Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống bệnh dại ở người dân tại huyện miền núi Nông Sơn tỉnh Quảng Nam năm 2020
Luận văn thạc sĩ y học Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống bệnh dại ở người dân tại huyện miền núi Nông Sơn tỉnh Quảng Nam năm 2020.Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do nhiễm vi rút dại ở hệ thần kinh trung ương. Khi phát bệnh dại, tỉ lệ tử vong là 100% (đối với cả người và vật) [2], [8], [13], [38], [54]. Bệnh do vi rút dại (Rabies virus) gây ra, chủ yếu ở động vật có máu nóng (chó, mèo …) lây sang người qua đường da và niêm mạc. Bệnh dại lưu hành ở 150 nước trên thế giới với 3,3 tỷ dân sống tại các khu vực này, chủ yếu thuộc các nước châu Á, châu Phi, châu Mĩ Latinh. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 60.000 người chết vì bệnh dại và 15 triệu người phơi nhiễm với vi rút dại phải điều trị dự phòng. Từ năm 2004 đến nay, bệnh dại tại các nước châu Á, đặc biệt khu vực Đông Nam Á đang có chiều hướng gia tăng Tại Việt Nam, tỉ lệ chết do bệnh dại đứng thứ 14 trên Thế giới và bệnh dại trên người có tỉ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh truyền nhiễm trong thời gian qua với số ca tử vong do bệnh dại lên tới hàng trăm trường hợp mỗi năm. Số người đi tiêm vắc xin phòng dại hàng năm lên đến nửa triệu người với chi phí hơn 300 tỷ đồng mỗi năm [24].
Tại tỉnh Quảng Nam trong 10 năm gần đây, liên tục ghi nhận các trường hợp tử vong do bệnh dại và được đánh giá là tỉnh có bệnh dại xảy ra nghiêm trọng nhất trong khu vực miền trung. Giai đoạn từ 2012 đến 2016 ghi nhận 15/38 ca tử vong dại, dẫn đầu khu vực miền Trung [10], trong năm 2016, 2017 và 2019 tiếp tục ghi nhận các trường hợp tử vong do bệnh dại, đặc biệt các ca tử vong tập trung tại các huyện miền núi, nơi người dân thường xuyên nuôi chó mèo thả rong, không có các biện pháp phòng ngừa đối với bệnh dại. Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Nam, số lượng chó/mèo được quản lý trên địa bàn tỉnh là chưa đầy đủ so với thực tế
Số liệu tiêm vắc xin phòng dại cho chó/mèo cũng rất thấp so với số lượng chó/mèo đã được quản lý. Tỉ lệ chó/mèo được tiêm vắc xin phòng dại năm 2017 là 69,4% giảm xuống 37,8% năm 2018, 43,1% năm 2019 và năm 2020 thống kê chỉ còn 12,5%.
Huyện Nông Sơn là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, là một trong các địa phương có số mắc và tử vong do bệnh dại cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Đây là địa bàn đặc thù của tỉnh về nuôi chó/mèo thả rong tuy nhiên số liệu quản lý đàn chó/mèo trên địa bàn cũng như tỉ lệ tiêm chủng chó/mèo huyện còn rất thấp, chưa đầy đủ, thậm chí năm 2019 số lượng còn không được rà sát thống kê. Với tình hình các trường hợp tử vong dại xuất hiện ngày càng thường xuyên, việc quản lý đàn chó/mèo lại lỏng lẻo, ít được chú trọng, câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là kiến thức, thái độ, thực hành của người dân trên địa bàn về phòng chống bệnh dại như thế nào? Vì vậy, để hiểu rõ hơn về kiến thức, thái độ, thực hành của người dân trên địa bàn huyện Nông Sơn về công tác phòng chống bệnh dại, cũng như các yếu tố liên quan đến vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống bệnh dại ở người dân tại huyện miền núi Nông Sơn tỉnh Quảng Nam năm 2020” với các mục tiêu sau:
1. Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống bệnh dại ở người dân huyện miền núi Nông Sơn tỉnh Quảng Nam năm 2020.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành đúng về phòng chống bệnh dại của đối tượng nghiên cứu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Trần Thị Anh (2014), Nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành phòng
chống bệnh dại của những đối tượng đến tiêm chủng vắc xin phòng bệnh
dại tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2013, Luận
văn thạc sĩ y học, Trường đại học Y Dược, Đại học Huế.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Bộ Y tế (2016) “Chương
trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại 2017-2021”.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011), Quyết định phê duyệt
Chương trình quốc gia khống chế và loại trừ bệnh dại giai đoạn 2011 –
2015, Hà Nội.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2009), Thông tư Hướng dẫn
các biện pháp phòng, chống bệnh dại ở động vật, số 48/2009/TTBNNPTNT ngày 04/08/200, Hà Nội.
5. Bộ Y tế (2014), Quyết định 1622/QĐ-BYT ngày 08 tháng 5 năm 2014 về
Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh dại trên người, Hà Nội.
6. Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Nam,
https://quangnam.gov.vn/webcenter/portal/ubnd/pages_tin-tuc/chitiet?dDocName=PORTAL072218.
7. Cổng thông tin điện tử huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
http://nongson.gov.vn/Default.aspx?tabid=734.
8. Trần Xuân Chương (2019), Giáo trình môn Bệnh Truyền Nhiễm, Bệnh dại,
Nhà xuất bản Đại học Huế.
9. Cục Y tế dự phòng (2016), Bệnh dại, https://vncdc.gov.vn/benh-daind14503.html.
Downloaded by ??ng ?y Van Phòn
10. Võ Thị Xuân Dung (2017), Bệnh Dại ở Khu vực miền Trung trong 5
năm, giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016, http://www.pasteurnhatrang.org.vn/noidung.aspx?id=1283&idd=acf54dfa7d.
11. Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Thị Thu Yến, Ngô Văn Toàn và các cộng sự
(2014), Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành phòng, chống bệnh
dại của người dân huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La năm 2014, Tạp chí Y học
dự phòng, Tập XXVI, Số 8 (181) 2016.
12. Nguyễn Văn Dũng, Văn Đăng Kỳ (2012), Bệnh dại và các hoạt động
phòng chống bệnh dại tại các nước khu vực Đông Nam Á, Kỷ yếu Hội
nghị phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực Đông Nam Á.
13. Bùi Đại (2005), Giáo trình Bệnh học truyền nhiễm, Bệnh dại, Nhà xuất
bản Y học Hà Nội.
14. Nguyễn Bá Hiên và Lại Thị Lan Hương (2016), Giáo trình bệnh lây
giữa động vật và người, Nhà xuất bản Đại Học Nông Nghiệp.
15. Nguyễn Văn Hiến (2006) Khoa học hành vi và giáo dục sức khoẻ, Nhà
xuất bản Y học, 7-12.
16. Nguyễn Đức Hiển và Trịnh Thị Minh Liên (2009), Sổ tay thầy thuốc
thực hành, Vol.2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
17. Đàm Khải Hoàn và CS (2007), Giáo trình truyền thông – giáo dục
sức khoẻ, Nhà xuất bản y học. Hà Nội.
18. Nguyễn Thị Thanh Hương, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Trần Hiển và
các cộng sự (2013), Dịch tễ học các trường hợp tử vong do dại và người
điều trị dự phòng bệnh dại ở Việt Nam, Tạp chí Y học dự phòng, Tập
XXIII, Số 8 (144).
19. Nguyễn Thị Thanh Hương, Hoàng Văn Tân, Nguyễn Thị Kiều Anh và
các cộng sự (2015), Kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh dại ở trẻ em
học đường nhóm tuổi 6-15 tuổi tại tỉnh Phú Thọ, 2015, Tạp chí Y học dự
phòng, Tập 27, số 6 phụ bản – 201
20. Nguyễn Thị Thanh Hương (2018), Thực trạng bệnh dại ở người tại các
tỉnh trung du, miền núi phía Bắc và hiệu quả can thiệp truyền thông thay
đổi hành vi trong trường học, Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng, Viện Vệ
sinh dịch tễ trung ương.
21. Nguyễn Thị Thanh Hương, Hoàng Văn Tân, Nguyễn Trần Hiển (2012),
Đặc điểm dịch tễ học bệnh dại trên người ở Việt Nam, 2009-2011, Tạp
chí Y học dự phòng, Tập XXII, Số 8 (135).
22. Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cao Xuân Truờng (2013), Một số đặc điểm dịch tễ
học bệnh dại tại Hà Nội giai đoạn 2006 – 2011 và đánh giá một số yếu
tố liên quan, Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXIII, số 5 (141).
23. Hoàng Văn Tân, Trần Như Dương (2012), Một số đặc điểm dịch tễ học
của bệnh dại trên người ở miền Bắc Việt Nam, 2009-2011, Tạp chí Y học
dự phòng, Tập XXII, số 7 (134).
24. Trần Thị Thu Thanh (2019), Kiến thức, thực hành phòng chống bệnh dại
của hộ gia đình nuôi chó/mèo và một số yếu tố liên quan tại thị xã Ba
Đồn, tỉnh Quảng Bình năm 2019, Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng,
Trường đại học Y tế công cộng.
25. Nguyễn Thị Thắng và Cộng sự (2019), thực trạng kiến thức, thái độ, thực
hành về phòng chống bệnh dại của người dân huyện Tuy An, tỉnh Phú
Yên năm 2019, Tạp chí Nghiên cứu Y học, 128 (4) – 2020.
26. Lê Hoàng Thiệu (2020), Cập nhật tình hình bệnh dại trên người ở khu
vực miền Trung từ năm 2016 – đến hết tháng 11 năm 2020,
http://www.pasteur-nhatrang.org.vn/noidung.aspx?id=2012&idd=acf54dfa7d
27. Lê Hoàng Thiệu (2020), Đặc điểm dịch tễ học trường hợp tử vong do
bệnh dại và kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống bệnh dại của
người dân ở một số tỉnh khu vực miền trung từ năm 2016 đến 2019, Tạp
chí Y học dự phòng, Tập 30, Số 7 – 202
28. Nguyễn Thị Thu (2017), Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành phòng
chống bệnh dại của người dân từ 18-60 tuổi phường Thủy Biều thành
phố Huế năm 2016, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Y học dự phòng, Đại học
Huế, trường Đại học Y Dược.
29. Thủ tướng Chính phủ (2007), Nghị định 05/2007/NĐ-CP, Về phòng,
chống bệnh dại ở động vật, ngày 09/01/2007, Hà Nội.
30. Thủ tướng Chính phủ (1996), Chỉ thị 92/Ttg về Tăng cường phòng
chống bệnh dại, ngày 07 tháng 2 năm 1996, Hà Nội.
31. Thủ tướng Chính phủ (2017), Chỉ thị 31/CT-TTg về việc tăng cường các
biện pháp cấp bách phòng chống bệnh dại, Hà Nội.
32. Thủ tướng chính phủ (2017), Quyết định số 900/QĐ/TTg phê duyệt danh
sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư
của chương trình 135 giai đoạn 2017 – 2020, Hà Nội.
33. Thủ tướng chính phủ (2015), Quyết định 59/2015/QĐ-TTg ngày
19/11/2015 về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho
giai đoạn 2016-2020, Hà Nội.
34. Thủ tướng Chính phủ (2008), Nghị định số 42/2008/NĐ-CP ngày
08/04/2008 về điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã thuộc
huyện Quế Sơn, huyện Phước Sơn; điều chỉnh địa giới hành chính huyện
Quế Sơn để thành lập huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam, Hà Nội.
35. Nguyễn Thị Thanh Thủy (2010), Thực trạng, công tác phòng chống bệnh dại
và kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh dại của cán bộ y tế, cán bộ thú y và
người dân tại Phú Thọ năm 2009 – 2010, Luận văn Thạc sĩ Y tế Công cộng,
Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.
36. Bùi Văn Ủy, Nguyễn Thị Trang Nhung, Vũ Sinh Nam (2015), Kiến thức
và thực hành phòng chống bệnh dại ở người của người dân tại 2 xã Sơn
Đông và Tử Du Huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2015, Tạp chí Y
học dự phòng, Tập XXVI, Số 10 (183) 2016
Nguồn: https://luanvanyhoc.com