Nghiên cứu khả năng cố định ổ gãy trên thực nghiệm và kết quả điều trị gãy kín đầu dưới xương đùi người lớn bằng nẹp khóa
Nghiên cứu khả năng cố định ổ gãy trên thực nghiệm và kết quả điều trị gãy kín đầu dưới xương đùi người lớn bằng nẹp khóa.Gãy đầu dưới xương đùi(gãytrên lồi cầu, liên lồi cầu, lồi cầu trong, lồi cầu ngoàixương đùi), tỷ lệ khoảng 6% – 7% tổng số các loại gãy xương đùi, gãy trên lồi cầu và liên lồi cầu chiếm 70% các trường hợp[1],[2].
Gãy đầu dưới xương đùi: Do lực chấn thương năng lượng caohay gặp ở người trẻ tuổi, nam giới (từ 20 – 35 tuổi),chủ yếu do tai nạn giao thông (> 50%)[1],[3],[4]. Lực chấn thương mạnh làmxương gãy phức tạp, có nhiều tổn thương phối hợp tại chỗ (cơ, dây chằng, bao hoạt dịch, mạch máu, thần kinh….) và toàn thân[5], [6],[7]. Do lực chấn thương năng lượng thấp thường gặp ở người cao tuổi do ngã (kèm theo thưa – loãng xương), điều trị liền xương cũng tương đối khó khăn[1], [8], [9], [10].
Các phương pháp điều trị gãy đầu dưới xương đùi gồm bảo tồn hoặc phẫu thuật kết hợp xương. Nhược điểm điều trị bảo tồn: Khó nắn chỉnh hoàn hảo các di lệch, cố định không vững chắc, bất động lâu nên tỷ lệ biến chứng toàn thân và tại chỗ cao. Ưu điểm của phẫu thuật kết hợp xương: Nắn chỉnh ổ gãy xương hoàn hảo về giải phẫu, phục hồi lại tương quan diện khớp giữa lồi cầu và mâm chày, cố định xương gãy vững chắc, tập vận động sớm, tránh được các biến chứng[8],[11].Vì vậy các tác giả trên thế giới và trong nước đều thống nhất điều trị gãy đầu dưới xương đùi bằng phẫu thuật mở ổ gãy nắn chỉnh và kết hợp xương. Các phương pháp kết hợp xương được nghiên cứu và ứng dụng như:Đóng đinh nội tủy có chốt (xuôi dòng hoặc ngược dòng từ gối lên)[12]; Kết hợp xương bằngnẹp vít (nẹp vít thường, hai nẹp vít,nẹp góc liền khối 950, nẹp Dynamic Condylar Screw (DCS), nẹp ốp lồi cầu đùi, nẹp khóa đầu dưới xương đùi…); Bằng khung cố định ngoại vi trong gãy xưởng hở phức tạp, đến muộn, nhiễm trùng; Thay khớp gối khi bị tổn thương nặng hoặc di chứng nặng nề. Tuy nhiên với các trường hợp gãy đầu dưới xương đùi phức tạp, gần khớp, phạm khớp thì kết hợp xương bằng nẹp ốp lồi cầu và gần đây bằng nẹp khóa là lựa chọn hàng đầu, khắc phục được nhược điểmcủa các loại phương tiện kết hợp xương khác[9],[11], [13]. Nẹp khóa có các ưu điểm vượt trội như: Hình dạngphù hợp giải phẫu xương[14]; Ở các lỗ trên nẹpcó renkhớp đường ren ở mũ các vít tạo thành liên kết vững chắc,giữ được góc và trục của xương, phục hồi được diện khớp, chống lại được di lệch chồng, gập góc, xoay; Các lực chịu tác động khi vận động sẽ dàn đều đến các đinh vít nên tránh được hiện tượng tuột vít, bật nẹp như khi kết xương bằng nẹp vít thông thường; kết hợp xương nẹp khoá tránh được tổn thương hệ thống mạch máu màng xương quanh ổ gãy và hiện tượng tiêu xương dưới nẹp [15],[16].
Mặc dùcác tác giả trong nước đã báo cáo một số kết quả khả quan trong điều trị gãy đầu dưới xương đùi, nhưng dù kết hợp xương bằngnẹp ốp lồi cầu đùi hay nẹp khóa vẫn có một tỷ lệ thất bại (cứng duỗi gối, liền lệch, chậm liền xương, khớp giả…) [6],[11], [13]. Để tìm hiểu rõ nguyên nhân thất bại điều trị phải đánh giá được khả năng cố định vững chắc ổ gãy xương sau mổ của 2 loại nẹp này. Từ đó đưa ra chương trình tập luyện sau mổ hợp lý, tránh các biến chứng gãy nẹp, bong nẹp, chậm liền xương, khớp giả và di chứng hạn chế vận động khớp gối. Tuy nhiên, cũng chưa có tác giả trong nước nghiên cứu một cách hệ thống từ thực nghiệm đến điều trị về khả năng cố định ổ gãy vững chắc của nẹp khóa. Vì vậy chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm để so sánh khả năng cố định vững chắc của 2 loại nẹp ốp lồi cầu và nẹp khóa đầu dưới xương đùivà đánh giá kết quả điều trị gãy kín đầu dưới xương đùi của nẹp khóa,với đề tài:
“Nghiên cứu khả năng cố định ổ gãy trên thực nghiệm và kết quả điều trị gãy kín đầu dưới xương đùi người lớn bằng nẹp khóa” nhằm mục tiêu:
1. Xác địnhkhả năng cố định vững chắc của nẹp khóa trên mô hình kết hợp xương thử nghiệm.
2. Đánh giá kết quả điều trị gãy kín đầu dưới xương đùi người lớn bằng nẹp khóa, rút ra một số nhận xét về chỉ định và kỹ thuật.
MỤC LỤC Nghiên cứu khả năng cố định ổ gãy trên thực nghiệm và kết quả điều trị gãy kín đầu dưới xương đùi người lớn bằng nẹp khóa
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Các chữ viết tắt
Danh mục hình
Danh mục ảnh
Danh mục bảng
Danh mục đồ thị
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU ĐẦU DƯỚI XƯƠNG ĐÙI LIÊN QUAN ĐẾN TỔN THƯƠNG VÀ KỸ THUẬT ĐIỀU TRỊ 3
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu xương 3
1.1.2. Đặc điểm về phần mềm 5
1.1.3. Trám khoeo 7
1.2. NẸP KHÓA 8
1.2.1. Quá trình nghiên cứu và phát triển của nẹp khóa 8
1.2.2. Đặc điểm cấu tạo nẹp vít khóa 12
1.2.3. Đặc điểm cơ – sinh học của nẹp khóa 16
1.2.4. Nghiên cứu về độ vững chắc của kết hợp xương nẹp khóa với gãy đầu
dưới xương đùi 18
1.3. CÁC NGHIÊN CỨU VÀ ĐIỀU TRỊ GÃY ĐẦU DƯỚI XƯƠNG ĐÙI 20
1.3.1. Điều trị bảo tồn 21
1.3.2. Điều trị phẫu thuật 22
1.4. ĐIỀU TRỊ GÃY ĐẦU DƯỚI XƯƠNG ĐÙI BẰNG KẾT HỢP
XƯƠNG NẸP KHÓA 30
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1. NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG CỐ ĐỊNH VỮNG CHẮC CỦA NẸPKHÓA TRÊN MÔ HÌNH KẾT HỢP XƯƠNG THỬ NGHIỆM 35
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu thử nghiệm 35
2.1.2. Thiết kế mô hình nghiên cứu thử nghiệm 35
2.1.3. Nội dung nghiên cứu 39
2.1.4. Phương pháp đánh giá kết quả 42
2.2. NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN ĐẦU DƯỚI XƯƠNGĐÙI BẰNG KẾT HỢP XƯƠNG NẸP KHÓA 42
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu lâm sàng 42
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu lâm sàng 43
2.2.3. Phương pháp đánh giá kết quả 51
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu 55
2.2.5. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu 56
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 57
3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM SỨC BỀN CƠ TÍNH VÀKHẢ NĂNG CỐ ĐỊNH VỮNG CHẮC Ổ GÃY ĐẦU DƯỚI XƯƠNG ĐÙI CỦA NẸP KHÓA 57
3.1.1. Thử nghiệm khả năng chịu lực nén trên 2 mẫu 57
3.1.2. Thử nghiệm khả năng chịu lực uốn ngang trên 2 mẫu nẹp khóaĐDXĐ – xương (KA – U) và nẹp ốp lồi cầu đùi – xương (LA – U) 61
3.1.3. Thử nghiệm khả năng chịu lực uốn xoắn của 2 mẫu nẹp khóa ĐDXĐ – xương (KA – X) và nẹp ốp lồi cầu đùi – xương (LA – X) 65
3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN ĐẦU DƯỚI XƯƠNG ĐÙI BẰNG KẾT HỢP XƯƠNG NẸP KHÓA 69
3.2.1. Đặc điểm của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 69
3.2.2. Nguyên nhân tai nạn 69
3.2.3. Cơ chế chấn thương 70
3.2.4. Vị trí, hình thái, tính chất tổn thương 70
3.2.5. Phân loại gãy xương theo AO 71
3.2.6. Tổn thương phần mềm 72
3.2.7. Tổn thương kết hợp 72
3.2.8. Tổn thương mạch máu, thần kinh 72
3.2.9. Điều trị phẫu thuật bằng kết hợp xương nẹp khóa 73
3.2.10. Kết quả điều trị 75
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 84
4.1. KHẢ NĂNG CỐ ĐỊNH VỮNG CHẮC Ổ GÃY ĐẦU DƯỚI XƯƠNG ĐÙI CỦA NẸP KHÓA 84
4.1.1. Khả năng chịu lực nén của mẫu nẹp khóa đầu dưới xương đùi – xương với gãy trên lồi cầu và liên lồi cầu xương đùi 85
4.1.2. Khả năng chịu lực uốn ngang của mẫu nẹp khóa đầu dưới xương đùi – xương với gãy trên lồi cầu và liên lồi cầu xương đùi 86
4.1.3. Khả năng chịu lực uốn xoắn của mẫu nẹp khóa đầu dưới xương đùi – xương với gãy trên lồi cầu và liên lồi cầu xương đùi 87
4.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN ĐẦU DƯỚI XƯƠNG ĐÙI BẰNG KẾT HỢP XƯƠNG NẸP KHÓA 91
4.2.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 91
4.2.2. Chỉ định kết hợp xương bằng nẹp khóa 93
4.2.3. Thời điểm phẫu thuật 95
4.2.4. Kỹ thuật mổ KHX nẹp khóa điều trị gãy ĐDXĐ 96
4.2.5. Đánh giá kết quả điều trị gãy đầu dưới xương đùi 102
4.2.6. Tai biến, biến chứng 110
KẾT LUẬN 114
KIẾN NGHỊ 116
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨUCỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC