Nghiên cứu kích ứng da và tác dụng điều trị loét do tỳ đè của Mỡ sinh cơ trên động vật thực nghiệm

Nghiên cứu kích ứng da và tác dụng điều trị loét do tỳ đè của Mỡ sinh cơ trên động vật thực nghiệm

Luận văn thạc sĩ y học Nghiên cứu kích ứng da và tác dụng điều trị loét do tỳ đè của Mỡ sinh cơ trên động vật thực nghiệm.Loét da mạn tính là tổn thương thường thấy trong lâm sàng cả nội và ngoại khoa. Với sự tiến bộ của khoa học nói chung và y học nói riêng, ngày nay việc chăm sóc và điều trị đã có nhiều thay đổi mang tính chuyên sâu.Trên thế giới việc điều trị các vết thương, vết loét mạn tính đã rất được quan tâm, nhiều trung tâm chăm sóc vết thương, vết loét (Wound Care Center) và các hội chăm sóc vết thương đã được thành lập.
Ở Việt Nam, tại các trung tâm y tế lớn đã xây dựng các chiến lược phòng chống loét, các nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng điều trịvết loét mạn tính được thực hiện một cách hệ thống theo hướng ứng dụng các thành tựu khoa học hiện đại như công nghệ sinh học, nuôi cấy tế bào gốc…Tuy nhiên, các nghiên cứu ứng dụng điều trị chủ yếu được thực hiện ở một số trung tâm lớn như Viện Bỏng quốc gia, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108…Các tuyến dưới thường vẫn theo quy trình điều trị cũ. Sự phối hợp chuyên khoa, ứng dụng các kỹ thuật chuyên sâu có nhiều trở ngại do đó hiệu quả điều trị chưa cao, chưa mang tính chuyên khoa.


Loét do tỳ đè là thương tổn chiếm tỉ lệ cao trong các loại vết loét mạn tính. Ước tính mỗi năm thế giới có hơn 1,6 triệu bệnh nhân bị loét do tỳ đè trong thời gian nằm viện. Trong các đơn vị điều trị tích cực, tỷ lệ bệnh nhân bị loét tỳ đè chiếm từ 30%-60%. Ở Mỹ mỗi năm có khoảng 2,5 triệu bệnh nhân đến khám và điều trị vết loét do tỳ đè[1]. Tỷ lệ bệnh nhân bị loét tỳ đè ngày càng tăng cao, một số nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ loét tỳ đè trong các bệnh viện đa khoa chiếm 3-12%, trong đó bệnh nhân cao tuổi bị loét chiếm 10-25%, tỷ lệ tử vong liên quan đến loét tỳ đè tăng 6 lần[2]. Theo điều tra của Triệu Quang Hồng [3] và cộng sự tỷ lệ loét tỳ đè trong thời gian nằm viện là 1.54%. Trên toàn thế giới tỷ lệ bệnh nhân loét tỳ đè so với cách đây 15 năm có xu hướng tăng lên [4]. Cũng như các loại vết thương vết loét mạn tính khác, việc điều trị loét tỳ đè còn gặp rất nhiều khó khăn, kéo dài, hết vết loét này đến vết loét khác, điều này có thể làm suy sụp người bệnh và đặt gánh nặng vô cùng to lớn về ngân sách tài chính lên hệ thống chăm sóc sức khỏe.
Y dược học cổ truyền đã được sử dụng để phòng ngừa và điều trị loét da mạn tính từ rất lâu với nhiều bài thuốc uống, thuốc bôi đắp tại chỗ trên cơ sở biện chứng về nguyên nhân- cơ chế bệnh sinh của loét da mạn tính gồm: thấp, ứ và hư. Từ đó đề ra các pháp trị phù hợp với các thể bệnh nhằm đạt mục tiêu ‘‘khứ hủ sinh cơ, cơ bình bì trưởng’’ và đã đạt những hiệu quả nhất định.
Mỡ sinh cơ là một sản phẩm y học cổ truyền, sản xuất tại khoa Dược Viện y học cổ truyền Quân đội đã được sử dụng trong điều trị các bệnh lý hậu môn trực tràng như trĩ, dò, nứt kẽ hậu môn cho thấy kết quả rất khả quan. Tuy nhiên, việc dùng để điều trị loét do tỳ đè thì chưa được ứng dụng nhiều và chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ. Với mong muốn có thể cung cấp cho các bác sĩ lâm sàng, đặc biệt là ở các tuyến mà điều kiện về chăm sóc vết thương, vết loét còn chưa hiện đại có thêm sự lựa chọn trong điều trị các vết loét do tỳ đè, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu kích ứng da và tác dụng điều trị loét do tỳ đè của Mỡ sinh cơ trên động vật thực nghiệm
với mục tiêu:
1. Đánh giá kích ứng da của Mỡ sinh cơ trên động vật thực nghiệm.
2.Đánh giá tác dụng điều trị loét do tỳ đè của Mỡ sinh cơ trên động vật thực nghiệm

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ……………………………………………………………………….. 10
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………………………… 11
Chương 1 ………………………………………………………………………………………. 13
TỔNG QUAN TÀI LIỆU………………………………………………………………… 13
1.1. Đặc điểm mô học của da: …………………………………………………………. 13
1.1.1. Biểu bì …………………………………………………………………………….. 13
1.1.2. Chân bì ……………………………………………………………………………. 13
1.1.3. Hạ bì……………………………………………………………………………….. 13
1.2. Sinh bệnh học quá trình liền vết thương: …………………………………….. 14
1.2.1. Giai đoạn viêm: ………………………………………………………………… 14
1.2.2. Giai đoạn tăng sinh tế bào:………………………………………………….. 14
1.2.3. Hình thành mô liên kết:………………………………………………………. 16
1.2.4. Co kéo vết thương:…………………………………………………………….. 17
1.2.5. Quá trình tái lập mô: ………………………………………………………….. 17
1.3. Loét tỳ đè theo y học hiện đại …………………………………………………… 18
1.3.1. Định nghĩa: ………………………………………………………………………. 18
1.3.2. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh……………………………………………. 18
1.3.3. Các yếu tố liên quan:………………………………………………………….. 22
1.3.4. Các vị trí thường gặp của loét tỳ đè:……………………………………… 23
1.3.5. Phân độ loét tỳ đè: …………………………………………………………….. 25
1.3.6. Dự phòng và điều trị: …………………………………………………………. 27
1.4. Loét tỳ đè theo quan niệm y học cổ truyền (YHCT):…………………….. 33
1.4.1. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh loét do tỳ đè theo YHCT: ……….. 33
1.4.2. Phân loại thể bệnh của loét tỳ đè:…………………………………………. 33
1.4.3. Pháp, phương điều trị loét da do tỳ đè:………………………………….. 346
1.5. Các nghiên cứu, ứng dụng thuốc YHCT điều trị vết thương, vết loét: 35
1.5.1. Nghiên cứu, ứng dụng trong nước………………………………………… 35
1.5.2. Các nghiên cứu nước ngoài…………………………………………………. 37
1.6. Các vị thuốc trong Mỡ sinh cơ ………………………………………………….. 38
1.6.1. Đương qui (Radix Angelicae sinensis) ………………………………….. 38
1.6.2. Bạch chỉ(Radix Angelicae dahurica)…………………………………….. 38
1.6.3. Cốt toái bổ (Rhizoma Drynaria)…………………………………………… 39
1.6.4. Ma hoàng (Herba Ephedra) ………………………………………………… 39
1.6.5. Khương hoạt (Rhizoma et Radix Notopterygii) ………………………. 40
1.6.6. Thương truật (Rhizoma Atractylodis lancaea)………………………… 40
1.6.7. Đại hoàng (Rhizoma Rhei) ………………………………………………….. 41
1.6.8. Sinh địa (Radix Rehmanniae glutinosa) ………………………………… 43
1.6.9. Ngưu tất(Radix Achyranthis) ………………………………………………. 43
1.6.10. Quế nhục (Cortex Cinnamomi) ………………………………………….. 44
1.6.11. Nghệ tươi(Curcuma longa) ……………………………………………….. 44
1.6.12. Long não(Cinnamomum camphora N. Et E) ………………………… 45
Chương 2 ………………………………………………………………………………………. 47
ĐỐI TƯỢNG, CHẤT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…….. 47
2.1. Đối tượng nghiên cứu: …………………………………………………………….. 47
2.1.1. Động vật thực nghiệm:……………………………………………………….. 47
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu …………………………………………………………….47
2.2.1. Thuốc nghiên cứu: …………………………………………………………….. 47
2.2.2.Thuốc, phương tiện và trang bị sử dụng trong nghiên cứu ………… 48
2.3. Phương pháp nghiên cứu:…………………………………………………………. 48
2.3.1. Nghiên cứu trên thực nghiệm………………………………………………. 48
2.4. Xử lý số liệu ……………………………………………………………………….. 53
Chương3 ……………………………………………………………………………………….. 54
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………………………………………. 547
3.1. Kết quả nghiên cứu kích ứng da của mỡ sinh cơ ………………………….. 54
3.2. Nghiên cứu hiệu quả điều trị của Mỡ sinh cơ trên thực nghiệm …… 55
Chương 4 Bàn Luận……………………………………………………………………….. 69
4.1 Xác định tính kích ứng da của mỡ sinh cơ………………………….69
4.2 Đánh giá hiệu quả điều trị loét da mạn tính của mỡ sinh cơ trên thực
nghiệm …………………………………… ……………………………… ….69
4.2.1 Đánh giá hiệu quả điều trị …………………………………………69
4.2.2 Cơ chế tác dụng của mỡ sinh cơ……………………………………74
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………. 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO: ……………………………………………………………… 8

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Kết quả xác định kích ứng trên bề mặt da…………………………………. 54
Bảng 2. Diện tích vết thương (cm2) …………………………………………………….. 56
Bảng 3. Tốc độ liền vết thương (cm2/ngày) ………………………………………….. 56
Bảng 4. Phần trăm phục hồi (%)…………………………………………………………. 57
Bảng 5. Đánh giá vết thương theo thang điểm Design-R ………………………… 58
Bảng 6. Tổng điểm Design-R …………………………………………………………….. 58
Bảng 7. Ảnh hưởng của Mỡ sinh cơ đến thể trọng chuột ……………………….. 59
Bảng 8. Các chỉ số xét nghiệm huyết học …………………………………………….. 59
Bảng 9. Các chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu………………………………………… 6

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment