NGHIÊN CỨU KHÁNG INSULIN Ở NGƯỜI CAO TUỔI THỪA CÂN, BÉO PHÌ
Luận án tiến sĩ y học NGHIÊN CỨU KHÁNG INSULIN Ở NGƯỜI CAO TUỔI THỪA CÂN, BÉO PHÌ.Người cao tuổi, hậu quả của quá trình lão hoá là sự suy giảm chức năng của các cơ quan, đặc biệt là cơ quan nội tiết và chuyển hoá nên thường có xu hướng béo lên sẽ gây nên một loạt các rối loạn chuyển hoá. Đó là đề kháng insulin, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu và bệnh đái tháo đường thể 2, là tiền đề cho các bệnh lý tim mạch. Tuổi thọ ngày càng cao, số người cao tuổi ngày càng gia tăng. Trên toàn thế giới năm 1950 mới có 214 triệu người cao tuổi, đến năm 1975 đã là 346 triệu, năm 2000 là 585 triệu người, ước tính năm 2025 sẽ là 1 tỉ 121 triệu [20].
Ở một vài quốc gia đang phát triển, béo phì cùng tồn tại song song với suy dinh dưỡng. Trong khi bệnh nhiễm trùng đã sụt giảm nhiều thì các bệnh mạn tính như: đái tháo đường thể 2, bệnh tim mạch và ung thư đang tăng lên mạnh mẽ [57]. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (1998): “Béo phì đang là đại dịch tại các quốc gia đã phát triển và đang tăng lên nhanh chóng ở nhiều nước đang phát triển, đặc biệt là vùng châu Á- Thái Bình Dương” [160]. Béo phì không những được xem đơn giản như là một vấn đề địa phương mà cần xem như là đại dịch đòi hỏi các biện pháp nhằm ngăn cản và xử lý hiệu quả [5]. Béo phì được Tổ chức Y tế Thế giới xem là một thách thức của thiên niên kỷ và là một trong “Tứ chứng nan y” hiện tại của loài người: AIDS, ung thư, béo phì và ma tuý [74].
Tại Việt Nam số người cao tuổi thừa cân, béo phì đang gia tăng rõ rệt, nhất là vùng thị trấn, thành thị. Nghiên cứu về tình trạng sức khỏe của người cao tuổi thừa cân, béo phì chưa được đề cập nhiều mặc dù hậu quả của nó ngày càng lớn về mặt chất lượng cuộc sống và phí tổn y tế.
Béo phì liên quan chặt chẽ với kháng insulin, tăng huyết áp và rối loạn lipid máu, làm tăng nguy cơ đái tháo đường thể 2 và bệnh tim mạch [57].
Trong thời gian gần đây, kháng insulin đang là vấn đề thời sự không những trên thế giới mà cả ở Việt Nam. Kháng insulin là yếu tố nguy cơ chính trong một số bệnh lý, bao gồm: đái tháo đường thể 2, béo phì, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu và những bệnh lý tim mạch khác [11].
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU NGHIÊN CỨU KHÁNG INSULIN Ở NGƯỜI CAO TUỔI THỪA CÂN, BÉO PHÌ
1. Xác định đặc điểm và tỷ lệ kháng insulin dựa vào chỉ số HOMA và QUICKI ở người cao tuổi thừa cân, béo phì.
2. Tìm hiểu mối liên quan giữa kháng insulin với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng. Xác định giá trị điểm cắt chỉ số BMI, chu vi vòng bụng nhằm đánh giá nguy cơ kháng insulin ở người cao tuổi thừa cân, béo phì.
III. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
– Tình trạng kháng insulin được đánh giá qua các chỉ số gián tiếp là thăm dò không xâm nhập nên không gây tai biến, thích hợp cho người cao tuổi, đặc biệt là những người hạn chế đi lại.
– Sử dụng các chỉ số kháng insulin là phương pháp khoa học khách quan không phụ thuộc vào chủ quan của người thực hiện cũng như đối tượng nghiên cứu nhưng lại đưa ra giá trị chính xác.
– Xác định được giá trị điểm cắt chỉ số BMI, chu vi vòng bụng nhằm đánh giá nguy cơ kháng insulin ở người cao tuổi thừa cân, béo phì và ứng dụng trong lâm sàng.
