Nghiên cứu kiến thức, thái độ, hành vi nguy cơ và tỷ lệ nhiễm hiv, giang mai trong nhóm đồng bào dân tộc khmer ở Kiên Giang, An Giang và Hậu Giang năm 2007
Các trường hợp nhiễm HIV đầu tiên phát hiện năm 1993 ở 3 tỉnh An Giang, Kiên Giang và Hậu Giang đều là gái mại dâm (GMD), tiếp viên nhà hàng và có tiền sử đi làm ăn xa. Đến nay, trên 90% số xã phường và 100% số huyện thị đều có người nhiễm HIV/AIDS trong đó chủ yếu ở nhóm nghiện chích ma túy (NCMT) và GMD[5] và đã có dấu hiệu lây lan ra cộng đồng dân cư như nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số. Năm 2007, toàn tỉnh An Giang có 1.290 đối tượng nghiện ma tuý có hồ sơ quản lý trong đó 800 người thuộc Kiên giang và Hậu Giang. Ước tính ở các tỉnh miền Tây có khoảng 2.500 GMD hoạt động đa dạng qua các loại hình kinh doanh dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, quán bia, karaoke, massage… Riêng tỉnh Kiên Giang còn có tình hình dân di biến động rất phức tạp, chủ yếu là đối tượng ngư dân khoảng 28.500 người. Tỷ lệ đồng bào Khmer ở An Giang khoảng 3%, Kiên Giang 12,9% và Hậu Giang 3%. Đặc thù về trình độ dân trí, kinh tế còn thấp kém, hiểu biết về HIV/AIDS thấp, hành vi nguy cơ cao và các biện pháp can thiệp trên nhóm dân tộc này cũng có nhiều khó khăn vì vậy nguy cơ lây nhiễm HIV trên nhóm này là vấn đề cần phải quan tâm. Chính vì vậy, nghiên cứu “Kiến thức, thái độ, hành vi và tỷ lệ nhiễm HIV, giang mai trong nhóm đồng bào dân tộc Khmer tại một số tỉnh miền Tây Nam bộ” được thực hiện với các mục tiêu:
1. Xác định kiến thức, thái độ về HIV/AIDS của đồng bào dân tộc Khmer từ 15 – 49 tuổi.
2. Xác định tỷ lệ nhiễm HIV và giang mai trên nhóm đồng bào dân tộc Khmer từ 15 – 49 tuổi.
3. Xác định các yếu tố liên quan đến lây nhiễm HIV từ đó đề xuất mô hình can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV/STI phù hợp cho các nhóm đồng bào dân tộc Khmer tại các tỉnh nói trên.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu
Nhóm dân tộc Khmer, tuổi 15 – 49 sống tại các huyện Tri Tôn và Tịnh Biên tỉnh An Giang, huyện Kiên Lương và Thị xã Hà Tiên tỉnh Kiên Giang, huyện Châu Thành A, Vị Thuỷ, Long Mỹ và thị xã Vị Thanh tỉnh Hậu Giang.
Cỡ mẫu nghiên cứu: được tính toán dựa trên công thức tính cho nghiên cứu ngang mô tả theo công thức sau: n = z2(1 – /2) * p * (1 – p)/d2 * k với giả thiết tỷ lệ người 15 – 49 tuổi hiểu biết đúng và đầy đủ các đường lây truyền HIV là 50%, độ tin cậy 95%, độ chính xác tương đối 10% (45 – 55%), với lực mẫu bằng 2. Mỗi tỉnh điều tra 800 người.
Phương pháp nghiên cứu: điều tra cắt ngang, phỏng vấn theo bộ câu hỏi được thiết sẵn. Sau khi phỏng vấn, người tham gia nghiên cứu được đề nghị lấy 5ml máu tĩnh mạch để làm xét nghiệm HIV và giang mai. Các mẫu máu được ly tâm tại Trung tâm Y tế dự phòng huyện và gửi về Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh để xét nghiệm. Sử dụng chiến lược III của Tổ chức Y tế Thế giới cho một trường hợp HIV dương tính. Một mẫu huyết thanh được coi là dương tính với giang mai nếu mẫu đó phản ứng với cả hai test RPR và TPHA.
Công cụ nghiên cứu: bộ câu hỏi bao gồm các thông tin liên quan tới các hành vi nguy cơ và kiến thức, thái độ về HIV/AIDS được thiết kế. Đối tượng điều tra được phát phiếu tự nguyện và được phép từ chối nếu không muốn tham gia. Các thông tin được đảm bảo bí mật.Nhập và phân tích số liệu: viện VSDTTƯ xây dựng biểu mẫu nhập số liệu. Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh nhập số liệu bằng phần mềm thống kê EPI – INFO.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích