Nghiên cứu kết quả và tai biến, biến chứng trong tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng

Nghiên cứu kết quả và tai biến, biến chứng trong tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng

Sỏi tiết niêu là bênh thường gặp, chiếm khoảng 30-40% bênh lý đường tiết niêu, và chiếm tỷ lê 2-3% dân số [42], [68]. Trong đó sỏi niêu quản chiếm 28- 40% trong các bênh sỏi tiết niêu [1], [34]. Lứa tuổi thường gặp 30-50 tuổi [42], [68]. Việt nam là một nước nằm trong khu vực có tỷ lê bênh sỏi cao theo bản đổ của Humberger và Higgins.

Nguy cơ mắc bênh sỏi tiết niêu là 12% đối với nam giới và 4-5 % đối với nữ giới. Tỷ lê tái phát sỏi sau 1 năm, 5 năm và 10 năm tương ứng khoảng 14%, 35%, và 52% [68], [62].

80% sỏi niêu quản là do từ trên thận di chuyển xuống, có thể một hay nhiều viên sỏi ở vị trí 1/3 trên, 1/3 giữa và 1/3 dưới của niêu quản. Sỏi niêu quản làm bít tắc đường tiết niêu trên, gây nên cơn đau quặn thận, tổn thương thận nhanh chóng nếu không được điều trị kịp thời. Nếu sỏi niêu quản kèm theo viêm nhiễm, sỏi niêu quản 2 bên, sỏi niêu quản trên bênh nhân một thận, tình trạng bênh trở nên nặng nề hơn và dễ gây thiểu niêu, vô niêu, suy thận, có thể tử vong [1], [30], [34].

Chẩn đoán sỏi niêu quản dựa vào triêu chứng lâm sàng và các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như: chụp phim hê tiết niêu không chuẩn bị, chụp niêu đổ tĩnh mạch, siêu âm. Đối với một số trường hợp khó chẩn đoán như: sỏi nhỏ, hình cản quang sỏi lẫn với cản quang của xương, chẩn đoán phân biêt với nốt vôi hóa ngoài hê tiết niêu,… phải kết hợp với các phương tiên chẩn đoán khác như: chụp niêu quản- bể thận ngược dòng, nội soi niêu quản…

Trước đây, điều trị sỏi niêu quản chủ yếu là mổ mở lấy sỏi. Từ cuối thế kỷ 20, trên thế giới có nhiều phương pháp điều trị lấy sỏi ít gây tổn thương cho bênh nhân như: tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL- Extracorporeal shock wave lithotripsy), tán sỏi qua da (PCNL-Percutaneous nephrolithotripsy), tán sỏi niêu quản nôi soi ngược dòng (Retrograde ureteroscopy lithotripsy), mổ nôi soi lấy sỏi (Laparoscopy)… [42], [22].

Từ đầu thế kỷ 21 cho đến nay, tại Việt nam đã thực hiên được nhiều kỹ thuật can thiệp ít xâm hại điều trị bệnh sỏi niệu quản, bệnh nhân và thầy thuốc có thêm sự lựa chọn. Mỗi phương pháp điều trị được chỉ định phù hợp tuỳ theo từng bệnh nhân.

Phương pháp tán sỏi niệu quản nôi soi ngược dòng là môt phương pháp điều trị ít xâm hại, có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên tỷ lệ các tai biến và biến chứng thay đổi tùy theo kinh nghiệm của phẫu thuật viên từ 2% đến 20% [68]. Cho đến nay, tại Việt nam các công trình nghiên cứu về vấn đề này vẫn chưa nhiều, đặc biệt là đánh giá kết quả xa cũng như những tai biến và biến chứng trong tán sỏi niệu quản nôi soi ngược dòng, do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

Nghiên cứu kết quả và tai biến, biến chứng trong tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng”.

Với mục tiêu:

1. Đánh giá kết quả điều trị, các tai biến, biến chứng và cách xử trí trong tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng.

2. Một sô’ yếu tô’ liên quan đến kết quả và tai biến, biến chứng của tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng.