– Dựa vào mối tương quan giữa sự kháng insulin với một số yếu tố nguy cơ bệnh tật thường xảy ra ở người cao tuổi thừa cân, béo phì để từ đó đưa ra phương án điều trị chính xác và dự phòng thích hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Lê Văn An, Lê Thị Thanh Tịnh, Lê Chuyển (2006), “Nghiên cứu sự thay đổi bilan lipid ở những người mập trung tâm tại Bệnh viện Trường Đại học Y Khoa Huế”, Tạp chí Y học thực hành- Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học. Hội Nội tiết & Đái tháo đường miền Trung lần thứ 5, 548, tr.468-471.
2. Lê Văn Bàng (2004), “Tình hình béo phì ở đối tượng trên 15 tuổi tại thành phố Huế- Việt Nam”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học. Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành Nội tiết và Chuyển hóa Việt Nam lần thứ hai, tr.666-674
3. Lê Văn Bàng (2008), “Tiền đái tháo đường”, Tạp chí Y học thực hành-Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học. Hội nghị đái tháo đường, nội tiết và các rối loạn chuyển hoá miền Trung lần thứ 6, 616-617, tr.79-85.
4. Lê Văn Bàng (2009), “Ngưng thở khi ngủ”, Tạp chí Y học thực hành-Báo cáo khoa học. Hội nghị Hội nội tiết & đái tháo đường Việt Nam lần thứ V, 673-674, tr.25-36.
5. Tạ Văn Bình (2007), “Béo phì”, Những nguyên lý nền tảng bệnh đái tháo đường-tăng glucose máu, NXB Y học, Hà Nội, tr.706-723.
6. Ngô Đình Châu, Trần Hữu Dàng (2006), “Béo phì và biến chứng ngoài tim mạch”, Tạp chí Y học thực hành, Hội nghị Nội tiết & Đái tháo đường miền Trung lần V, tr.365-370.
7. Ngô Đình Châu, Trần Hữu Dàng (2006), “Béo phì và biến chứng tim mạch”, Tạp chí Y học thực hành, Hội nghị Nội tiết & Đái tháo đường miền Trung lần V, tr.567-572.
8. Lê Văn Chi (2010), Nghiên cứu hội chứng chuyển hóa và vai trò của kháng insulin, estradiol và testosterone ở phụ nữ mãn kinh, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Huế.
9. Trần Hữu Dàng (1996), Nghiên cứu tình hình và đặc điểm bệnh Đái Tháo Đường ở Huế, Luận án phó Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
10. Trần Hữu Dàng (2005), “Khái niệm hiện nay về mô mỡ”, Tạp chí Y học thực hành- Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học. Đại hội Nội tiết – Đái tháo đường Việt Nam lần thứ 3, 507-508, tr.53-57.
11. Trần Hữu Dàng (2008), “Cơ chế sinh bệnh học kháng insulin”, Tạp chí Y học thực hành- Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học. Hội nghị Đái tháo đường, Nội tiết và rối loạn chuyển hoá miền Trung lần thứ 6, 616-617, tr.122-127.
12. Trần Hữu Dàng (2008), “Béo phì”, Giáo trình sau Đại học chuyên ngành Nội tiết & Chuyển hoá, NXB Đại Huế, tr.304-312.
13. Trần Hữu Dàng và cộng sự (2010), “Tỷ lệ kháng insulin ở người cao tuổi tăng trọng, béo phì”, Tạp chí Y học thực hành- Hội nghị khoa học Sau Đại học trường Đại học Y Dược Huế lần thứ IV, 718-719, tr.43-50.
14. Đào Thị Dừa, Nguyễn Thị Quỳnh Trang, Nguyễn Hải Thủy (2005), “Kháng insulin ở người béo phì”, Tạp chí Y học thực hành-Hội nghị khoa học y dược Trường Đại học Y khoa Huế lần thứ 11, 521, tr.331-334.
15. Đào Thị Dừa, Nguyễn Hải Thủy (2006), “Nghiên cứu kháng insulin ở bệnh nhân béo phì bằng khảo sát tĩnh và động”, Tạp chí Y học thực hành- Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học. Hội Nội tiết & Đái tháo đường miền Trung lần thứ 5, 548, tr. 387-393.
16. Đoàn Dư Đạt (2006), “Lâm sàng, đường máu và lipit máu ở bệnh nhân tăng huyết áp có thừa cân tại khoa Tim mạch, Bệnh viện Việt Nam- Thuỵ Điển, Uông Bí”, Tạp chí Y học thực hành- Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học. Hội Nội tiết & Đái tháo đường miền Trung lần thứ 5, 548, tr.380-386.
17. Lê Thanh Hải (2006), Nghiên cứu sự kháng insulin, một yếu tố nguy cơ của bệnh tai biến mạch máu não, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Huế.
18. Nguyễn Đức Hoàng (2000), Nghiên cứu rối loạn glucoza máu ở người béo phì dạng nam, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y khoa Huế.
19. Trần Văn Huy, Đặng Huy Hoàng (2005), “Đề kháng insulin và gan nhiễm mỡ không do rượu”, Tạp chí Y học thực hành- Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học. Đại hội Nội tiết – Đái tháo đường Việt nam lần thứ 3,507-508, tr.108- 110.
20. Phạm Khuê (1990), “Đại cương về bệnh tuổi già”, Lão khoa đại cương, NXB Y học, Hà Nội, tr.57-81.
21. Phan Ngọc Lan (2006), Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, biến chứng, tình trạng kháng insulin và chức năng tế bào bêta ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 trên 60 tuổi, Luận văn Thạc sỹ Y học, Học viện Quân y, Hà Nội.
22. Trần Thị Hồng Loan, Phan Nguyễn Thanh Bình (2004), “Thực trạng thừa cân và béo phì tại thành phố Hồ Chí Minh và các yếu tố liên quan”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học. Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành Nội tiết và Chuyển hóa Việt Nam lần thứ hai, tr.675-688.
23. Nguyễn Cửu Lợi (2002), Nghiên cứu sự kháng insulin, một yếu tố nguy cơ độc lập của bệnh mạch vành, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Huế.
24. Luật người cao tuổi của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009)
25. Nguyễn Kim Lương, Thái Hồng Quang (1999), “Kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường type2 và bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát”, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, tr.32 – 34.
26. Huỳnh Văn Minh (1996), Nghiên cứu sự kháng insulin, một yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát, Luận án phó Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
27. Huỳnh Văn Minh và cs (2008), “Khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt nam về chẩn đoán, điều trị, dự phòng tăng huyết áp ở người lớn”, Khuyến cáo 2008 về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa của Hội Tim mạch học Việt Nam, NXB Y học, tr.235-294.
28. Phạm Minh (2008), Nghiên cứu tình trạng kháng insulin ở người cao tuổi bị gan nhiễm mỡ, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược Huế.
29. Nguyễn Thị Nhạn (2009), “Từ béo phì đến đái tháo đường”, Tạp chí Nội khoa- Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học. Hội nghị Tim mạch miền Trung mở rộng lần thứ V, phụ trương đặc biệt chào mừng Hội nghị Tim mạch miền Trung mở rộng lần thứ V- Tp. Đồng Hới, 3, tr.112-119.
30. Đặng Hiếu Nhân, Đặng Vạn Phước (2008), “Các nguyên nhân khác gây tăng huyết áp”, Tăng huyết áp trong thực hành lâm sàng, NXB Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.375- 393.
31. Nguyễn Đắc Nhật (2001), “Nồng độ insulin máu của người Việt nam bình thường”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học. Đại hội Hội Nội tiết – Đái tháo đường Việt Nam lần thứ nhất, tr.370-375.
32. Đặng Vạn Phước (2010), “Khuyến cáo năm 2008 của Hội Tim mạch học Việt Nam về rối loạn lipid máu”, chuyên đề Tim mạch học- Hội Tim mạch học TP.HCM, NXB Y học, tr.37-47.
33. Cao Mỹ Phượng, Nguyễn Hoàng Nga, Mai Khắc Sơn, Trần Ngọc Thân và cộng sự (2008), “Tiền đái tháo đường ở bệnh nhân tăng huyết áp trên 40 tuổi thuộc tỉnh Trà Vinh”, Tạp chí Y học thực hành-Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học. Hội nghị đái tháo đường, nội tiết và các rối loạn chuyển hoá miền Trung lần thứ 6, 616-617, tr.339-348.
34. Nguyễn Viết Quang (2003), Nghiên cứu sự biến đổi insulin huyết tương qua nghiệm pháp dung nạp glucose ở bệnh nhân Đái tháo đường phát hiện bệnh sau 40 tuổi, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y khoa Huế.
35. Nguyễn Vinh Quang (2007), Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh đái tháo đường týp 2 và hiệu quả của biện pháp can thiệp cộng đồng tại Nam Định, Thái Bình (2002-2004), Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân y, Hà Nội.
36. Nguyễn Hữu Sơn (2009), Ứng dụng chương trình Medcalc trong thống kê y học, NXB Đại học Huế.
37. Nguyễn Văn Tân (2010), “Béo phì và hội chứng chuyển hóa ở người cao tuổi”, chuyên đề Tim mạch học- Hội Tim mạch học TP.HCM, NXB Y học, tr.8-13.
38. Hoàng Trọng Thảng (2008), “Đề kháng insulin và gan nhiễm mỡ”, Tạp chí Y học thực hành- Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học. Hội nghị Đái tháo đường, Nội tiết và rối loạn chuyển hoá miền Trung lần thứ 6, 616-617, tr.128-133.
39. Nguyễn Thiện Thành (2002), “Đặc điểm bệnh học ở người có tuổi”, Những bệnh thường gặp ở người có tuổi, NXB Y học, Hà Nội, tr.75- 93.
40. Trần Đức Thọ, Phạm Thắng, Hồ Kim Thanh (2008), “Tìm hiểu một số đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm của bệnh nhân béo phì trên 60 tuổi”,Tạp chí Y học thực hành- Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học. Hội nghị Đái tháo đường, Nội tiết và rối loạn chuyển hoá miền Trung lần thứ 6, 616-617, tr.482-491.
41. Trần Trung Thông (2001), Nghiên cứu rối loạn lipid máu và biến đổi tim mạch ở bệnh nhân béo phì, Luận án Bác sĩ chuyên khoa cấp 2, Đại học Y khoa Huế.
42. Nguyễn Hải Thuỷ (2008), “Đề kháng insulin”, Bệnh tim mạch trong rối loạn nội tiết và chuyển hoá, NXB Đại học Huế, tr.9-58.
43. Nguyễn Hải Thuỷ (2008), “Kháng insulin và bệnh đái tháo đường”, Bệnh tim mạch trong rối loạn nội tiết và chuyển hoá, NXB Đại học Huế, tr.59-70.
44. Nguyễn Hải Thuỷ (2008), “Đái tháo đường ở người cao tuổi”, Tạp chí Y học thực hành- Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học. Hội nghị Đái tháo đường, Nội tiết và các rối loạn chuyển hoá miền Trung lần thứ 6, 616-617, tr.105-109.
45. Nguyễn Hải Thuỷ (2009), “Tiền đái tháo đường tại tỉnh Thừa Thiên-Huế”, Tạp chí Y học thực hành- Hội nghị khoa học Nội khoa & xạ phẫu bằng tia gamma, trường Đại học Y Dược Huế, 658-659, tr.344-356.
46. Nguyễn Đình Toàn, Nguyễn Phúc Thu Trang (2008), “Rối loạn lipid máu ở người lớn tại thành phố Huế, Tạp chí Y học thực hành- Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học. Hội nghị Đái tháo đường, Nội tiết và các rối loạn chuyển hoá miền Trung lần thứ 6, 616-617, tr.637-642.
47. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống kê, Hà Nội.
48. Doãn Thị Tường Vi, Phạm Quang (2004), “Rối loạn lipid máu và tăng huyết áp ở người thừa cân”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học. Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành Nội tiết và Chuyển hóa Việt Nam lần thứ hai, tr.660-665.
49. Hoàng Trung Vinh, Nguyễn Văn Ngọc (2009), “Kháng insulin và chức năng tế bào β tụy ở bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp”, Tạp chí Y học thực hành-Báo cáo khoa học. Hội nghị Hội nội tiết & đái tháo đường Việt Nam lần thứ V, 673-674, tr.144-150.