Nghiên cứu kháng thể kháng Helicobacter pylori, nồng độ pepsinogen, gastrin-17 và mối liên quan của chúng với viêm dạ dày mạn
Năm 1982, Samloff IM và CS lần đầu tiên đưa ra thuật ngữ “sinh thiết dạ dày bằng phương pháp huyết thanh học” (serological gastric biopsy) và thông báo những ứng dụng lâm sàng của kỹ thuật này trong đánh giá tổn thương của dạ dày. Theo một số nghiên cứu, phát hiên những tổn thương viêm dạ dày mạn teo, dị sản ruột, loạn sản bằng phương pháp xét nghiêm huyết thanh cho kết quả chẩn đoán phù hợp khoảng 60- 80% so với chẩn đoán bằng mô bênh học [67], [149], [169].
Viêm dạ dày mạn (chronic gastritis) là bênh tiến triển với những biến đổi tế’’ bào biểu mô và sự mất dần của các tuyến ở hang vị và thân vị dẫn tới viêm mạn teo. Sự biến đổi này có thể dẫn tới sản ruột, loạn sản, những tổn thương được coi là tiền ung thư dạ dày [6].
Cho đến nay, ung thư dạ dày vẫn là căn nguyên lớn thứ hai trong các căn nguyên gây tử vong do ung thư trên toàn thế” giới. Loại phổ biến nhất của ung thư dạ dày là ung thư biểu mô tuyến thể ruột (intestinal- type gastric adenocarcinomas), thường khởi đầu từ viêm dạ dày mạn teo [100], [109]. Nguy cơ ung thư dạ dày cao gấp 4-5 lần nếu teo nặng vùng thân vị, gấp 18 lần nếu teo nặng vùng hang vị, và tới 90 lần nếu viêm teo nặng ở cả hang vị và thân vị (teo nặng toàn bộ dạ dày) so với người bình thường [153]. Viêm dạ dày mạn teo nặng thân vị cũng dẫn đến thiếu vitamin B12, dẫn đến tăng nồng độ homocysteine trong máu và mô, làm tăng nguy cơ các bênh tim mạch và những rối loạn thần kinh không thể phục hồi [153], [165], [166].
Nhiễm Helicobacter pylori được coi là ngyên nhân quan trọng trong sự phát triển của viêm dạ dày mạn và sau đó là viêm dạ dày mạn teo [153]. ở nước ta, theo một số tác giả, tỷ lê nhiễm Helicobacter pylori trong viêm dạ dày mạn là 69-90% [1], [7], [10]. Phương pháp chẩn đoán Helicobacter pylori và bênh lý dạ dày – tá tràng được dùng phổ biến hiên nay vẫn là nội soi, sinh thiết và mô bênh học. Một số phương pháp chẩn đoán Helicobacter pylori bằng kỹ thuật không xâm phạm như phát hiên kháng thể kháng Helicobacter pylori, kháng thể kháng CagA, test thở, kháng nguyên Helicobacter pylori trong phân…là những kỹ thuật dễ thực hiên, độ nhạy và độ đặc hiệu cao, tuy nhiên, những kỹ thuật này chỉ cho phép xác định sự có mặt hay vắng mặt của Helicobacter pylori, mà không đánh giá được những thay đổi của niêm mạc dạ dày.
Kỹ thuật ‘sinh thiết dạ dày bằng huyết thanh học ’ của Samloff IM đã mở ra một hướng nghiên cứu mới cho ngành khoa học tiêu hóa: chẩn đoán và điểu trị bênh lý dạ dày không dùng nội soi. Từ hơn hai thập kỷ qua, nhiều nghiên cứu đã chứng minh nồng độ pepsinogen I hay chỉ số pepsinogen I: pepsinogen II là những chỉ thị cho chẩn đoán viêm dạ dày mạn teo thân vị [149], [150], [165], [166], [169], và có thể dùng như những marker sinh học có giá trị trong việc đánh giá hiệu quả điều trị Helicobacter pylori [28], [33], [49], [55], [66], [104], [114], [131]. Tuy nhiên, các xét nghiệm trên không có khả năng xác định type của viêm dạ dày mạn teo khi viêm teo định vị hoàn toàn ở hang vị [168]. Nghiên cứu của các tác giả Phần Lan cho thấy định lượng pepsinogen, gastrin 17 kết hợp kháng thể kháng Helicobacter pylori cho phép xác định những type viêm dạ dày teo giới hạn ở hang vị cũng như đánh giá tổn thương toàn bộ niêm mạc dạ dày [150], [165], [166].
Định lượng pepsinogen I, gastrin 17 cũng cho phép sàng lọc những bệnh nhân có nguy cơ cao ung thư dạ dày hoặc phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn có thể điều trị được bằng phẫu thuật [150], [165], [166]. Trong khi sàng lọc viêm dạ dày mạn teo bằng kỹ thuật nội soi, mô bệnh học là điều không khả thi, thì xét nghiệm huyết thanh (định lượng pepsinogen, gastrin 17 và kháng thể kháng Helicobacter pylori) đã được chứng minh là giải pháp tốt cho vấn đề này [61].
Tuy nhiên, ở nước ta, việc sử dụng pepsinogen và gastrin 17 trong đánh giá tổn thương niêm mạc dạ dày, trong việc dự báo kết quả điều trị Helicobacter pylori nói riêng và bệnh lý dạ dày- tá tràng nói chung, là điều khá mới mẻ và còn ít được nghiên cứu. Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ kháng thể kháng Helicobacter pylori, nồng đô pepsinogen, gastrin-17 ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn.
2. Tìm hiểu mối liên quan giữa kháng thể kháng Helicobacter pylori, nồng đô pepsinogen và gastrin-17 với viêm dạ dày mạn.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích