Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành của dân tộc raglai, tỉnh ninh thuận về phòng chống sốt rét và tìm hiểu các phương pháp, vật liệu truyền thông phù hợp

Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành của dân tộc raglai, tỉnh ninh thuận về phòng chống sốt rét và tìm hiểu các phương pháp, vật liệu truyền thông phù hợp

Dự án quốc gia phòng chống sốt rét đã thực hiện một nghiên cứu về “truyền thông giáo dục sức khoẻ đẩy lùi sốt rét” tại Ninh Thuận năm 2004. Mục tiêu: (1) Đánh giá hiểu biết, thái độ và thực hành (KAP) của dân tộc Raglai về bệnh sốt rét. (2) Mô tả vật liệu và phương pháp truyền thông được người dân Raglai tiếp nhận. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu xã hội học bằng phỏng vấn, quan sát, mô tả và phân tích ở 360 chủ hộ gia đình và 1080 cá thể. Kết quả và kết luận: Hiểu biết đúng của người Raglai về nguyên nhân và cách phòng bệnh sốt rét tương đối cao (72,6 và 78,2%). Người dân có thực hành tốt các biện pháp bảo vệ (nằm màn: 75,3%, tìm kiếm dịch vụ y tế nhà nước: 80,2%). Nguồn thông tin tiếp nhận chủ yếu từ cán bộ y tế (71,3%) và vật liệu truyền thông phần lớn là tranh ảnh (67,6%). Tranh ảnh, áp phích và băng hình/băng tiếng là 3 loại vật liệu truyền thông được ưa chuộng nhất. Phương pháp truyền thông trực tiếp là tốt nhất với tuyên truyền viên là cán bộ y tế cơ sở. Ngôn ngữ sử dụng trong tiếp trong truyền thông là tiếng Raglai.

Dân tộc Raglai hiện có gần 77.000 người sống tập trung tại hai tỉnh miền trung là Ninh Thuận và Khánh Hoà. Huyện Khánh Vĩnh tỉnh Khánh Hoà là nơi có tập trung dân tộc Raglai sinh sống đông nhất. Theo báo cáo hàng năm của tỉnh phần lớn bệnh nhân sốt rét (SR) của huyện Khánh Vĩnh là người dân tộc Raglai
Người dân tộc Raglai sống chủ yếu nhờ vào nương rẫy và đi rừng khai thác lâm sản. Nơi người dân cư trú thường ở các vùng sâu, vùng xa, đời sống nghèo khó, đặc biệt là trình độ dân trí thấp kém. Tất cả các điều trên đều là những yếu tố nguy cơ thuận lợi cho lây nhiễm SR trong nhóm cộng đồng dân tộc Raglai.
Để nâng cao sự hiểu biết, thái độ và thực hành của người dân Raglai về bệnh SR và các biện pháp phòng chống, Dự án Quốc gia phòng chống sốt rét (PCSR) thực hiện một nghiên cứu về “Truyền thông giáo dục sức khoẻ đẩy lùi sốt rét” với các mục tiêu:
1.    Đánh giá thực trạng hiểu biết, thái độ và thực hành (KAP) của dân tộc Raglai ở tỉnh Ninh Thuận về bệnh SR và biện pháp phòng chống.
2.    Mô tả vật liệu truyền thông PCSR được người dân Raglai tiếp nhận và phương pháp truyền thông có hiệu quả theo ý kiến của họ.
II.     ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.    Địa điểm nghiên cứu: Huyện Bác Ái và Ninh Sơn, tỉnh Ninh thuận
2.     Thời gian thực hiện: Từ tháng 6 năm 2003 đến tháng 2 năm 2004.
3.    Phương pháp nghiên cứu
Điều tra xã hội học: Phỏng vấn, quan sát, mô tả, phân tích các yếu tố thuộc về con người liên quan đến mắc SR và cách phòng chống, từ đó phát triển các chiến lược tiếp cận thông tin và sản xuất vật liệu truyền thông PCSR phù hợp.
Chọn mẫu và cỡ mẫu: Kết hợp chọn mẫu 2 giai đoạn sác xuất và không sác xuất. Cỡ mẫu được xác định là 380 hộ gia đình theo công thức sau:
Trong đó: p Tỷ lệ hiểu biết về bệnh SR của người dân điểm nghiên cứu, ước tính: 50%.
q: Tỷ    lệ    không    hiểu    biết    về    bệnh    SR    của    người
dân điểm nghiên cứu = 1 – p.
õ: Xác suất sai lệch giữa tỷ lệ p của mẫu với tỷ lệ thực của quần thể P, = 95%.
Chọn chỉ định 2 huyện của tỉnh thuộc vùng SR lưu hành và có nhiều đồng bào dân tộc Raglai sinh sống: Huyện Ninh Sơn và Bác Ái.
Mỗi huyện chọn 3 xã và mỗi xã chọn 2 thôn, tổng số 6 xã, 12 thôn. Mỗi thôn, chọn ngẫu nhiên 30 hộ gia đình theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống.

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment