Nghiên cứu kién thức hiv/aids và stis của đồng bào dân tộc 2 xã miền núi huyện đakrông tỉnh Quảng Trị năm 2008

Nghiên cứu kién thức hiv/aids và stis của đồng bào dân tộc 2 xã miền núi huyện đakrông tỉnh Quảng Trị năm 2008

Hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC), một trong ba con đường lớn xuyên A, dài 1600 km nối liền giữa Ân Độ Dương và Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, con đường này được xây dựng trên nền tảng Đường số 9 đã đi vào truyền thống cách mạng của dân tộc
ta. Chạy qua 2 huyện miền núi của tỉnh Quảng Trị là huyện Đakrông và Hướng Hóa, là hai huyện nghèo của tỉnh Quảng Trị với hai dân tộc thiểu số là Vân Kiều và Pacô, thuộc hệ ngôn ngữ Môn – Khơ Me [1], con đường thông sang nước bạn Lào qua cửa khẩu Lao Bảo
ANgo và Đakrông là 2 xã nghèo thuộc vùng núi, vùng sâu vùng xa của huyện Đakrông của tỉnh Quảng Trị, là 2 xã nằm dọc theo EWEC và đường mòn Hồ Chí Minh. Người dân sinh sống tại xã ANgo chủ yếu là đồng bào dân tộc Pacô, còn ở xã Đakrông là đồng bào Vân Kiều, là 2 dân tộc ít người. Kinh tế và trình độ học vấn của đồng bào dân tộc thấp kém, tỷ lệ nghèo đói và mù chữ ở 2 xã đều cao nên nhận thức của người dân về các vấn đề xã hội và sức khoẻ còn hạn chế. Từ khi con đường được hoàn thành việc đi
lưu văn hoá mới thể hiện qua việc người dân dễ dàng tiếp cận các dịch vụ giải trí (karaokê, cafe…). Di biến động của người dân 2 xã sang các địa bàn xung quanh trong phạm vi huyện, tỉnh thậm chí sang Lào được mở rộng. Những thay đổi này làm tăng nguy cơ và tính dễ bị tổn thương về HIV/AIDS và các bệnh STI đối với cộng đồng dân tộc Pahcô và Vân Kiều tại 2 xã này [2]. Do đó người dân ở hai xã cần được quan tâm và ưu tiên trong các hoạt động phòng chống HIV/AIDS và STIs.
Để triển khai tốt các hoạt động can thiệp nhằm đạt được các mục tiêu mà dự án “Xây dựng thử nghiệm mô hình phòng chống HIV/AIDS dựa vào cộng đồng ở 2 huyện miền núi tỉnh Quảng Trị,” chúng tôi đã tiến hành một nghiên cứu nhằm đánh giá kiến thức của đồng bào dân tộc thiểu số về HIV/AIDS và STIs để từ có có những biện pháp can thiệp phù hợp. Cuộc điều tra được tiến hành vào tháng 8/2009 trên 419 người dân trong nhóm tuổi từ 15-45. Kết quả của nghiên cứu phản ánh kiến thức của đồng bào dân tộc 2 xã huyện Đakrông nói riêng nhưng cũng sẽ phản ánh bức tranh chung về kiến thức của đồng bào vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số – những nơi ít nhận được sự quan tâm trong lĩnh vực dự phòng HIV/AIDS. Trên cơ sở đó có hướng đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao kiến thức cho đồng bào và giảm thiểu các yếu tố nguy cơ về HIV/AIDS và STIs cho cộng đồng 2 xã ANgo và Đakrông nói riêng cũng như của đồng bào dân tộc huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị nói chung. Việc phân tích so sánh kiến thức giữa các nhóm trong mẫu nhằm mục đích đưa ra bức tranh cụ thể về kiến thức trong từng nhóm đối tượng. Từ đó với mỗi một nhóm đối tượng chúng ta có cái nhìn chính xác hơn về    kiến thức    HIV/AIDS và STIs để có    những    can thiệp    phù    hợp.    Bài    viết    này có
những mục tiêu sau:
1.    Đánh giá sự khác biệt về kiến thức HIV/AIDS và STIs giữa 2 nhóm đối tượng thanh niên từ 15-29 tuổi và nhóm phụ nữ từ 30-45 tuổi từ đó đề xuất các giải pháp can thiệp phù hợp với từng nhóm đối tượng
2.     Mô tả kiến thức về HIV/AIDS và STIs của người dân 2 xã miền núi huyện Đakrông và tìm hiểu các yếu tố liên quan

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment