Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS của phụ nữ có chồng lao động xa nhà và hiệu quả một số biện pháp can thiệp tại tỉnh Thái Bình năm 2010

Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS của phụ nữ có chồng lao động xa nhà và hiệu quả một số biện pháp can thiệp tại tỉnh Thái Bình năm 2010

Theo báo cáo gần đây nhất của Liên hợp quốc về phòng, chống HIV/AIDS, toàn thế giới đã phát hiện trên 34 triệu người nhiễm HIV, trong số đó có khoảng 17,5 triệu là phụ nữ [134]. Những năm gần đây, dịch HIV đang có xu hướng lây truyền từ các nhóm nguy cơ cao sang các nhóm có nguy cơ thấp thông quan hệ tình dục khác giới từ vợ, chồng hoặc bạn tình.

HIV/AIDS đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng đối với các Quốc gia đặc biệt là các nước đang phát triển [98]. Những nghiên cứu mới nhất của các tác giả trong và ngoài nước đều cho thấy, hiện nay nhiễm HIV ở phụ nữ các nước đang phát triển vẫn tiếp tục gia tăng, đặc biệt là phụ nữ tuổi sinh đẻ [11]. Hậu quả nhiễm HIV ở phụ nữ không những tổn thương trực tiếp đến sức khỏe, kỳ thị phân biệt đối xử, mà còn gia tăng tình trạng đói nghèo trong xã hội và gia tăng tỷ lệ trẻ em nhiễm HIV [5].

Trên thế giới cũng có nhiều nghiên cứu can thiệp với nhiều biện pháp dự phòng nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV đối với phụ nữ có hiệu quả. Kết quả nghiên cứu mới đây của các tác giả trong và ngoài nước đều cho thấy, chỉ có một số phụ nữ nhiễm HIV do tiêm chích ma túy hoặc bán dâm, nhưng đa số còn lại bị lây từ chồng hoặc bạn tình qua quan hệ tình dục không an toàn. Chồng hoặc bạn tình của họ đã nhiễm HIV do tiêm chích ma túy hoặc quan hệ tình dục không an toàn với những người bán dâm [52].

Tại Việt Nam, trong những năm qua với sự quyết tâm của Chính phủ, các Bộ, Ngành, địa phương và sự hỗ trợ Quốc tế đã có nhiều chương trình can thiệp hạ thấp tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nguy cơ [11]. Tuy nhiên, phần lớn các chương trình chỉ tập trung ưu tiên cho nhóm nguy cơ cao như người tiêm chích ma tuý, gái mại dâm, người lao động xa nhà, trong khi đó chương trình phòng lây nhiễm HIV cho nhóm phụ nữ có chồng lao động xa nhà chưa được quan tâm đầy đủ.

Tại Thái Bình, hàng năm có hàng trăm nghìn lượt người lao động ra tỉnh ngoài để kiếm việc làm [4], qua kết quả giám sát dịch tễ và số liệu bệnh nhân đang quản lý cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam giới lao động xa nhà còn cao, tuy nhiên chưa có các nghiên cứu về thực trạng lây nhiễm HIV đối với phụ nữ nông thôn có chồng lao động xa nhà. Các can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV đối với phụ nữ nông thôn có chồng lao động xa nhà chỉ trong khuôn kho chương trình thông tin, giáo dục, truyền thông chung cho cộng đồng.

Vì vậy, với chương trình thông tin, giáo dục, truyền thông các địa phương đang triển khai tại cộng đồng góp phần cải thiện kiến thức, thái độ, thực hành lây nhiễm HIV đối với phụ nữ nông thôn có chồng lao động xa nhà hay không? Thực trạng lây nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ nông thôn có chồng lao động xa nhà có phải là vấn đề đáng lo ngại? Những dẫn liệu khoa học về vấn đề này còn chưa đầy đủ. Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS của phụ nữ có chồng lao động xa nhà và hiệu quả một số biện pháp can thiệp tại tỉnh Thái Bình năm 2010”.

Mục tiêu nghiên cứu:

1) Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phòng, chống lây nhiễm HIV của phụ nữ nông thôn có chồng lao động xa nhà tỉnh Thái Bình năm 2009.

2) Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ có chồng lao động xa nhà tỉnh Thái Bình từ 2009-2011.

MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU DANH MỤC BIỂU ĐỒ

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3

1.1. Tình hình dịch HIV/AIDS 3

1.1.1. Tổng quan chung về tình hình dịch HIV/AIDS 3

1.1.2. Đặc điểm dịch HIV/AIDS giai đoạn 2005-2010 tại Việt Nam 4

1.1.3. Tình hình dịch HIV/AIDS đối với phụ nữ 6

1.2. Đánh giá các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong các nhóm nguy cơ cao. 7

1.2.1. Nhóm nghiện chích ma túy 7

1.2.2. Nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ mại dâm 8

1.2.3. Nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm di biến động dân cư 9

1.3. Kiến thức, thái độ, hành vi lây nhiễm HIV đối với phụ nữ 17

1.4. Một số chương trình can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV 27

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34

2.1. Đối tượng, địa bàn, thời gian nghiên cứu 34

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 34

2.1.2. Địa bàn nghiên cứu 34

2.1.3. Thời gian nghiên cứu 37

2.2. Phương pháp nghiên cứu 38

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 38

2.2.2. Cỡ mẫu 46

2.2.3. Phương pháp chọn mẫu 49

2.2.4. Một số kỹ thuật và chỉ số được áp dụng trong nghiên cứu 50

2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu 53

2.2.6. Biến số và chỉ số trong nghiên cứu 56

2.2.7. Phương pháp phân tích số liệu 58

2.2.8. Các biện pháp khống chế sai số 58

2.2.9. Những hạn chế của đề tài 59

2.2.10. Các vấn đề về đạo đức trong nghiên cứu 60

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 63

3.1. Một số yếu tố nguy cơ và tình hình lây nhiễm HIV/AIDS của ĐTNC 63

3.2. Kiến thức về HIV/AIDS của ĐTNC trước và sau can thiệp 70

3.3. Thái độ về phòng, chống HIV/AIDS của nhóm phụ nữ có chồng LĐXN

trước và sau can thiệp 79

3.4. Thực hành phòng, chống HIV/AIDS của nhóm phụ nữ có chồng LĐXN

trước và sau can thiệp 83

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 91

KẾT LUẬN 122

KIẾN NGHỊ 124

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment