomes, indications, surgical techniques, and complications of total aortic arch replacement, rather than replacing only the ascending aorta or partial arch as seen in prior studies.

  1. Proposal of an optimized strategy for aortic arch replacement surgery
    The dissertation demonstrates the efficacy and safety of the Frozen Elephant Trunk (FET) technique in aortic arch replacement, aiming to:

Reduce the need for reintervention on the distal aorta

Shorten circulatory arrest time

Improve hemostasis via proximal anastomosis (Zone 0)

It also analyzes the advantages and disadvantages of different techniques (FET, Thoraflex hybrid graft, conventional anastomosis) among patients with varying economic backgrounds.

  1. Effective application of selective antegrade cerebral perfusion (SACP) to minimize neurological complications

The use of dedicated centrifugal pumps for perfusing each cerebral branch during surgery helped maintain optimal cerebral blood flow and significantly reduce postoperative neurological events.

  1. Valuable contribution of real-world data on short- and mid-term surgical outcomes

High surgical success and discharge stability rate: 90.2%

Excellent mid-term survival: 100% of patients remained alive and free from readmission after an average follow-up of 14.5 months.

The study found that postoperative renal failure requiring dialysis was statistically associated with increased mortality.

The use of FET in aortic arch replacement did not increase CPB time, aortic clamping time, or postoperative complications.

Comparing these results with domestic and international studies affirmed the safety and effectiveness of this surgical approach in Vietnam.

Nguồn: benhvien108.vn

Leave a Comment