Nghiên cứu kiểu hình và kiểu gen ở bệnh nhi β-Thalassmia

Nghiên cứu kiểu hình và kiểu gen ở bệnh nhi β-Thalassmia

Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu kiểu hình và kiểu gen ở bệnh nhi β-Thalassmia.Thalassemia là một nhóm bệnh thiếu máu tan máu bẩm sinh do đột biến gen globin gây nên thiếu hụt tổng hợp một hay nhiều mạch polypeptid trong globin của hemoglobin. Tùy theo sự thiếu hụt tổng hợp ở mạch alpha, beta, hay vừa ở mạch delta và beta, mà gọi là α-thalassemia, β-thalassemia hay -β-thalassemia. Như vậy β-thalassemia là bệnh di truyền do giảm hay không tổng hợp được mạch globin β trong globin của hemoglobin.


Gen bệnh β-thalassemia phân bố rất rộng trên thế giới, từ vùng bờ Địa Trung Hải, qua khu vực Trung Đông, tới Đông Nam Châu Á và Bắc Phi. Βeta-thalassemia là bệnh di truyền đơn gen phổ biến nhất trên thế giới. Tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu cho tới nay đều thống nhất, bệnh hemoglobin phố biến là α-thalassemia, β-thalassemia và hemoglobin E. Tổng hợp theo nhiều nghiên cứu có thể coi β-thalassemia là bệnh di truyền phổ biến nhất ở Việt Nam [1].
β-thalassemia là bệnh di truyền theo quy luật alen lặn, nhiễm sắc thể thường. Gen bệnh chủ yếu được truyền từ bố, mẹ cho con, những bệnh nhân bị bệnh do đột biến mới phát sinh qua quá trình tạo giao tử ở bố hay mẹ đi vào thế hệ con là rất cá biệt. Sự biểu hiện ở thế hệ con phụ thuộc vào kiểu gen, mức độ đột biến gen mà có những thể bệnh khác nhau [2].
Lâm sàng bệnh β-thalassemia rất không đồng nhất, đa dạng, từ thể nhẹ nhất không có biểu hiện lâm sàng, chỉ phát hiện được khi nghiên cứu sinh học phân tử, đến thể nặng phải phụ thuộc vào truyền máu. Mức độ nặng về lâm sàng của bệnh β-thalassemia liên quan tới sự mất cân bằng giữa mạch globin alpha và β, liên quan với đặc điểm tính chất đột biến gen β-globin.
Về huyết học có sự biến đổi rất lớn ở hồng cầu, ở hemoglobin, sinh hồng cầu ở tủy, cũng thay đổi từ nhẹ đến rất nặng, khá đặc hiệu cho từng thể bệnh.
Về điều trị, đối với thể nhẹ không cần điều trị nhiều, song với thể bệnh nặng, điều trị rất khó khăn, tốn kém. Do đó giải pháp tốt nhất với β-thalassemia là dự phòng, tư vấn di truyền để không sinh ra thế hệ bị thể bệnh nặng [2].
Nghiên cứu về cơ sở di truyền  bệnh β-thalassemia là mấu chốt cho sự hiểu biết về đặc điểm lâm sàng, huyết học và là cơ sở khoa học cho việc điều trị, tiên lượng dự phòng, chẩn đoán trước sinh, tư vấn di truyền bệnh. Do đó nghiên cứu phát hiện đột biến gen β-globin (HBB) được nhiều nước có β-thalassemia phổ biến rất chú ý. Cho đến nay đã có trên 200 loại đột biến gen β-thalassemia được Liên đoàn Thalassemia quốc tế công bố năm 2005.Phân bố các dạng đột biến khác nhau tùy từng khu vực, quốc gia và dân tộc [2].
Ở Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về β-thalassemia và các bệnh hemoglobin khác, song chủ yếu là nghiên cứu về dịch tễ học ở một số khu vực, địa phương, lâm sàng, huyết học [3][4] [5] [6] [7]. Nghiên cứu về đột biến gen HBB gây β-thalassemia ở người Việt Nam còn ít, và chưa đầy đủ. Phân tích đột biến gen β-thalassemia ở người Việt Nam đầu tiên do Dương Bá Trực và cộng sự được thực hiện tại phòng xét nghiệm ở Israel năm 2000 [8]. Tiếp theo sau, ngay từ 2001 và những năm tiếp theo có một số nghiên cứu về đột biến gen gây bệnh β-thalassemia ở người miền Nam và Bắc Việt Nam, được thực hiện ở Việt Nam [9][10] [11] [12]. Các nghiên cứu này chỉ tập trung nghiên cứu phát hiện các loại đột biến gen thấy ở bệnh nhân β-thalassemia ở người Việt Nam. Chúng tôi thấy cần có nghiên cứu về mối liên quan giữa đột biến gen với lâm sàng, huyết học ở các thể bệnh, nhất là thể nặng và trung gian của bệnh nhân β-thalassemia Việt Nam. Xuất phát từ đó, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu kiểu hình và kiểu gen ở bệnh nhi β-Thalassmia”.
Mục tiêu nghiên cứu:
1.    Mô tả kiểu hình lâm sàng, huyết học của bệnh nhi mắc β- thalassemia tại Bệnh viện Nhi trung ương;
2.    Xác định đột biến gen β-thalassemia ở trẻ bệnh;
3.    Đối chiếu kiểu hình và kiểu gen của trẻ mắc β-thalassemia thể  nặng và trung gian tại Bệnh viện nhi trung ương.
Chúng tôi hy vọng,  kết quả nghiên cứu thu được sẽ góp phần hiểu biết thêm về lâm sàng, huyết học và sự liên quan giữa kiểu hình với kiểu gen β-thalassemia và là cơ sở khoa học cho việc điều trị, tiên lượng bệnh, chẩn đoán trước sinh, dự phòng sinh ra các thể bệnh nặng và trung gian của β-thalassemia ở Việt Nam.
MỤC LỤC Nghiên cứu kiểu hình và kiểu gen ở bệnh nhi β-Thalassmia
Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ, sơ đồ, hình vẽ
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU    4
1.1. Dịch tễ học β-thalassemia    4
1.1.1. Phân bố bệnh β-thalassemia trên thế giới    4
1.1.2. β-thalassemia ở Việt Nam    5
1.2. Cơ sở di truyền β-thalassemia    7
1.2.1. Hemoglobin bình thường    7
1.2.2. Các gen mã hóa tổng hợp globin của hemoglobin    8
1.2.3. Đột biến gen gây bệnh β-thalasemia    11
1.2.4. Tần số đột biến gen gây bệnh β-thalassemia ở Việt Nam    16
1.3. Lâm sàng huyết học bệnh β-thalassemia    17
1.3.1. Phân loại bệnh β-thalassemia    17
1.3.2. Phân loại mới về thalassemia    17
1.3.3. Mang bệnh tiềm ẩn (Silent Carrier)    18
1.3.4. β-thalassemia nhẹ (β-thalassemia Trait)    18
1.3.5. β-thalassemia nặng (β-thalassemia major)    20
1.3.6. β-thalassemia trung gian (β-thalassemia intermedia)    24
1.4. Liên quan giữa kiểu gen – kiểu hình β-thalassemia    26
1.4.1. Phân loại lâm sàng theo kiểu gen  β-thalassemia    26
1.4.2. Liên quan giữa kiểu gen – kiểu hình β-thalassemia ẩn    27
1.4.3. Liên quan giữa kiểu gen – kiểu hình β-thalassemia nhẹ (β-thalassemia trait)    29
1.4.4. Liên quan giữa kiểu gen-kiểu hình β-thalassemia thể nặng (β-thalassemia major)    31
1.4.5. Liên quan giữa kiểu gen-kiểu hình β-thalassemia thể trung gian (β-thalassemia intermedia)    34
1.5. Khái quát về điều trị và dự phòng β-thalassemia    35
1.5.1. Điều trị    35
1.5.2. Dự phòng thalassemia    38
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ  PHƯƠNG  PHÁP  NGHIÊN CỨU    40
2.1. Đối tượng nghiên cứu    40
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu    40
2.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán    40
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ khỏi nghiên cứu    40
2.1.4. Cỡ mẫu cần nghiên cứu    40
2.2. Phương pháp nghiên cứu    41
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu chung    41
2.2.2. Phương pháp lâm sàng    41
2.2.3. Xét nghiệm huyết học    41
2.2.4. Xét nghiệm hóa sinh    41
2.2.5. Phát hiện và phân tích đột biến gen β-globin    41
2.2.6. Nội dung nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá    44
2.2.7. Phương pháp thu thập số liệu    49
2.2.8. Phương pháp xử lý số liệu    49
2.2.9. Thiết kế nghiên cứu    50
2.3. Đạo đức nghiên cứu    51
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    52
3.1. Kiểu hình lâm sàng, huyết học  β- Thalassemia    52
3.1.1. Một số đặc điểm dịch tễ học lâm sàng    52
3.1.2. Đặc điểm kiểu hình lâm sàng bệnh nhân β-thalassemia    54
3.1.3. Cận lâm sàng    59
3.2. Kiểu gen ở bệnh nhi  β-thalassemia    66
3.2.1. Các đột biến gen HBB phát hiện ở bệnh nhân β-thalassemia    66
3.2.2. Phân bố đột biến gen theo vị trí và chức năng gen    67
3.2.3. Phân bố đột biến gen HBB theo kiểu gen    69
3.2.4. Phân bố đột biến gen β-thalassemia theo dân tộc    71
3.3. Đối chiếu kiểu gen-kiểu hình β- Thalassemia    73
3.3.1. Đối chiếu giữa kiểu gen- kiểu hình lâm sàng theo mức độ bệnh    73
3.3.2. Đối chiến kiểu gen với chỉ số huyết học thể nặng và trung gian    78
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    80
4.1. Kiểu hình lâm sàng, huyết học β- Thalassemia    80
4.1.1. Một số đặc điểm về dịch tễ lâm sàng    80
4.1.2. Đặc điểm về kiểu hình lâm sàng β – thalassemia    83
4.1.3. Đặc điểm về kiểu hình huyết học    87
4.2.  Đột biến gen β -Globin ở bệnh nhân β -Thalassemia    90
4.2.1. Các đột biến gen HBB phát hiện    90
4.2.2. Phân bố đột biến gen β– globin ở bệnh nhi β– thalassemia theo vị trí và chức năng gen    99
4.2.3. Phân bố theo kiểu gen    100
4.2.4. Phân bố đột biến gen β-thalassemia theo dân tộc    101
4.3. Đối chiếu kiểu gen-kiểu hình β -Thalassemia    102
4.3.1. Đối chiếu giữa kiểu gen với lâm sàng β-thalassemia    102
4.3.2. Đối chiếu giữa kiểu gen với huyết học    106
KẾT LUẬN    109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1.     Tần số mang gen bệnh β thalassemia và HbE ở Việt Nam     6
Bảng 1.2.     Cấu trúc globin và thời kỳ xuất hiện các hemoglobin sinh lý    7
Bảng 1.3.     Thành phần hemoglobin bình thường     11
Bảng 1.4.     Phân loại một số dạng đột biến β-thalassemia phổ biến    14
Bảng 1.5.     Tần số đột biến gen β-thalassemia ở Việt Nam     16
Bảng 1.6.     Phân loại lâm sàng β-thalassemia    17
Bảng 1.7.     Phân biệt β-thalassemia nặng và trung gian    25