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục

Danh mục chữ viết tắt

Danh mục bảng

Danh mục hình vẽ

Danh mục sơ đổ, biểu đổ, đổ thị

ĐẶT VẤN ĐỂ 1

CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN 15

1.1. Nhắc lại giải phẫu, sinh lý niêu quản, thành phần hoá học sỏi, cơ chế

hình thành sỏi niêu quản 15

1.1.1. Giải phẫu niêu quản 15

1.1.2. Sinh lý niêu quản 23

1.1.3. Biến đổi giải phẫu và sinh lý đường tiết niêu trên do sỏi niêu quản…. 26

1.1.4. Cơ chế hình thành sỏi tiết niêu 30

1.2. Chẩn đoán sỏi niêu quản 34

1.2.1. Chẩn đoán lâm sàng 34

1.2.2. Chẩn đoán hình ảnh 35

1.2.3. Các biến chứng sỏi niêu quản 36

1.3. Các phương pháp điều trị sỏi niêu quản 38

1.3.1. Điều trị nôi khoa 38

1.3.2. Điều trị phẫu thuật lấy sỏi niêu quản 39

1.3.3. Tán sỏi ngoài cơ thể 39

1.3.4. Mổ nôi soi lấy sỏi niêu quản 41

1.3.5. Tán sỏi thận qua da 42

1.4. Phương pháp tán sỏi niêu quản nôi soi ngược dòng 42

1.4.1. Sơ lược về phát triển nôi soi niêu quản 42

1.4.2. Chỉ định tán sỏi niêu quản nôi soi 43

1.4.3. Dụng cụ 44

1.4.4. Các bước thực hiên tán sỏi niêu quản nôi soi 48

1.4.5. Kết quả của phương pháp tán sỏi niêu quản nôi soi ngược dòng… 49

1.4.6. Các biến chứng 51

1.4.7. Tình hình nghiên cứu tán sỏi niêu quản nôi soi ngưọc dòng tại Việt Nam.. CHƯƠNG 2: Đối TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

2.1. Đối tưọng nghiên cứu

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.3. Nôi dung nghiên cứu

2.3.1. Chẩn đoán sỏi niệu quản

2.3.2. Qui trình tán sỏi niệu quản nôi soi ngưọc dòng

2.3.3. Theo dõi sau tán sỏi

2.3.4. Đánh giá kết quả gần

2.3.5. Phân tích thành phần hóa học sỏi

2.3.6. Theo dõi kết quả xa

2.3.7. Môt số nôi dung và chỉ tiêu nghiên cứu

2.4. Phương pháp thu nhận, thống kê xử lý số liệu

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN cứu

3.1. Đặc điểm chung của bệnh sỏi niệu quản

3.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới

3.1.2. Số lượng và vị trí sỏi niệu quản

3.1.3. Kích thước sỏi

3.1.4. Tiền sử bệnh

3.2. Chẩn đoán sỏi niệu quản

3.2.1. Triệu chứng cơ năng

3.2.2. Thời gian phát hiện bệnh

3.2.3. Xét nghiệm

3.2.4. Chan đoán hình ảnh

3.2.5. Mối liên quan giữa các triệu chứng

3.3. Kết quả tán sỏi niệu quản nôi soi

3.3.1. Kết quả gần

3.3.2. Thành phần húa học sỏi

3.3.3. Kết quả xa

3.3.4. Các tai biến và biến chứng

3.4. Các yếu tố liên quan đến kết quả và các tai biến, biến chứng trong tán

sỏi niệu quản nôi soi

3.4.1. Các yếu tố liên quan đến kết quả tán sỏi

3.4.2. Các yếu tố liên quan đến thất bại và tai biến, biến chứng

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN

4.1. Mọt số đặc điểm chung của sỏi niêu quản 96

4.1.1. Tuổi và giới tính 96

4.1.2. Số lượng, vị trí và kích thước sỏi 97

4.1.3. Mọt số đặc điểm về tiền sử bênh 98

4.2. Chẩn đoán sỏi niêu quản 99

4.2.1. Triêu chứng cơ năng 99

4.2.2. Xét nghiêm máu và nước tiểu 1oo

4.2.3. Chẩn đoán hình ảnh 1o1

4.2.4. Mối liên quan giữa các triêu chứng 1o2

4.3. Chỉ định tán sỏi nôi soi 1o3

4.3.1. Chỉ định dựa vào vị trí và kích thước sỏi 1o4

4.3.2. Chỉ định đối với sỏi niêu quản 2 bên và suy thân 1o5

4.3.3. Chỉ định đối với thân ứ nước và chức năng thân 1o7

4.3.4. Chỉ định đối với bênh nhân nhiếm khuẩn tiết niêu 1o7

4.3.5 Chỉ định tán sỏi niêu quản cho phụ nữ có thai 1o8

4.4. Kỹ thuât và kết quả tán sỏi nội soi 11o

4.4.1. Kỹ thuât tán sỏi và kết quả gần 11o

4.4.2. Các tai biến và biến chứng sớm của tán sỏi niêu quản nọi soi 118

4.4.3. Theo dõi kết quả xa 127

4.5. Phân tích các yếu tố liên quan đến kết quả tán sỏi 131

4.5.1. Liên quan kết quả tán sỏi đến giới tính và vị trí sỏi 131

4.5.2. Liên quan kết quả tán sỏi đến kích thước sỏi 132

4.5.3. Liên quan kết quả tán sỏi đến mức đọ ứ nước thân và chức năng thân.. 133

4.5.4. Thành phần hóa học sỏi, và mối liên quan đến kết quả tán sỏi… 134

4.6. Đánh giá những trường hợp tán sỏi thất bại 135

4.6.1. Thất bại do không đặt được ống soi tiếp cân sỏi 135

4.6.2. Thất bại do sỏi di chuyển lên trên thân 137

4.6.3. Thất bại do sỏi cứng và tán sỏi không hết 137

KÊT LUẬN 139

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC IN LIÊN

QUAN ĐÊN LUẬN ÁN 129

TÀI LIÊU THAM KHẢG 130

PHỤ LỤC

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment