Nghiên cứu kết quả và một số yếu tố ảnh hưởng của phương pháp đặt stent trong điều trị tổn thương thân chung động mạch vành trái
Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu kết quả và một số yếu tố ảnh hưởng của phương pháp đặt stent trong điều trị tổn thương thân chung động mạch vành trái.Tổn thương có ý nghĩa thân chung động mạch vành (ĐMV) trái được xác định khi đường kính lòng mạch của thân chung ĐMV trái trên chụp mạch bị hẹp từ 50% trở lên [28],[33],[163].
Hẹp trên 50% thân chung động mạch vành trái chiếm khoảng 4 – 8% những bệnh nhân bị bệnh động mạch vành [33],[39],[183]. Những bệnh nhân tổn thương thân chung ĐMV thường có tiên lượng xấu do tỷ lệ tử vong cao hơn những bệnh nhân bị tổn thương nhánh động mạch vành khác[49],[131]. Elliot và cộng sự[49], nghiên cứu những bệnh nhân bị hẹp trên 50%đường kính thân chung ĐMV được điều trị nội khoa đơn thuần cho thấy: tỷ lệ tử vong một năm là 21%, và tỷ lệ sống sau một năm không có biến cố tim mạch chỉ có khoảng 46%.
Theo kết quả nghiên cứu CASS (CollaborationStudy in Coronary Artery Surgery)[131], thời gian sống trung bình của những bệnh nhân bị hẹp trên 50% thân chung ĐMV được điều trị bằng phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành là 13,3 năm, và điều trị nội khoa là 6,6 năm. Cũng theo nghiên cứu CASS này, tỷ lệ sống sót cộng dồn sau 15 năm của những bệnh nhân tổn thương thân chung động mạch vành được điều trị nội khoa đơn thuần chỉ còn 27%. Như vậy, điều trị nội khoa đơn thuần ở những bệnh nhân bị tổn thương thân chung ĐMV trái có tiên lượng xấu, kể cả trước mắt và lâu dài.
Mục tiêu điều trị cho những bệnh nhân bị tổn thương thân chung động mạch vành trái cũng như các nhánh ĐMV khác là lập lại dòng chảy bình thường cho ĐMV bị hẹp. Theo khuyến cáo của Hội tim mạch Hoa Kỳ
2011[105] và Hội tim mạch Châu Âu (ESC 2014)[22] thì phẫu thuật bắc cầunối chủ vành vẫn là lựa chọn điều trị hàng đầu cho những bệnh nhân bị tổn thương thân chung ĐMV trái, đặc biệt ở nhóm bệnh nhân có điểm syntax >33. Tuy nhiên tại Việt Nam, phẫu thuật bắc cầu chủ vành tại thời điểm này2 (2011) còn nhiều hạn chế, kết quả phẫu thuật rất khác nhau ở các Trung tâm tim mạch trong toàn quốc. Trong khi đó, đặt stent ĐMV đang ngày một phát triển về kỹ thuật cũng như hoàn thiện về kỹ năng, cùng với sự hỗ trợ của các dụng cụ trong quá trình đặt stent ĐMV như IVUS, Rotablator… đặc biệt là sự ra đời của nhiều loại stent phủ thuốc thế hệ mới chống tái hẹp và các thuốc điều trị mới, nhờ đó việc đặt stent thân chung ĐMV trái ngày càng được thực hiện nhiều hơn[33],[50],[103],[123],[134]. Hursh Naik[134] phân tích tổng hợp trên 3773 bệnh nhân có tổn thương thân chung ĐMV trái chưa được bảo vệ ở 10 trung tâm can thiệp khác nhau để so sánh hiệu quả của việc đặt stent thân chung ĐMV trái và phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ tử vong, tái nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não sau 1 năm, 2 năm, và 3 năm theo dõi giữa hai nhóm nghiên cứu. Tuy nhiên, tỷ lệ tái can thiệp ĐMV đích ở nhóm can thiệp ĐMV qua da cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành.
Thử nghiệm SYNTAX[123], phân nhóm thân chung ĐMV trái có 705 bệnh nhân bị tổn thương thân chung động mạch vành trái không được bảo vệ được phân nhóm ngẫu nhiên điều trị bằng đặt stent TAXUS (352 bệnh nhân) và phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành (353 bệnh nhân). Kết quả phân tích cho thấy, sau 05 năm theo dõi, không có sự khác biệt về tỷ lệ tử vong, nhồi máu cơ tim giữa hai nhóm nghiên cứu; tuy nhiên tỷ lệ tai biến mạch não lại thấy cao hơn ở nhóm phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành và tỷ lệ tái can thiệp ĐMV đích lại cao hơn ở nhóm can thiệp qua da.
Để thấy rõ hơn về sự an toàn và tính hiệu quả của việc đặt stent phủ thuốc thế hệ mới so sánh với phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành trong điều trị bệnh lý hẹp thân chung ĐMV trái không được bảo vệ, một số nghiên cứu tiến cứu lớn, ngẫu nhiên, đa trung tâm, đang tiến hành và sẽ cho kết quả vào những năm tới, như nghiên cứu EXCEL, NOBLE.3 Tại Việt Nam, Dương Thu Anh bước đầu nghiên cứu hiệu quả sớm của
phương pháp can thiệp qua da để điều trị 73 bệnh nhân bị hẹp thân chung ĐMV trái chưa được bảo vệ. Kết quả cho thấy tỷ lệ thành công cao (98,6%), an toàn và tỷ lệ sống còn chung sau 1 năm là 89,2%[2]. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa nói lên được mối liên quan giữa tính chất phức tạp của tổn thương thân chung ĐMV và kết quả điều trị, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của phương pháp điều trị này.
Với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về kết quả của phương pháp đặt stent trong điều trị bệnh lý tổn thân chung ĐMV trái, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu kết quả và một số yếu tố ảnh hưởng của phương pháp đặt stent trong điều trị tổn thương thân chung động mạch vành trái” nhằm 2 mục tiêu:
1. Nghiên cứu kết quả sớm và sau một năm của phương pháp đặt stent trong điều trị tổn thương thân chung động mạch vành trái.
2. Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị ở những bệnhnhân được đặt stent thân chung động mạch vành trái
MỤC LỤCNghiên cứu kết quả và một số yếu tố ảnh hưởng của phương pháp đặt stent trong điều trị tổn thương thân chung động mạch vành trái
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………… 1
CHƯƠNG 1 ……………………………………………………………………………………………. 4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU………………………………………………….. 4
1.1. GIẢI PHẪU MÔ HỌC THÂN CHUNG ĐMV TRÁI ……………………………. 4
1.2. GIẢI PHẪU ĐOẠN THÂN CHUNG ĐMV TRÁI[40]………………………….. 4
1.2.1. Góc xuất phát của thân chung ĐMV trái ……………………………………………. 5
1.2.2. Hướng đi của thân chung ĐMV trái ………………………………………………….. 6
1.2.3. Cách thức phân nhánh……………………………………………………………………… 6
1.2.4. Chiều dài và đường kính………………………………………………………………….. 6
1.3. BỆNH HỌC ĐOẠN THÂN CHUNG ĐMV TRÁI DO XƠ VỮA. ………….. 7
1.4. CHẨN ĐOÁN TỔN THƯƠNG THÂN CHUNG ĐMV TRÁI ……………….. 9
1.4.1. Lâm sàng……………………………………………………………………………………….. 9
1.4.2. Phương pháp chẩn đoán không xâm nhập. …………………………………………. 9
1.4.3. Phương pháp chẩn đoán xâm nhập. …………………………………………………. 12
1.5. ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG THÂN CHUNG ĐMV TRÁI ……………………. 15
1.5.1. Điều trị nội khoa. ………………………………………………………………………….. 15
1.5.2. Mổ bắc cầu chủ vành (Coronary Artery Bypass Graft-CABG)……………. 16
1.5.3. Phương pháp can thiệp mạch vành qua da………………………………………… 18
1.6. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ CAN THIỆP ………… 20
1.6.1. Tuổi và giới[6],[7],[61],[89],[120] ………………………………………………….. 20
1.6.2. Mức độ suy tim trên lâm sàng. ……………………………………………………….. 21
1.6.3. Chức năng thất trái giảm………………………………………………………………… 21
1.6.4. Tăng số lượng bạch cầu máu trong hội chứng vành cấp. ……………………. 22
1.6.5. Tình trạng tổn thương ĐMV trên chụp mạch ……………………………………. 22
1.6.6. Hệ động mạch vành ưu năng phải …………………………………………………… 23
1.6.7. Tình trạng can thiệp cấp cứu…………………………………………………………… 24
1.6.8. Tình trạng suy thận cấp sau can thiệp………………………………………………. 25
1.6.9. Đái tháo đường …………………………………………………………………………….. 25
1.7. MỘT SỐ KẾT QUẢ VỀ CAN THIỆP TRONG ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG
THÂN CHUNG ĐMV TRÁI ………………………………………………………………….. 27
1.7.1. Trên thế giới…………………………………………………………………………………. 271.7.2. Tại Việt Nam ……………………………………………………………………………….. 28
CHƯƠNG 2 ………………………………………………………………………………………….. 29
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………………………. 29
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU …………………………………………………………… 29
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân. ……………………………………………………… 29
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ………………………………………………………………………… 29
2.1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu. ………………………………………………….. 30
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………………………………………… 30
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………………….. 30
2.2.2. Phương pháp lựa chọn đối tượng nghiên cứu…………………………………… 30
2.2.3. Các bước tiến hành ……………………………………………………………………….. 30
2.2.4. Quy trình điều trị và theo dõi bệnh nhân. …………………………………………. 31
2.2.5. Phương pháp can thiệp thân chung ĐMV trái. ………………………………….. 33
2.2.6. Đạo đức nghiên cứu ……………………………………………………………………. 53
CHƯƠNG 3 ………………………………………………………………………………………….. 54
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………………………………… 54
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU…….. 54
3.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới………………………………………………………………… 54
3.1.2. Phân bố bệnh động mạch vành của đối tượng nghiên cứu ………………….. 55
3.1.3. Đặc điểm về suy tim trên lâm sàng theo phân độ NYHA …………………… 56
3.1.4. Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của đối tượng NC ……………. 56
3.1.5. Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng theo nhóm NMCT và không
NMCT………………………………………………………………………………………………….. 58
3.2. KẾT QUẢ CHỤP VÀ CAN THIỆP THÂN CHUNG ĐỘNG MẠCH
VÀNH TRÁI ………………………………………………………………………………………… 60
3.2.1. Kết quả chụp động mạch vành chọn lọc…………………………………………… 60
3.2.2. Kết quả can thiệp thân chung động mạch vành trái……………………………. 64
3.3. KẾT QUẢ THEO DÕI DỌC THEO THỜI GIAN ………………………………. 70
3.3.1.Kết quả về sự cải thiện triệu chứng cơ năng (mức độ khó thở) được trình
bầy trong bảng 3.10. ………………………………………………………………………………. 71
3.3.2. Kết quả về cải thiện chức năng thất trái trên siêu âm tim……………………. 71
3.3.3. Kết quả về chụp động mạch vành theo dõi sau 12 tháng can thiệp ………. 72
3.3.4. Kết quả về các biến cố tim mạch chính trong thời gian theo dõi………….. 73
3.3.5. Tổng các biến cố tim mạch chính trong thời gian theo dõi …………………. 75
3.4. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ……………. 763.4.1.Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng tử vong của đối tượng
nghiên cứu trong quá trình theo dõi………………………………………………………….. 76
3.4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng tái thông mạch đích của đối
tượng nghiên cứu. ………………………………………………………………………………….. 81
3.4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng về các biến cố tim mạch chính
sau can thiệp thân chung ĐMV trái. …………………………………………………………. 83
CHƯƠNG 4 ………………………………………………………………………………………….. 90
BÀN LUẬN………………………………………………………………………………………….. 90
4.1. VỀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NC………………… 90
4.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới và các yếu tố nguy cơ tim mạch……………………… 90
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ………………………………………………… 92
4.2. VỀ KẾT QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐẶT STENT THÂN CHUNG
ĐMV TRÁI…………………………………………………………………………………………… 93
4.2.1. Đặc điểm tổn thương thân chung ĐMV trái ……………………………………… 93
4.2.2. Kết quả sớm của phương pháp can thiệp thân chung ĐMV trái…………… 97
4.2.3. Kết quả sau 01 năm của phương pháp CT thân chung ĐMV trái……….. 105
4.3. BÀN LUẬN VỀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU
TRỊ Ở BỆNH NHÂN ĐƯỢC ĐẶT STENT THÂN CHUNG ĐMV TRÁI. … 117
4.3.1. Về một số yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng tử vong của đối tượng nghiên
cứu trong quá trình theo dõi…………………………………………………………………… 117
4.3.2 Bàn luận về một số yếu tố ảnh hưởng đến tái thông mạch đích ………….. 124
4.3.3 Bàn luận về một số yếu tố ảnh hưởng đến các biến cố tim mạch chính
(MACCE) sau can thiệp thân chung ĐMV trái. ……………………………………….. 128
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………… 135
KIẾN NGHỊ………………………………………………………………………………………… 13
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của đối tượng NC……… 57
Bảng 3.2. Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng theo nhóm NMCT cấp và
nhóm không NMCT……………………………………………………………………………….. 59
Bảng 3.3. Vị trí tổn thương tại thân chung động mạch vành trái ………………….. 60
Bảng 3.4. Một số đặc điểm về kỹ thuật của nhóm can thiệp 1 stent………………. 66
Bảng 3.5. Một số đặc điểm kỹ thuật của nhóm can thiệp 2 stent ………………….. 66
Bảng 3.6. Số nhánh ĐMV được can thiệp…………………………………………………. 67
Bảng 3.7: Các thông số kỹ thuật can thiệp thân chung ĐMV trái …………………. 67
Bảng 3.8. Kết quả thành công về mặt giải phẫu của nhóm NC…………………….. 68
Bảng 3.9. Các biến chứng trong và sau can thiệp……………………………………….. 70
Bảng 3.10. Sự cải thiện triệu chứng cơ năng trong thời gian theo dõi …………… 71
Bảng 3.11. Sự cải thiện chức năng thất trái trên SA tim theo phân nhóm………. 71
Bảng 3.12. Kết quả chụp ĐMV kiểm tra sau can thiệp 12 tháng ………………….. 72
Bảng 3.13. Nguyên nhân tử vong của bệnh nhân nghiên cứu. ……………………… 73
Bảng 3.14. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng tử vong của đối
tượng nghiên cứu …………………………………………………………………………………… 76
Bảng 3.15. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng tái thông ĐMV đích …….. 81
Bảng 4.1. So sánh vị trí tổn thương thân chung với một số tác giả khác ……….. 93
Bảng 4.2. So sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi với kết quả của một số tác
giả khác………………………………………………………………………………………………. 115DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới và tuổi ………………………. 54
Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh ĐMV của đối tượng nghiên cứu………………………… 55
Biểu đồ 3.3. Đặc điểm suy tim theo NYHA của đối tượng NC ……………………. 56
Biểu đồ 3.4. Phân bố tổn thương chỗ chia đôi thân chung động mạch vành trái
theo Medina ………………………………………………………………………………………….. 61
Biểu đồ 3.5. Tổn thương thân chung phối hợp các nhánh ĐMV khác …………… 62
Biểu đồ 3.6. Đánh giá tổn thương ĐMV theo thang điểm Syntax…………………. 63
Biểu đồ 3.7. Phân bố ưu năng của ĐMV trong nhóm NC……………………………. 64
Biểu đồ 3.8. Các kỹ thuật đặt stent sử dụng trong NC ………………………………… 65
Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ thành công về giải phẫu của nhóm NC …………………………… 69
Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ thành công về thủ thuật của nhóm NC………………………….. 70
Biểu đồ 3.11. Các biến cố tim mạch chính trong thời gian theo dõi ……………… 75
Biểu đồ 3.12. Mối liên quan giữa tỷ lệ tử vong và điểm Syntax …………………… 78
Biểu đồ 3.13. Sự liên quan giữa tỷ lệ tử vong và chức năng thất trái…………….. 79
Biểu đồ 3.14. Tương quan giữa tỷ lệ tử vong và NMCT……………………………… 80
Biểu đồ 3.15. Sự tương quan giữa tỷ lệ tử vong và ưu năng hệ ĐMV …………… 81
Biểu đồ 3.16. Tương quan giữa tỷ lệ biến cố TM với ĐTĐ …………………………. 84
Biểu đồ 3.17. Tương quan giữa các biến cố TM với chức năng thất trái ……….. 84
Biểu đồ 3.18. Tương quan giữa các biến cố TM với ưu năng hệ ĐMV…………. 85
Biểu đồ 3.19. Tương quan giữa điểm Syntax với các biến cố TM………………… 86
Biểu đồ 3.20. Tương quan giữa tổn thương thân chung kết hợp với các nhánh
ĐMV và các biến cố TM ………………………………………………………………………… 87
Biểu đồ 3.21. Tương quan giữa các biến cố TM và NMCT…………………………. 88
Biểu đồ 3.22. Tương quan giữa các biến cố TM và số lượng stent ……………….. 89DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Giải phẫu hệ động mạch vành[149]…………………………………………. 5
Hình 1.2: Cách thức phân nhánh của thân chung ĐMV trái[160]……………….. 6
Hình 1.3. Hình ảnh xơ vữa thân chung ĐMV trái trên mô bệnh học[160]……. 8
Hình 1.4. Động học dòng chảy trong ĐMV và sự hình thành, nứt vỡ mảng xơ
vữa ở nơi có sức ép dòng chảy thấp[160]………………………………………………… 9
Hình 1.5. Quan sát thân chung ĐMV trái trên siêu âm trục ngắn qua thành
ngực ở máy VIVID 7[40] ……………………………………………………………………. 10
Hình 1.6: Hình ảnh MSCT ĐMV[171] ………………………………………………… 11
Hình 1.7: Hình ảnh chụp cộng hưởng từ ĐMV[160] ………………………………. 11
Hình 1.8. Hình ảnh hẹp thân chung ĐMV trái trên chụp ĐMV (A và B) …… 13
Hình 1.9: Siêu âm trong lòng mạch vành[40] ………………………………………… 14
Hình 1.10: nguyên lý đo dự trữ vành[40] ………………………………………………. 14
Hình 1.11: Hình ảnh phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành[40] ……………………… 18
Hình 1.12: A, Hình ảnh hẹp thân chung ĐMV trái trước can thiệp …………. 20
B, Hình ảnh thân chung ĐMV trái sau can thiệp…………………………………….. 20
Hình 2.9. Mức độ dòng chảy trong ĐMV theo thang điểm TIMI……………… 44
Hình 2.10. Mức độ tưới máu cơ tim theo thang điểm TMP ……………………… 44
Hình 2.13. Phân đoạn ĐMV theo hội Tim mạch Hoa Kỳ ………………………… 52