Nghiên cứu khúc xạ trên trẻ có bệnh võng mạc trẻ đẻ non

Nghiên cứu khúc xạ trên trẻ có bệnh võng mạc trẻ đẻ non

Mục đích: Đánh giá tình hình tật khúc xạ trên trẻ có bênh võng mạc trẻ đẻ non được khám và điều trị tại Bênh viên Mắt Trung ương.
Đối tượng và phương pháp: 58 trẻ có bênh ROP khám, điều trị vào theo dõi tại Bênh viên Mắt Trung ương từ năm 2001 được khám và xác định khúc xạ bằng phương pháp soi bóng đổng tử.
Kết quả: 58 trẻ với 114 mắt đo được khúc xạ.
Tỷ lê tật khúc xạ là 96,5%, trong đó cận thị 37,7%, viễn thị 30,7%, loạn thị 28,1% và lêch khúc
xạ là 39,7%.
61,1% số mắt điều trị bị cận thị, trong khi đó ở nhóm không điều trị chỉ có 16,6% số mắt bị cận thị. Mức độ cận thị cao (>-5D) theo tương đương cầu ở nhóm điều trị là 84,3% và ở nhóm không điều trị là 15,7%. Mức độ cận thị cận thị trung bình theo tương đương cầu ở nhóm điều trị là – 4,87D so với nhóm không điều trị – 2,22D. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Tỷ lê thị lực >8/10 trước chỉnh kính là 7,2% và sau chỉnh kính là 23,6%.
Kết luận: Cận thị là tật khúc xạ hay gặp ở trẻ có bênh võng mạc trẻ đẻ non. Tỷ lê và mức độ cận thị có liên quan đến viêc bênh cần điều trị hay tự thoái triển.
ĐẶT VẤN ĐỂ
Bênh võng mạc trẻ đẻ non (Retinopathy of Prematurity – ROP) còn gọi là xơ sản sau thể thuỷ tinh. Đây là một tình trạng bênh lý của mắt do sự phát triển bất thường của mạch máu võng mạc. Bênh thường xảy ra ở những trẻ đẻ thiếu tháng, nhẹ cân và đặc biêt là có tiền sử thở oxy cao áp kéo dài. Nếu không được phát hiên và điều trị kịp thời bênh có thể dẫn đến mù loà do tổ chức xơ tăng sinh, co kéo gây bong võng mạc. Tuy nhiên nhiều trẻ em mặc dù đã được điều trị tốt, bênh thoái triển hoàn toàn sau điều trị, nhưng kết quả về mặt chức năng vẫn rất hạn chế do tật khúc xạ và nhược thị.
Hiên nay bênh võng mạc trẻ đẻ non vẫn là một trong nguyên nhân gây mù lòa chính ở trẻ em. Từ năm 2001 đến nay ở Viêt Nam đã tiến hành điều trị bênh võng mạc trẻ đẻ non bằng laser quang đông. Theo nghiên cứu của Nguyễn Xuân Tịnh khoảng trên 80% trẻ có bênh ROP được điều trị thành công về mặt giải phẫu, mặc dù vậy chưa có nghiên cứu nào đề cập về mặt chức năng. Với mục đích hoàn thiên phức hợp điều trị cho nhóm trẻ có bênh ROP chúng tôi thấy cần phải có nghiên cứu về tình trạng khúc xạ ở trẻ mắc bênh võng mạc trẻ đẻ non đã được khám và điều trị tại Bênh viên Mắt Trung ương.
Đề tài này nhằm 2 mục tiêu:
1.    Đánh giá tình trạng khúc xạ trên trẻ mắc bênh võng mạc trẻ đẻ non.
2.    So sánh tỷ lê tật khúc xạ giữa nhóm có bênh điều trị và không cần điếu trị.

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment