Nghiên cứu kiến thức và thực hành về các biện pháp tránh thai của phụ nữ đến phá thai không mong muốn tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương, năm 2009
Hiện nay, tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai trên thế giới đã tăng lên
đáng kể. Tuy nhiên, theo quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), tình trạng phá thai vẫn đang gia tăng một cách nhanh chóng trên toàn thế giới: năm 1990 có 26 triệu trường hợp, năm 1995 có hơn 40 triệu trường hợp và đến năm 2000 đã có 50 triệu trường hợp phá thai (dẫn theo [10]).
Việt Nam là quốc gia được xếp trong các nước có tỷ lệ phá thai cao trên thế giới nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng. Tỷ lệ phá thai/tổng số đẻ chung toàn quốc là 52%, tỷ lệ phá thai là 83/1000 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và tỷ suất phá thai là 2,5 lần/phụ nữ [14].
Theo thống kê của Bộ Y tế, năm 2003 cả nước có 540.377 trường hợp phá thai. Tuy nhiên, con số thực tế trong cộng đồng còn cao hơn rất nhiều vì phải có đến 1/2 đến 1/3 các trường hợp phá thai không kiểm soát và thống kê được vì họ đến phá thai tại các cơ sở y tế tư nhân.
Nguyên nhân làm tỷ lệ phá thai gia tăng trước hết do hàng nghìn nam giới và nữ giới không tiếp cận được những thông tin cần thiết hoặc không có đầy đủ thông tin về các biện pháp tránh thai giúp họ tránh thai một cách hiệu quả. Điều đó làm cho họ giảm niềm tin vào các biện pháp tránh thai, dẫn đến tránh thai thất bại hoặc không sử dụng. Hơn nữa, không một biện pháp tránh thai nào đạt hiệu quả 100%.
Để giảm được tỷ lệ phá thai, cần nâng cao kiến thức của người dân về các biện pháp tránh thai. Từ đó giúp họ có niềm tin và sử dụng các biện pháp tránh thai hiệu quả.
Tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương- bệnh viện đầu ngành về Sản phụ khoa và Kế hoạch hóa gia đình tại miền Bắc và cũng là cơ sở dịch vụ phá thai lớn tại Hà Nội- trong vòng 6 tháng (3- 8/2001) có 2.344 trường hợp phá thai [13]. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tại Bệnh viện nhằm có cái nhìn đầy đủ hơn về kiến thức và thực hành về các biện pháp tránh thai của những phụ nữ đến phá thai. Từ đó có biện pháp tiếp cận về kế hoạch hóa gia đình tốt hơn nhằm giảm bớt tỷ lệ thai ngoài ý muốn và tỷ lệ nạo phá thai.
Chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu kiến thức và thực hành về các biện pháp tránh thai của phụ nữ đến phá thai không mong muốn tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương, năm 2009“
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Mô tả thực trạng kiến thức và thực hành về các biện pháp tránh thai của phụ nữ đến phá thai không mong muốn tại Bệnh viện phụ sản Trung ương, từ tháng 03/2009 đến hết tháng 07/2009.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành của phụ nữ phá thai không mong muốn về các biện pháp tránh thai.
MỤC LỤC
Đặt vấn đề 1
Chương 1: Tổng quan 3
1.1. Các biện pháp tránh thai 3
1.1.1. Định nghĩa 3
1.1.2. Các biện pháp tránh thai 3
1.1.3. Tình hình áp dụng các biện pháp tránh thai 12
1.2. Phá thai 14
1.2.1. Định nghĩa 14
1.2.2. Các biện pháp phá thai 14
1.2.3. Thực trạng phá thai 15
1.3. Lí thuyết về hành vi có kế hoạch 17
1.4. Các công trình nghiên cứu về kiến thức và thực hành về các BPTT … 17
1.4.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới 17
1.4.2. Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam 20
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu 24
2.2. Địa điểm nghiên cứu 24
2.3. Thời gian nghiên cứu 24
2.4. Phương pháp nghiên cứu 24
2.5. Cỡ mẫu- kỹ thuật chọn mẫu nghiên cứu 25
2.6. Nội dung, các biến số, các chỉ tiêu và phương pháp thu thập thông tin 26
2.7. Các sai số và cách không chế 28
2.8. Phương pháp xử lí số liệu và nhận định kết quả 28
2.9. Khía cạnh đạo đức của đề tài 28
Chương 3: Kết quả nghiên cứu 29
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 29
3.2. Mô tả kiến thức và thực hành của PNĐPT về các BPTT 32
3.2.1. Kiến thức của PNĐPT về các BPTT 32
3.2.2. Thực hành của PNĐPT về các BPTT 34
3.2.3. So sánh kiến thức và thực hành của PNĐPT về các BPTT 38
3.3. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành của 40
PNĐPT về một số BPTT
3.4. Kết quả phỏng vấn sâu 47
Chương 4: Bàn luận 53
4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 53
4.2. Mô tả kiến thức và thực hành của PNĐPT về các BPTT 59
4.3. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành của 73
PNĐPT về một số BPTT
Kết luận 78
Kiến nghị 80
Tài liệu tham khảo Phụ lục
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích