Nghiên cứu Kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) và tỷ lệ rối loạn Glucose máu tại Hải Hậu Nam Định 2010
Bệnh đái tháo đường, là một trong 3 căn bệnh có tốc độ phát triển nhanh nhất Thế giới. Theo thông báo của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế hiện nay có 285 triệu người mắc bệnh Đái tháo đường và dự đoán vào năm 2030 sẽ là 435 triệu người [50]. Đặc biệt bệnh Đái tháo đường týp 2 chiếm một tỷ lệ lớn vào khoảng 90% ở người lớn [55].
Không chỉ vậy, Bệnh đái tháo đường còn để lại cho bệnh nhân những di chứng nặng nề, giá thành điều trị cao và tỷ lệ tử vong lớn. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, cứ 30 giây lại có 1 người mắc bệnh đái tháo đường bị cắt cụt chi; mỗi ngày có 5.000 người mất khả năng nhìn do biến chứng về mắt của bệnh đái tháo đường; mỗi năm có khoảng 3,2 triệu người chết vì các bệnh liên quan tới đái tháo đường đặc biệt bệnh đái tháo đường là nguyên nhân gây tử vong thứ 4 trong số các bệnh không lây nhiễm và thứ 6 trong tổng số các bệnh gây tử vong trên toàn thế giới. Bệnh đã và đang trở thành mối hiểm hoạ lớn cho cộng đồng [50].
Trước đây, bệnh đái tháo đường được coi là không thể phòng ngừa được. Nhưng cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ngày nay chúng ta càng hiểu rõ hơn về cơ chế bệnh sinh của bệnh đái tháo đường, đặc biệt là đái tháo đường týp 2. Vai trò của yếu tố gen, yếu tố môi trường và lối sống đã được chứng minh. Từ đó khẳng định rằng đái tháo đường týp 2 có thể phòng chống được với các mức độ khác nhau nếu được can thiệp tích cực vào các yếu tố đó [1].
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, có những chính sách đổi mới trên nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội làm cho đời sống kinh tế, xã hội của đất nước thay đổi nhanh chóng, chính sự thay đổi này đã làm cho điều kiện sống, lối sống của người dân nâng cao là nguyên nhân làm cho tốc độ mắc đái tháo đường gia tăng mạnh. Theo điều tra dịch tễ học bệnh đái tháo đường ở đối tượng 30-64 tuổi, năm 2002 trên địa bàn toàn quốc, tỷ lệ chung mắc bệnh đái tháo đường là 2,7% ; tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở khu vực miền núi là 2,1%; ở khu vực thành thị là 4,4% ; khu vực đồng bằng là 2,7% [8].
Vì đái tháo đường týp 2 là bệnh khởi phát do sự tác động qua lại giữa yếu tố môi trường và yếu tố gene, liên quan nhiều đến thói quen sinh hoạt và lối sống. Vì thế bệnh hoàn toàn có thể phòng chống được ở mức cộng đồng, tác động vào thói quen sinh hoạt và lối sống để khống chế sự gia tăng của bệnh. Đối với những người mang yếu tố nguy cơ nếu được giáo dục, tuyên truyền để họ hiểu đúng về nguy cơ mắc bệnh, thay đổi thói quen, tập quán ăn uống, sinh hoạt không có lợi thì hoàn toàn có thể phòng chống bệnh đái tháo đường týp 2.
Hải Hậu là một huyện của tỉnh Nam Định thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng, là nơi có sự phát triển nhanh về kinh tế xã hội và lối sống. Các nghiên cứu về bênh đái tháo đường tại khu vực này chưa đáp ứng đầy đủ được những hiểu biết về tình hình mắc bệnh và quản lý bệnh đái tháo đường tại đây. Vì vậy, hoạt động phòng chống và quản lý bệnh đái tháo đường vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức và chưa có những giải pháp phòng, điều trị bệnh một cách hiệu
quả. Xuất phát từ đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Nghiên cứu Kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) và tỷ lệ rối loạn Glucose máu tại Hải Hậu Nam Định 2010” với mục tiêu cụ thể sau:
1. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về các rối loạn glucose máu của
người dân tại Hải Hậu Nam Định 2010.
2. Xác định tỷ lệ đái tháo đường và tiền đái tháo đường tại địa bàn nghiên cứu.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Những quan niệm mới về bệnh đái tháo đường 3
1.1.1. Bệnh đái tháo đường 3
1.1.2. Chẩn đoán bệnh đái tháo đường 4
1.1.3. Phân loại bệnh Đái Tháo Đường 6
1.1.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh 9
1.1.5. Các yếu tố nguy cơ 11
1.1.6. Cơ chế bệnh sinh 14
1.2. Một số nghiên cứu phòng bệnh đái tháo đường 16
1.3. Tình hình mắc bệnh đái tháo đường trên thế giới và Việt Nam 17
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu 23
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu 23
2.1.2 Thời gian nghiên cứu 23
2.1.3. Đối tượng nghiên cứu 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu 24
2.2.1. Cỡ mẫu 24
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu 24
2.2.3. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu 29
2.2.4. Các tiêu chuẩn để đánh giá bệnh 34
2.2.5 Các chỉ số về kiến thức, thái độ và thực hành 38
2.2.6. Phương pháp thu thập số liệu 39
2.2.7. Phân tích và xử lý số liệu 40
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41
3.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 41
3.1.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới 41
3.1.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi 41
3.1.3 Phân bố đối tượng theo trình độ giáo dục 42
3.1.4. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp 41
3.1.5. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc 43
3.1.6. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo chỉ số khối cơ thể 44
3.1.7. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo vòng bụng và tỷ số vòng bụng –
vòng mông 44
3.1.8. Phân bố khoảng thời gian nhịn đói của đối tượng nghiên cứu 45
3.2 Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành của người dân 46
3.2.1 Đánh giá hiểu biết về bệnh đái tháo đường 46
3.2.2. Đánh giá thái độ của đối tượng điều tra về bệnh ĐTĐ 49
3.2.3 Mô tả thực hành về bệnh ĐTĐ của đối tượng điều tra 51
3.3. Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường và tiền đái tháo đường 54
3.3.1. Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường, rối loạn glucose máu lúc đói, rối
loạn dung nạp glucose máu, tiền đái tháo đường 54
3.3.2. Phân bố tỷ lệ bệnh đái tháo đường và tiền đái tháo đường theo giới 55
3.3.3. Phân bố tỷ lệ đái tháo đường, tiền đái tháo đường theo tuổi 55
3.4. Tỷ lệ phân bố một số yếu tố nguy cơ 58
3.4.1. Phân bố chỉ số khối cơ thể theo giới và tuổi 58
3.4.2. Phân bố chỉ số vòng bụng và tỷ số vòng bụng – vòng mông theo
giới và tuổi 59
3.4.3. Phân bố tăng huyết áp theo phân loại JNC VII theo giới và tuổi…61
3.4.4. Phân bố tiền sử gia đình đái tháo đường theo giới và tuổi 62
3.4.5 Phân bố tiền sử sản khoa theo tuổi 63
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 64
4.1. Phương pháp nghiên cứu 64
4.2 Đặc điểm chung: 66
4.3 Mô tả Kiến thức, thái độ và thực hành của người dân 67
4.4 Tỷ lệ bệnh đái tháo đường và tiền đái tháo đường 71
4.5. Tỷ lệ một số yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường và liên quan của
một số yếu tố nguy cơ với rối loạn glucose máu 75
KÉT LUẬN 78
KIÉN NGHỊ 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích