Nghiên cứu  kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống bệnh dại của những đối tượng đến tiêm chủng vắc xin phòng bệnh dại

Nghiên cứu  kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống bệnh dại của những đối tượng đến tiêm chủng vắc xin phòng bệnh dại

Nghiên cứu  kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống bệnh dại của những đối tượng đến tiêm chủng vắc xin phòng bệnh dại tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thừa Thiên Huế  năm 2013.Bệnh dại là một bệnh do virus xảy ra trên hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Một số động vật ăn thịt và loài dơi được coi như là hồ chứa tự nhiên nhưng bệnh dại ở chó là nguồn gốc của 99%  các bệnh nhiễm trùng  ở  người và đặt ra một mối đe dọa tiềm tàng cho trên  3.3 tỷ người trên toàn thế giới [1], [12].Ở người,  một khi đã  mắc bệnh  dại  thì hầu như đều diễn tiến đến  tử vong.

Theo Tổ chức Y tế thế giới ước tính  có tới 55.000 ca tử vong do bệnh dại mỗi năm,xảy ra ở nông thôn khu vực châu Phi và châu Á đặc biệt ở số người trẻ tuổi. Riêng ởẤn Độ  có tới  20.000 người chết (khoảng 2/100.000 dân số có nguy cơ) xảy ra hàng năm, ở châu Phi con số tương ứng là 24.000 (khoảng 4/100.000 dân số có nguy cơ). Ở các nước công nghiệp và hầu hết các khu vực đô thị ở Châu Mỹ La tinh, bệnh dại ở người gần như  đượcloại bỏ  nhờ  sự tiêm chủng cho  chó nhà và thực hiện các biện pháp kiểm soát khác. Tại  các nước châu Á  như Thái Lan,  việc  tiêm phòng đại trà cho  chó và phổ biến rộng rãi  tiêm chủng  cho  người sau khi tiếp xúc  phơi nhiễm  đã làm giảm đáng kể số lượng người chết vì bệnh dại.[3]Theo các  nhà sản xuất vắc  xin  phòng bệnh dại, trên toàn thế giới có trên  15 triệu người được  dự phòng bệnh dại  hàng năm, phần lớn trong số đó sống tại Trung Quốc  và Ấn Độ. Người ta ước tính  rằng trong trường hợp không có dự phòng sau phơi nhiễm thì  khoảng 327 000 người sẽ chết vì bệnh dại ở châu Phi và châu Á mỗi năm.[4]
Hơn bốn thập kỷ trước,  việc ra đời và sử dụng vắc xin  dự phòng dại đã  được chứng minh là an toàn và hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh dại  cho hàng triệu người  trên  toàn  thế  giới.  Tại  một  số  nước,  chủ  yếu  là  ở châu  Á  và   Châu  Mỹ  La Tinh,  số  dân  có  nguy  cơ  cao  mắc  bệnh  dại  vẫn  còn  phụ  thuộc  vào  loại  vắc xin phòng  dại có nguồn gốc từ  mô  thần kinh động vật  cho dự phòng  sau phơi nhiễm. Vắc  xin mô thần kinh gây ra phản ứng bất lợi nghiêm trọng và ít  miễn dịch, do đó quá trình sản xuất và sử dụng không được khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. Và sự ra đời của vắc  xin  phòng bệnh dại  dựa  trên tế bào phôi gà và  tế bào  Vero  đã 
mang lại  kết quả  an toàn và hiệu quả  so với vắc  xin tế bào lưỡng bội của con người và ít tốn kém  hơn các loại vắc xin trước.  Tuy nhiên vì vấn đề đạo đức nên vắc xin dại  chưa  bao  giờ  được  thử  nghiệm  trên  người.  Và  Tổ  chức  Y  tế  thế  giới  cũng 2khuyến cáo chỉ nên sử dụng vắc xin phòng dại khi thật sự cần thiết vì các phản ứng bất lợi của vắc xin cũng như giá thành của vắc xin còn cao đối với liệu trình 5 mũiđặc biệt là đối với các  nước nghèo. Ở Việt Nam, hàng năm có tới 650.000 người bị súc vật (chủ yếu là chó nghi dại) cắn phải đi tiêm vắc xin. Số người tử vong vì bệnh dại từ mức 400-500 người trước năm 1995, nay còn 50-60 trường hợp. Đó là nhờ tiêm phòng vắc xin và huyết thanh kháng dại, với tổng chi phí lên đến khoảng 70 tỷ đồng, chưa kể ảnh hưởng lớn về sức khỏe và ngày công lao động. Viện vệ sinh dịch tễ Trung Ương  cũng khuyến cáo các đơn vị y tế, người dân phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình tiêm vắc xin dại như theo dõi chó sau khi cắn, sức khoẻ người bị cắn, vị  trí  vết  cắn,  mức  độ  vết  thương,  sức  khoẻ  người  bị  chó  cắn  trước  khi  tiêm  và những phản ứng phụ.
Tại  tỉnh  Thừa  Thiên  Huế,  Trung  tâm  Y  tế  Dự  phòng  tỉnh  là  nơi  duy  nhất cung  cấp  vắc  xin  phòng  dại  cho  người  dân  toàn  tỉnh.  Riêng  trong  năm  2012  tại trung  tâm  đã  tiến  hành  tiêm  phòng  vắc  xin  dại  với  10.000  liều  cho   xấp  xỉ  2000 người dân  trong toàn tỉnh  [26].  So với tỷ  lệ  tử vong do bệnh dại tại đây liên tục trong  5  năm vừa qua là không có trường hợp tử vong nào.  Liệu tại đây đã tuân thủ các yêu cầu trong quy trình tiêm phòng vắc xin dại hay chưa?  Và kiến thức, thái độ, thực hành của người dân ra sao về phòng chống bệnh dại. Để tìm hiểu rõ hơn về vấnđề này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu  kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống bệnh dại của những đối tượng đến tiêm chủng vắc xin phòng bệnh dại tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thừa Thiên Huế  năm 2013”nhằm góp phần vào việc chăm sóc sức khỏe cho người dân nói chung và người dân tỉnh Thừa Thiên Huế có nguy cơ bị bệnh dại nói riêng. Với 3 mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm của đối tượng đến tiêm chủng vắc xin phòng dại tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Mô  tả  kiến  thức,  thái  độ  và  thực  hành  phòng  chống  bệnh  dại  của  đối tượng nghiên cứu.
3. Tìm  hiểu  một  số  yếu  tố  liên  quan  đến  kiến  thức,  thái  độ  và  thực  hành phòng bệnh dại của đối tượng nghiên cứu

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ    ……………………………………………………………………….  1
CHƯƠNG 1.  TỔNG QUAN TÀI LIỆU  …………………………………………………  3
1.1.  Một số khái niệm về bệnh dại  ……………………………………………………………..  3
1.2.  Dịch tễ học bệnh dại  ………………………………………………………………………….  6
1.3.  Một số khái niệm về vắc xin phòng bệnh dại  ………………………………………..  10
1.4. Một số đặc điểm về trung tâm y tế dự phòng tỉnh Thừa Thiên Huế  …………  14
1.5. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước  ……………………………………………….  15
CHƯƠNG 2.  ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu  …………………………………………………………………………….  18
2.2. Phương pháp nghiên cứu  ………………………………………………………………………..  18
2.3. Nội dung nghiên cứu    ……………………………………………………………………………..  19
2.4. Định nghĩa các biến nghiên cứu  ………………………………………………………………  19
2.5. Đánh giá KAP về phòng chống dại  ………………………………………………………….  21
2.6. Tổ chức thực hiện nghiên cứu  …………………………………………………………………  23
2.7.Thu thập thông tin    ……………………………………………………………………………..  23
2.8. Xử lý số liệu    ……………………………………………………………………………..  24
2.9. Kỹ thuật hạn chế các sai số  ……………………………………………………………………..  24
2.10. Đạo đức nghiên cứu  ……………………………………………………………………………..  24
CHƯƠNG 3.  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  ……………………………………………  25
3.1. Đặc điểm của đối tượng đến tiêm chủng vắc xin phòng dại tại trung tâm y tế dự
phòng tỉnh Thừa Thiên Huế   …………………………………………………………………….  25
3.2. Kiến thức, thái độ và thực hành phòng bệnh dại của đối tượng tham gia tiêm 
chủng vắc xin phòng bệnh dại   ………………………………………………………………….  29
3.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành phòng bệnh dại của 
đối tượng nghiên cứu    ………………………………………………………………………….  36 
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN  ……………………………………………………………..  42
4.1. Đặc điểm của đối tượng đến tiêm chủng vắc xin phòng dại tại trung tâm y tế dự
phòng tỉnh Thừa Thiên Huế   …………………………………………………………………….  42
4.2.  Kiến  thức, thái độ  và thực hành phòng bệnh dại của đối tượng tham gia  tiêm 
chủng vắc xin phòng bệnh dại   ………………………………………………………………….  50
4.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành phòng bệnh dại của 
đối tượng nghiên cứu    ………………………………………………………………………….  56
KẾT LUẬN      ……………………………………………………………………….  59 
KIẾN NGHỊ  ..      ………………………………………………………………………….  61
TÀI LIỆU THAM KHẢ

Leave a Comment