NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ SỚM ĐIỀU TRỊ TĂNG SẢN LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT BẰNG PHƯƠNG PHÁP NÚT ĐỘNG MẠCH TIỀN LIỆT TUYẾN

NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ SỚM ĐIỀU TRỊ TĂNG SẢN LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT BẰNG PHƯƠNG PHÁP NÚT ĐỘNG MẠCH TIỀN LIỆT TUYẾN

NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ SỚM ĐIỀU TRỊ TĂNG SẢN LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT BẰNG PHƯƠNG PHÁP NÚT ĐỘNG MẠCH TIỀN LIỆT TUYẾN
Vũ Đăng Dũng1, Ngô Tuấn Minh1, Nguyễn Việt Dũng1, Nguyễn Xuân Khái2, Lê Thanh Dũng3
1 Bệnh viện Quân y 354
2 Bệnh viện Quân y 103
3 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục đích: Đánh giá kết quả sớm điều trị tăng sản lành tính tuyến tiền liệt (TSLTTTL) bằng phương pháp can thiệp nút động mạch tiền liệt tuyến. Đối tượng và phương pháp: 52 bệnh nhân được chẩn đoán TSLTTTL, được nút động mạch tuyến tiền liệt tại Bệnh viện Quân y 354. Đánh giá kết quả sớm của kỹ thuật thông qua thang điểm IPSS (International Prostate Symptom Score), QoL (Quality of Life), lượng nước tiểu tồn dư và thể tích tuyến tiền liệt trên siêu âm. So sánh trước và sau điều trị bằng kiểm định t-test. Kết quả: Sau can thiệp 03 tháng, điểm IPSS giảm từ 31,58 điểm xuống còn 13,75; điểm QoL giảm từ 5,15 điểm xuống 1,87 điểm; thể tích tuyến tiền liệt trên siêu âm giảm từ 75,87 ± 30,07 cm3 xuống còn 50,46 ± 18,89 cm3, thể tích nước tiểu tổn dư sau can thiệp giảm từ 37,71 ± 20,28mL xuống còn 20,83 ± 8,66 mL. Sau can thiệp có 05 bệnh nhân gặp biến chứng ở mức độ nhẹ, chiếm tỷ lệ 9,6%. Kết luận: Nút động mạch tuyến tiền liệt là phương pháp hiệu quả trong điều trị TSLTTTL.

TSLTTTL là sự tăng sản thành phần tế bào biểu mô và mô đệm của tuyến tiền liệt. TSLTTTL là bệnh thường gặp ở nam giới cao tuổi, tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo lứa tuổi. Gần 50% nam giới ở tuổi 50 mắc TSLTTTL, và tỉ lệ này tăng lên 75% ở người trên 80 tuổi [1].  Tuy  không  nguy hiểm đến tính mạng nhưng TSLTTTL ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.Có nhiều phương pháp điều trị TSLTTTL gồm điều trị Nội khoa và Phẫu thuật. Tuy nhiên các phương pháp này còn tồn tại nhiều hạn chế. Nút động  mạch  tuyến  tiền  liệt  (prostatic  arterial embolization -PAE) điều trị TSLTTTL là phương pháp can thiệp tối thiểu,  đã chứng minh được hiệu  quả điều  trị  cũng  như  tính  an  toàn  trong việc cải thiện được triệu chứng đường tiểu dưới, đồng thời làm giảm thể tích tuyến tiền liệt, được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Tuy nhiên tại Việt Nam vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về phương pháp này. Do đó, chúng tôitiến hành nghiên cứu này nhằm mục đích: đánh giá hiệu quả điều trị tăng sản lành tính tuyến tiền liệt (TSLTTTL) bằng phương pháp can thiệp nút động mạch.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment