Nghiên cứu kết quả thụ tinh trong ống nghiệm ở những bệnh nhân 40 tuổi trở lên
Luận văn Nghiên cứu kết quả thụ tinh trong ống nghiệm ở những bệnh nhân 40 tuổi trở lên tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.Vô sinh là vấn đề lớn về mặt xã hội, là một bệnh lý phức tạp, do nhiều nguyên nhân. Trong đời sống xã hội loài người, vô sinh là nguyên nhân của nỗi buồn và sự thất vọng của nhiều gia đình. Điều trị vô sinh là một vấn đề mang ý nghĩa nhân đạo và khoa học luôn nhận được sự quan tâm của thế giới cũng như của Việt Nam.
Thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) là một phương pháp điều trị vô sinh tích cực được phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây. Từ sau sự ra đời của Louis Brown – đứa trẻ TTTON đầu tiên – kĩ thuật này phát triển nhanh chóng ở nhiều nước và không ngừng được hoàn thiện. Đơn vị đầu tiên ở Việt Nam áp dụng thành công kĩ thuật TTTON là Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ (Thành phố Hồ Chí Minh) vào năm 1998. Tháng 10 năm 2000 Bệnh viện Phụ sản Trung ương chính thức áp dụng kĩ thuật TTTON và đến 26/6/2001 cháu bé đầu tiên ra đời [1]. Hiện nay ở nước ta có 10 cơ sở thực hiện kĩ thuật này và có khoảng 7.000 em bé TTTON ra đời [2].
Khả năng sinh sản của nữ giảm dần sau 35 tuổi và giảm rất nhanh sau đó nguyên nhân là do chức năng buồng trứng suy giảm. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Nguyễn Xuân Huy năm 2003 và Vũ Thị Bích Loan năm 2008 tỷ lệ có thai ở nhóm tuổi > 41 lần lượt là 10,3% và 9,5% trong khi đó ở nhóm dưới 35 tuổi lần lượt là 33,7% và 37% [3, 4]. Theo Seng và cs tỷ lệ có thai của nhóm trên 40 tuổi là 12,3% [5] nhóm dưới 40 tuổi là 32,9%, tuổi càng cao tỷ lệ thành công của IVF càng thấp. Theo Tsafrir và CS ở tuổi 45 tỷ lệ có thai chỉ còn 2,8% và không có báo cáo có thai ở nhóm tuổi cao hơn [6]. Theo Emmanuel Kalu và CS, ở nhóm phụ nữ dưới 40 tuổi tỷ lệ có thai, tỷ lệ sảy thai, tỷ lệ trẻ sinh sống lần lượt là 46,4%, 29,9%, 32,5% còn ở nhóm phụ nữ trên 40 tuổi các tỷ lệ này lần lượt là 21%, 52% và 10,1% [7].
Trong sự phát triển của xã hội hiện đại, có rất nhiều nguyên nhân khiến cho phụ nữ có xu hướng bắt đầu mong con và có con ở tuổi lớn hơn, khoảng cách giữa các lần sinh con cũng dài hơn so với trước đây ví dụ như kết hôn muộn, con chết, kết hôn lần 2… Điều này dẫn đến việc ngày càng có nhiều phụ nữ mong con ở độ tuổi mà buồng trứng của họ bắt đầu suy giảm chức nămg nhưng họ vẫn muốn thực hiện TTTON bằng chính noãn của mình.
Ở độ tuổi càng cao thì chi phí cho việc kích thích buồng trứng càng nhiều, trong khi tỷ lệ thành công thấp, tỷ lệ sảy thai, thai chết lưu, tỷ lệ bất thường ở thai kì và bất thường ở em bé cao, và nhiều trường hợp sau khi kích thích buồng trứng vẫn không thu được noãn, không có phôi. Vậy câu hỏi đặt ra là đối với phụ nữ trên 40 tuổi khi nào nên tư vấn cho họ xin noãn và khi nào thì dừng thực hiện TTTON. Ngoài yếu tố về tuổi thì còn yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả kích thích buồng trứng và kết quả TTTON. Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào đánh giá về kết quả kích thích buồng trứng và kết quả thai nghén ở nhóm phụ nữ > 40 tuổi. Do vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu kết quả thụ tinh trong ống nghiệm ở những bệnh nhân 40 tuổi trở lên tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương từ tháng 1/2008 đến tháng 12/2012 ” với hai mục tiêu:
1. Đánh giá kết quả kích thích buồng trứng ở bệnh nhân tuổi > 40.
2. Nhận xét kết quả thụ tinh trong ống nghiệm ở bệnh nhân tuổi > 40.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 46
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 48
1.1. SINH LÝ THỤ TINH 48
1.2. TUỔI VÀ KHẢ NĂNG SINH SẢN 50
1.3. KHÁI NIỆM VÔ SINH VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
HIỆN NAY 51
1.3.1. Định nghĩa vô sinh 51
1.3.2. Các nguyên nhân gây vô sinh 51
1.3.3. Các phương pháp điều trị vô sinh 52
1.4. CÁC CHỈ ĐỊNH THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM 53
1.4.1. Vô sinh do vòi tử cung 53
1.4.2. Vô sinh do chồng 54
1.4.3. Lạc nội mạc tử cung 55
1.4.4. Rối loạn chức năng phóng noãn 56
1.4.5. Vô sinh không rõ nguyên nhân 57
1.4.6. Do giảm dự trữ buồng trứng 57
1.4.7. Các chỉ định khác trong hỗ trợ sinh sản 58
1.5. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA KTBT TRONG TTTON 58
1.5.1. “Ngưỡng” FSH 58
1.5.2. “Trần” LH 59
1.5.3. Hai hệ thống tế bào, hai gonadotropin trong kích thích buồng trứng. .. 59
1.6. CÁC PHÁC ĐỒ KTBT TRONG TTTON 59
1.6.1. Phác đồ GnRH agonist + gonadotropin 59
1.6.2. Phác đồ GnRH antagonist + gonadotropin 61
1.7. CÁC QUY TRÌNH TTTON 61
1.7.1. Kích thích buồng trứng 61
1.7.2. Theo dõi sự phát triển của nang noãn 62
1.7.3. Hút noãn 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Mạnh Tường (2003), ” ‘Thụ tinh trong ống nghiệm- Thế giới 25 năm”. Tạp chí sức khoẻ sinh sản. số 6, tr. 3.
2. Hồ Mạnh Tường (2012), ” ‘Kĩ thuật hỗ trợ sinh sản ở Việt Nam- 15 năm phát triển”. Tạp chí sức khoẻ sinh sản. số 10, tr. 7.
3. Vũ Thị Bích Loan (2008), Đánh giá kết quả chuyển phôi ngày 3 cuả thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương từ tháng 2/2008 đến tháng 8/2008. Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
4. Nguyễn Xuân Huy (2004), Nghiên cứu kết quả thụ tinh trong ống nghiệm tại bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2003. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa 2, Trường Đại học Y hà Nội, Hà Nội.
8. Dương Thị Cương (2003), “Sinh lý sinh sản và sinh dục nữ”. Chẩn đoán và điều trị vô sinh. Nhà xuất bản y học, tr. 25-38.
9. Nguyễn Đức Vy (2003), Hiện tượng thụ tinh trong chẩn đoán và điều trị vô sinh. Nhà xuất bản y học, tr. 47-52.
10. Phan Khánh Vy và Phan Trường Duyệt (2001), IVF Lab- Thụ tinh trong ống nghiệm- Các vấn đề liên quan đến thị tinh trong ống nghiệm. Nhà xuất bản y học Hà Nội, tr. 112-120.
11. Đặng Quang Vinh và Hồ Mạnh Tường (2003), “Kĩ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương”. Tạp chí sức khoẻ sinh sản. (5), tr. 3.
12. Phạm Minh Đức (2005), Sinh lý sinh sản. Nhà xuất bản Y học, tr. 119-134.
19. Nguyễn Viết Tiến, Nguyễn Ngọc Minh và Nguyễn Xuân Hợi (2013),
Các quy trình chẩn đoán và điều trị vô sinh.. Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr.1-2.
20. Lưu Thị Hồng và Lê Thị Thanh Vân (2003), Các phương pháp hỗ trợ sinh sản chẩn đoán và điều trị vô sinh. Nhà xuất bản y học, tr. 173-187
23. Hồ Mạnh Tường (2003), Thụ tinh trong ống nghiệm- Thế giới 25 năm. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 3.
25. Nguyễn Thị Ngọc Phượng (2012), Chan đoán và xử trí lạc nội mạc tử cung. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 34-37.
27. Nguyễn Khắc Liêu (1998), Nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân vô sinhđiều trị tại bệnh viện BVBMVTSS. Báo cáo khoa học Hội nghị vô sinh- Huế, tr. 20-22.
29. Nguyễn Viết Tiến (2003), Kích thích buồng trứng- Chẩn đoán và điều trị vô sinh. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 203-210.
36. Đỗ Thị Hải (2010), “Nghiên cứu kết quả thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng từ 7/2005-7/2008”. Tạp chí sản phụ khoa, số 4, tr. 5-6.