Nghiên cứu kháng thể bất thường hệ hồng cầu và kết quả bước đầu của truyền máu hòa hợp một số kháng nguyên nhóm máu ở bệnh nhân thalassemia
Luận văn Nghiên cứu kháng thể bất thường hệ hồng cầu và kết quả bước đầu của truyền máu hòa hợp một số kháng nguyên nhóm máu ở bệnh nhân thalassemia tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương (2013-2014). Máu rất quan trọng và cần thiết cho cuộc sống, nhờ có truyền máu mà nhiều người bệnh đã được cứu sống, máu cần cho điều trị ngoại khoa, nội khoa và sản khoa…, đặc biệt máu rất cần thiết để điều trị cho bệnh nhân có bệnh lý huyết học. Bên cạnh những lợi ích mà truyền máu mang lại cho người bệnh thì truyền máu cũng có thể gây ra các tai biến nghiêm trọng nếu các nguyên tắc về truyền máu không được tuân thủ [1], [2]. Hiện nay vấn đề an toàn truyền máu đã và đang được cả thế giới quan tâm, tại các nước tiên tiến, an toàn truyền máu về mặt miễn dịch đã được thực hiện một cách triệt để, việc xác định nhóm máu hệ ABO, Rh(D) cho bệnh nhân và đơn vị máu, làm phản ứng hòa hợp ở điều kiện 220C, 370C và kháng globulin người, sàng lọc, định danh kháng thể bất thường đã được thực hiện thường quy; Truyền máu hòa hợp kháng nguyên nhóm máu hồng cầu cho bệnh nhân cũng đã được thực hiện để hạn chế các tai biến truyền máu do các kháng thể bất thường gây ra [1], [3].
Tại nước ta hiện nay, an toàn truyền máu về mặt miễn dịch vẫn chưa được thực hiện một cách triệt để, nhiều bệnh viện mới chỉ thực hiện được các xét nghiệm định nhóm máu hệ ABO, Rh(D), xét nghiệm hòa hợp ở 220C trước khi truyền máu cho người bệnh, còn xét nghiệm hòa hợp ở 370C và có sử dụng kháng globulin người, sàng lọc và định danh kháng thể bất thường cho bệnh nhân mới chỉ được thực hiện ở một số bệnh viện lớn [1], [3]. Tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, xét nghiệm sàng lọc và định danh kháng thể bất thường đã được bắt đầu thực hiện từ những năm của thập kỷ 80, nhưng phải đến năm 2009 thì mới được làm bài bản, thường quy cho bệnh nhân trước khi truyền máu, việc truyền máu hòa hợp kháng nguyên nhóm máu hồng cầu cho bệnh nhân bắt đầu được thực hiện tại Viện từ năm 2011 và được mở rộng thêm vào năm 2013, nhờ việc thực hiện thường quy các xét nghiệm trên mà bước đầu đem lại hiệu quả cho những bệnh nhân phải truyền máu nhiều lần như bệnh nhân thalassemia [1], [3].
Thalassemia là bệnh tan máu bẩm sinh, cơ chế bệnh sinh của bệnh là do sự giảm hoặc mất hẳn sự tổng hợp của một loại chuỗi globin – một thành phần quan trọng cấu tạo nên huyết sắc tố [4]. Bệnh nhân thalassemia thể nặng hầu hết đều sống phụ thuộc vào truyền máu và phải truyền máu nhiều lần trong quá trình điều trị, do vậy việc sinh ra kháng thể bất thường dẫn đến truyền máu không hiệu lực và gây những hậu quả nặng nề cho bệnh nhân là khó tránh khỏi. Chính vì vậy việc sàng lọc, định danh kháng thể bất thường và truyền máu hòa hợp kháng nguyên nhóm máu hồng cầu có ý nghĩa rất quan trọng đối với bệnh nhân thalassemia, các biện pháp trên sẽ giúp cho bệnh nhân truyền máu được an toàn, có hiệu lực hơn, giảm số lần truyền máu và số lần vào viện, do đó tình trạng ứ sắt do truyền máu cũng giảm, mang lại cả hiệu quả về mặt kinh tế cũng như xã hội cho người bệnh [5], [6], [7], [8], [9], [10].
Để tìm hiểu về đặc điểm của kháng thể bất thường hệ hồng cầu và đánh giá kết quả bước đầu của truyền máu hòa hợp kháng nguyên nhóm máu hồng cầu ở bệnh nhân thalassemia, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu kháng thể bất thường hệ hồng cầu và kết quả bước đầu của truyền máu hòa hợp một số kháng nguyên nhóm máu ở bệnh nhân thalassemia tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương (2013-2014)” với mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu đặc điểm và sự xuất hiện của kháng thể bất thường hệ hồng cầu ở bệnh nhân thalassemia được điều trị tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương;
2. Đánh giá kết quả bước đầu truyền máu hòa hợp một số kháng nguyên nhóm máu hồng cầu ở bệnh nhân thalassemia.
KIÉN NGHỊ
Từ kết quả nghiên cứu và bàn luận, chúng tôi có kiến nghị sau:
Bệnh nhân thalassemia cần được làm xét nghiệm sàng lọc kháng thể bất thường theo đúng quy định của Thông tư số 26 đã được Bộ Y tế ban hành tháng 9/2013 về “Hướng dẫn hoạt động truyền máu” (trước khi truyền khối hồng cầu và cứ 7 ngày sau truyền khối hồng cầu). Khi xét nghiệm sàng lọc kháng thể bất thường dương tính cần định danh kháng thể bất thường và lựa chọn đơn vị máu có kháng nguyên âm tính với kháng thể bất thường của bệnh nhân để thực hiện truyền máu hòa hợp kháng nguyên nhóm máu cho bệnh nhân.
Từng bước triển khai thực hiện truyền máu hòa hợp hệ Rh (với 5 kháng nguyên D, C, c, E, e) và hệ MNS (với kháng nguyên Mia) cho bệnh nhân thalassemia và những bệnh nhân được truyền máu nhiều lần để đảm bảo an toàn truyền máu và thực hiện truyền máu có hiệu lực cho bệnh nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Thị Mai An, Vũ Đức Bình, (2012), Truyền máu hòa hợp nhóm máu – một giải pháp hữu hiệu để đảm bảo an toàn truyền máu, Một số chuyên đề Huyết học – Truyền máu, 4, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 40-45.
2. Bùi Thị Mai An, Nguyễn Y Lăng, Đỗ Trung Phấn (2000), Tình hình nhiễm HIV, HBV, HCV ở bệnh nhân được nhận máu nhiều lần tại Viện Huyết học – Truyền máu TW năm 1999 – 2000, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 263 – 265.
3. Bùi Thị Mai An, Nguyễn Anh Trí (2014), Những phát minh và tiến bộ trong lĩnh vực trong lĩnh vực bảo đảm an toàn truyền máu trên thế giới và tại Việt Nam, Một số chuyên đề Huyết học – Truyền máu, V, 38 – 50.
4. Phạm Quang Vinh (2006), Bệnh Huyết sắc tố, Bài giảng Huyết học – Truyền máu sau đại học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 190-197.
5. Cappellini, Cohen, Eleítherion, (2007), Guidelines for the clinical management of thalassemia (2nd), Thalassemia International Federation.
6. Fosburg, Nathan, (1990), Treatment of Cooley’s anemia, Blood, 76, 435¬450.
7. Nguyễn Anh Trí, Nguyễn Thị Thu Hà, Bạch Quốc Khánh và cộng sự (2013), Bệnh tan máu bẩm sinh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
8. Osby, Shulman (2005), Phenotype matching of donor red blood cell units for nonalloimmunizes sickle cell disease patients: A survey of 1182 North American laboratories, Arch Pthol Lab Med, 129, 190 – 193.
9. Tahhan, Holbrook (1994), Antigen – matched donor blood in the transfusion management of patients with sickle cell disease, Transfusion, 34, 362 – 369.
10. Vichinsky, Haberken, Neumayr, et al (1995), A comparison of conservative and aggressive transfusion regmens in the perioperative management of sickle cell disease, N Engl J Med, 333, 206 – 213.
11. Phạm Quang Vinh (2006), Hệ nhóm máu ABO, Rh, các hệ khác và an toàn truyền máu, Bài giảng Huyết học – Truyền máu sau đại học, NXB Y học, 280 – 297.
12. Đỗ Trung Phấn (2012), Kháng nguyên của máu, Truyền máu hiện đại cập nhật và ứng dụng trong điều trị bệnh, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, 124-171.
13. Bùi Thị Mai An (2010), Đặc điểm một số hệ nhóm máu hồng cầu và mối liên quan với bệnh lý, Một số chuyên đề Huyết học – Truyền máu, 3, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 102 – 116.
14. Mark E. Brecher and associate editors (2005), Blood Groups, AABB Technical Manual 15th edition, 289 – 360.
15. Smart, Armstrong (2008), Blood group systems, ISBT Science Series, 68 – 92.
16. Trần Ngọc Quế (2013), Nghiên cứu xây dựng ngân hàng máu hiếm tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
17. Bùi Thị Mai An (2006), Những hiểu biết mới về nhóm máu hệ hồng cầu và kỹ thuật sinh học phân tử trong nghiên cứu kháng nguyên nhóm máu hệ hồng cầu, Một số chuyên đề Huyết học – Truyền máu, 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 1970 – 1987.
18. Storry (2014), Discovery new blood group systems – Lucks, serendipity and hard work, Transfusion Today, 18, March 2014, p.8.
19. Phạm Quang Vinh (2013), Hệ thống nhóm máu và ứng dụng trong truyền máu, Huyết học – Truyền máu cơ bản, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 36¬
51.
20. Bùi Thị Mai An, Vũ Đức Bình, Nguyễn Anh Trí (2014), Đặc điểm và vai trò của một số nhóm máu hồng cầu mới được phát hiện, Một số chuyên đề Huyết học – Truyền máu, V, 62 – 74.
21. Bùi Thị Mai An, Hoàng Thị Thanh Nga, Nguyễn Anh Trí (2014), Đặc điểm và vai trò của CD59 – Một kháng nguyên nhóm máu hồng cầu mới được phát hiện, Một số chuyên đề Huyết học – Truyền máu, 5, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 75 – 84.
22. Nguyễn Anh Trí, Phạm Mạnh Hùng (2004), Kháng nguyên – kháng thể hồng cầu và hiện tượng bất đồng miễn dịch nhóm máu hệ hồng cầu, Một số chuyên đề Huyết học – Truyền máu, 1, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 166 – 176.
23. Nguyễn Anh Trí, Nguyễn Thị Thu Hà, (2010), Cập nhật chẩn đoán và điều trị thalassemia, Một số chuyên đề Huyết học – Truyền máu, 3, Nhà xuất bản Y học, 203 – 212.
24. Rosse, Gallager (1990), Transfusion and alloimmunization in sickle cell disease. The cooperative study of sickle cell disease.
25. Spanos, Karageorga (1990), Red cell alloimmunization in patients with thalassemia, Vox Sang, 1990, 58(1): 50-5.
26. Hok-Kung Ho, Shau Yin Ha (2001), Alloimmunization in Hong Kong southern Chinese transfusion dependent thalassemia patients, Blood, 97:3999-4000.
27. Castro, Sandier, Houston-Yu (2002), Predicting the effect of transfusing only phenotype matched RBCs to patients with sickle cell disease: Theoretical and practical implications, Transfusion, 42, p.684-690.
28. Nrages Obeidi, Ali Reza Mankhian, Gissoo Hatami, Habib Emami (2011), Antibody Screening in patients with thalassemia major, American Society for Clinical Pathology (ASCP).
29. Karina Yazdanbakhsh (2012), Red blood cell alloimmunization in sickle disease: pathophysiology, risk factors and transfusion managements, Blood, 120:528-537.
30. Yu-Hua Chao, Kang-His Wu, Mu-Chin Shih, Ching-Tien Peng, Ci-Wen Chang (2013), Red blood cell alloimmunisation among Chinese patients with p thalassemia major in Taiwan, Blood Transfusion; 11(1): 71-74.
31. Bùi Thị Mai An, Vũ Thị Tú Anh (2012), Nghiên cứu kết quả sàng lọc và định danh kháng thể bất thường ở bệnh nhân bệnh máu tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương (2009 – 2011), Tạp chí Y học Việt Nam, 396, 484-488.
32. Trần Văn Chiến (2012), Nghiên cứu tỷ lệ và đặc điểm kháng thể kháng hồng cầu của bệnh nhân bị bệnh máu tại Viện Huyết học – Truyền máu TW 2011-2012, Luận văn tốt nghiệp cử nhân kỹ thuật y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
33. Thông tư Hướng dẫn hoạt động Truyền máu số 26/2013/TT-BYT, Bộ Y tế.
34. Phạm Quang Vinh (2012), Thiếu máu: chẩn đoán và điều trị, Bệnh học nội khoa tập 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 389.
35. Phùng Thị Hồng Hạnh (2009), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm và bước đầu nhận xét kết quả điều trị ở bệnh nhân thalassemia người lớn tại Viện Huyết học – Truyền máu TW, Luận văn thạc sỹ y khoa, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
36. Phạm Thị Thu Khuyên (2012), Đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm của bệnh nhân thalassemia gặp tại Viện Huyết học – Truyền máu TW năm 2012, Luận văn thạc sỹ y khoa, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
37. Vũ Hải Toàn (2013), Nghiên cứu đặc điểm một số xét nghiệm đông cầm máu ở bệnh nhân thalassemia tại Viện Huyết học – Truyền máu TW, Luận văn thạc sỹ y khoa, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
38. Nguyễn Công Khanh, Dương Bá Trực (1993), Beta thalassemia và huyết sắc tố E gặp tại bệnh viện bảo vệ sức khỏe trẻ em, Tạp chí Y học Việt Nam, 174, 23 – 30.
39. Phạm Quang Vinh, Phùng Thị Hồng Hạnh (2010), Một số đặc điểm các thể bệnh và kết quả truyền máu ở bệnh nhân thalassemia được điều trị tại Viện Huyết học – Truyền máu TW năm 2009, Tạp chí Y học Việt Nam, 373, 36 – 41.
40. Nguyễn Thế Tùng, Trần Tiến Thịnh, Nguyễn Kiều Giang (2012), Nghiên cứu phát hiện kháng thể bất thường hệ hồng cầu ở bệnh nhân thalassemia truyền máu nhiều lần tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên năm 2011, Tạp chí Y học Việt Nam, 396, 365 – 369.
41. Trần Thị Thu Hà (1999), Nghiên cứu kháng thể bất thường hệ hồng cầu ở bệnh nhân nhận máu nhiều lần, Luận văn thạc sỹ y khoa, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
42. Phạm Quang Vinh, Đào Thị Hằng, Nguyễn Thị Hồng (2012), Một số đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm ở bệnh nhân bị bệnh máu có kháng thể bất thường hệ hồng cầu, Tạp chí Y học Việt Nam, 396, 428 – 431.
43. Bùi Văn Viên, Phạm Thị Thuận (2010), Đánh giá thực trạng truyền máu của bệnh nhân thalassemia tại Bệnh viện Nhi Trung ương, Tạp chí Y học Việt Nam, 373, 469 – 474.
44. Cheng, Lee , Lin (2012), Clinically significant red blood cell antibodies in chronically transfused patients: a survey of Chinese thalassemia major patients and literature review, Transfusion, 2012 Oct;52(10):2220-4
45. Fareena Bilwani, Ghulam Nabi Kakepoto (2005), Frequency of irregular Red Cell Alloantibodies in Patients with Thalassemia Major: a Bicenter Study, JPak Med Assoc, Vol. 55, No. 12, December 2005
46. Sarnaik, Schornack, Lusher (1986). The incidence of development of irregular red cell antibodies in patients with sickle cell anemia, Transfusion, 1986 May-Jun;26(3):249-52.
47. Schonewille, Brand (2008), Does an alloimmune response to strong immunogenic red blood cell antigens enhance a response to weaker antigens?, Transfusion, 2008 May; 48(5):958-63.
48. Trịnh Xuân Kiếm (1990), Góp phần xây dựng panel hồng cầu tăng cường an toàn truyền máu tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Luận án Phó tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
49. Nguyễn Anh Trí, Bùi Thị Mai An, Nguyễn Tấn Bỉnh, Trần Văn Bảo, Nguyễn Huy Thạch, Vũ Đức Bình, Nguyễn Kiều Giang, Hoàng Thị Thanh Nga (2012), Nghiên cứu sử dụng bộ Panel hồng cầu được sản xuất tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương để phát hiện và xác định kháng thể bất thường cho người hiến máu và bệnh nhân tại một số cơ sở truyền máu, Tạp chí Y học Việt Nam, 396, 469 – 473.
50. Taher et al (2009), Overview on practices in thalassemia intermedia management aiming for lowering complication rates across a region of endemicity, Blood, Vol.115, No.10, p.1886-1892.
51. Bilwani F, Kakepoto GN, Adil SN, Usman M, Hassan F, Khurshid M (2005), Frequency of irregular red cell all antibodies in patients with Thalassemia major: a bicenter study, J. Pak Med Assoc, 55(12), 563 – 565.
52. Denise M. Harmening (1999), Modern blood banking and transfusion practice, Book promotion and service, 4, 90 – 213.
53. Quy chế truyền máu 2007 và một số văn bản quy phạm pháp luật về truyền máu, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, Bộ Y tế.
54. Mark E. Brecher and associate editors (2005), Pretransfusion Testing, AABB Technical Manual 15th edition, 407 – 420.
55. Standard of care clinical practice guidelines (2012), Northern California Comprehensive thalassemia center.
56. Standard of care guidelines for thalassemia (2012), Children’s hospital and research center Oakland.
57. Porter JB (2009), Blood transfusion therapy in thalassemia major.
58. Stella T.Chou, Tannoa Jackson, Sunitha Vege, Kim Smith-Whitley, David F.Friedman and Connie M.Westholf, (2013), High prevalence of red blood cell alloimmunization in sickle cell disease despite transfusion from Rh-matched minority donors, Blood, 122: 1062-1071.
59. Elliot Vichinsky (2001), Transfusion therapy in sickle cell disease, Oakland Children’s Hospital, Carliforlia.
60. Phạm Quang Vinh, (2006), Cấu trúc, chức năng và tổng hợp huyết sắc tố,
Bài giảng Huyết học – Truyền máu sau đại học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 69-76.
61. Martin, Edward (2005), Pathobiology of the human erythrocyte and its hemoglobin, Hematology, 4th edition, 442 – 443.
62. Fucharoen, (2001), Disorders of hemoglobin: genetics, pathophysiology and clinical management, Hemoglobin disorders, Cambridge University Press, p 1139-1153.
63. Trần Ngọc Quế, Bùi Thị Mai An, Nguyễn Anh Trí, (2012), Lịch sử phát triển và những vấn đề của truyền máu ngày nay, Một số chuyên đề Huyết học – Truyền máu, 4, 48-63, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
64. Trần Văn Bé (1998), Miễn dịch huyết học và truyền máu, Lâm sàng huyết học, 312 – 350, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
65. Xiang Dong, Zhang Xiongmin, Wang Jianlian (2003), Analysis of irregular RBC antibodies in 220 patients frpm Shanghai, Journal of clinical Transfusion and Laboratory Medicine, 2.
66. Michail Merianou, Pamphili Panousopoulou (1987), Alloimmunization to red cell antigens in thalassemia: comparative study of usual versus better – match transfusion programmes, Vox Sang, 52(1-2):95-8.
67. Vũ Đức Bình, Bùi Thị Mai An, Nguyễn Anh Trí (2013), Nghiên cứu tỷ lệ kháng thể bất thường ở bệnh nhân bệnh máu tại Viện Huyết học – Truyền máu TW (2009 – 2012), Tạp chí Y học Việt Nam, 409, 48 – 51.
68. Hoàng Thị Thanh Nga, Vũ Đức Bình, Bùi Thị Mai An, Nguyễn Anh Trí (2014), Nghiên cứu kết quả sàng lọc và định danh kháng thể bất thường ở bệnh nhân thalassemia tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương (2009 – 2014), Tạp chí Y học Việt Nam, 423, 671 – 676.
69. Vũ Đức Bình, Bùi Thị Mai An, Nguyễn Thị Thu Hà, Hoàng Thị Thanh Nga, Nguyễn Anh Trí (2014), Nghiên cứu truyền khối hồng cầu hòa hợp kháng nguyên nhóm máu cho bệnh nhân có kháng thể bất thường hệ hồng cầu tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, Tạp chí Y học Việt Nam, 423, 709 – 713.
70. Nguyễn Thị Thu Hà, Bùi Thị Mai An, Hoàng Thị Thanh Nga, Vũ Đức Bình, Đặng Thị Vân Hồng, Ngô Mạnh Quân, Bạch Quốc Khánh (2014), Nghiên cứu đặc điểm kháng thể bất thường ở bệnh nhân thalassemia có truyền máu tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương năm 2011 – 2013, Tạp chí Y học Việt Nam, 423, 748 – 753