Bảng 1.8.     Phân loại lâm sàng β-thalassemia theo kiểu gen     26
Bảng 1.9.     Các đột biến β-thalassemia tạo ra thể ẩn và thể nhẹ    28
Bảng 1.10.     Cơ chế phân tử của β-thalassemia trung gian    34
Bảng 2.1.     Phân loại lâm sàng thalassemia    46
Bảng 2.2.     Thang điểm phân loại β-thalassemia trung gian    47
Bảng 3.1.     Tuổi và giới bệnh nhân nghiên cứu    52
Bảng 3.2.     Phân bổ bệnh nhân nghiên cứu theo dân tộc    53
Bảng 3.3.     Lý do bệnh nhân vào viện    54
Bảng 3.4.     Tuổi phát hiện bệnh đầu tiên    54
Bảng 3.5.     Triệu chứng lâm sàng khi vào viện    55
Bảng 3.6.     Sự tăng trưởng thể chất của trẻ β – thalassemia    56
Bảng 3.7.     Tuổi bắt đầu phải truyền máu ở bệnh nhân β-thalassemia    56
Bảng 3.8.     Số lần truyền máu/năm ở bệnh nhân β-thalassemia    57
Bảng 3.9.     Phân loại mức độ bệnh β-thalassemia nghiên cứu    57
Bảng 3.10.     Phân loại mức độ bệnh β – thalassemia trung gian    58
Bảng 3.11.     Số lượng tế bào máu ngoại biên    59
Bảng 3.12.     Lượng Hemoglobin và hematocrit ở bệnh nhân β – thalassemia nghiên cứu    60
Bảng 3.13.     Mức độ thiếu máu ở bệnh nhân β – thalassemia trong nghiên cứu    61
Bảng 3.14.      Các chỉ số về hồng cầu bệnh nhi  β-thalassemia nghiên cứu.    62
Bảng 3.15.     Thành phần hemoglobin ở các thể β-thalassemia    63
Bảng 3.16.     Một số chỉ số về chuyển hóa sắt ở bệnh nhân β-thalassemia    64
Bảng 3.17.     Một số chỉ số hóa sinh về gan, thận ở bệnh nhân β – thalassemia    65
Bảng 3.18.      Các đột biến gen HBB ở bệnh nhân β-thalassemia    66
Bảng 3.19.     Phân bố các đột biến gen HBB ở bệnh nhân  β-thalassemia theo chức năng gen.    68
Bảng 3.20.     Phân bố  đột biến gen HBB theo kiểu gen ở bệnh nhân  β-thalassemia    69
Bảng 3.21.     Phân bố đột biến gen HBB ở bệnh nhân β-thalasssemia theo các dân tộc    71
Bảng 3.22.     So sánh một số đột biến phổ biến giữa dân tộc Kinh với  dân tộc Tày    72
Bảng 3.23.     So sánh đột biến phổ biến giữa dân tộc Kinh và dân tộc Thái.    72
Bảng 3.24.     So sánh đột biến gen phổ biến giữa dân tộc Tày và dân tộc Thái.    73
Bảng 3.25.     Đối chiếu các đột biến gen HBB với thể lâm sàng  β-thalassemia và β-thalassemia/HbE    74
Bảng 3.26.     Đối chiếu giữa đột biến gen HBB với thể bệnh theo mức độ nặng về lâm sàng    75
Bảng 3.27.     Đối chiếu các kiểu gen phối hợp đột biến  với mức độ bệnh    76
Bảng 3.28.     Đối chiếu kiểu gen với kiểu hình lâm sàng thể nặng và trung gian    77
Bảng 3.29.     Đối chiếu kiểu gen HBB với một số chỉ số hồng cầu thể nặng và trung gian    78
Bảng 3.30.     Đối chiếu kiểu gen với thành phần hemoglobin thể nặng  và trung gian    79
Bảng 4.1.     So sánh một số biểu hiện lâm sàng của β -thalassemia và β-thalassemia/HbE    86
Bảng 4.2.     Tần số các đột biến gen HBB ở bệnh β-thalassemia tại  Việt Nam    92
Bảng 4.3.     Các đột biến mất đoạn ở β– thalassemia    94
Bảng 4.4.     Tần số đột biến gen β– globin ở một số nước Châu Á     95
Bảng 4.5.     Các đột biến β– thalassemia phổ biến ở một số nước Châu Âu, Địa Trung Hải    97

 
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Trang
Sơ đồ 2.1.     Sơ đồ quy trình phát hiện đột biến gen β-globin    44
Sơ đồ 2.2.     Sơ đồ thiết kế nghiên cứu    50
Hình 1.1.     Phân bố bệnh hemoglobin trên thế giới.    4
Hình 1.2.     Phân bố β-thalassemia và HbE ở các nước Đông Nam Á    5
Hình 1.3.     Sự sắp xếp gen globin trên nhiễm sắc thể và các thành phần hemoglobin ở các thời kỳ phát triển    8
Hình 1.4.     Diễn biến sinh tổng hợp thành phần globin của hemoglobin và vị trí sinh hồng cầu trong quá trình phát triển    10
Hình 1.5.     Vị trí  các lớp đột biến điểm gây β thalassemia với các yếu tố cấu trúc quan trọng có trong gen HBB    13
Hình 1.6.     Hình thái hồng cầu máu ngoại biên β-thalassemia nhẹ     19
Hình 1.7.     Bệnh sinh β-thalassemia nặng    21
Hình 1.8.     Gan to, lách to ở bệnh nhân β-thalassemia nặng    22
Hình 1.9.     Bộ mặt thalassemia    22
Hình 1.10. Xương sọ, hình chân tóc    22
Hình 1.11. Hình ảnh máu ngoại biên β-thalassemia nặng     24
Hình 2.1.     Sản phẩm DNA điện di  trên gel agarose    43
Hình 3.1.     Phân bố đột biến gen β – globin theo vị trí    67
Hình 4.1.     Phân bố tuổi thalassemia     81
Hình 4.2.     Tỷ lệ sống còn của bệnh nhân β – thalassemia     88

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ
CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1.     Nguyễn Hoàng Nam, Lý thị Thanh Hà, Dương Bá Trực, Bùi Văn Viên, Ngô Diễm Ngọc (2017). Đột biến gen ở bệnh nhân β thalassemia tại bệnh viện nhi trung ương, Tạp chí Nhi Khoa, (10,5), tr. 46 – 51.
2.     Nguyễn Hoàng Nam,  Lý Thị Thanh Hà, Dương Bá Trực, Bùi Văn Viên, Ngô Diễm Ngọc (2013). Một số đặc điểm lâm sàng, huyết học theo kiểu gen ở bệnh nhân β thalassemia, Tạp chí Nhi Khoa, (6,6), tr.18 – 21.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.    Nguyễn Công Khanh (2008). Thalassemia-Huyết học lâm sàng Nhi khoa. Xuất bản lần 2. Nhà xuất bản Y học: 132-146.
2.    Galanello R, Eleftheriou A, Old. J.,Petrou M, Angastinictis M. (2005). Prevention of Thalassemia and other Hemoglobin Disorders. Thalassemia International Federation Publications. V 1: 10.
3.    Nguyễn Công Khanh (1993). Tần số bệnh hemoglobin ở Việt Nam. Y học Việt Nam: 174 (8): 11-16.
4.    Nguyễn Công Khanh, Dương Bá Trực, Lý Tuyết Minh và cs (1987). Sự lưu hành bệnh huyết sắc tố ở một số người dân tộc miền bắc. Y học Việt Nam, 4: 9-15.
5.    Nguyễn Công Khanh, Dương Bá Trực, Đỗ Minh Cầm và cs (1985). Tần số bệnh β-thalassemia và hemoglobin E tại Liên Hà, Đông Anh, Hà Nội. Y học Việt Nam, 2: 25-30.
6.    Nguyễn Công Khanh, Dương Bá Trực (1993). Β-thalassemia và hemoglobin E tại Viện Bảo vệ Sức khỏa Trẻ em: Y học Việt Nam 174 (8): 23-30.
7.    Nguyễn Công Khanh (2008). Hemoglobin bình thường và phân loại bệnh hemoglobin. Huyết học lâm sàng Nhi khoa, XB lần 2, NXB Y học: 124-132.
8.    Filon  DO, Richmilewitz EA, Kot A, Bá Trực Dương (2000). Molecular analysis of β-thalassemia in Vietnam. Hemoglobin 24 (2): 99-104.
9.    Nguyễn Khắc Hân Hoan, Phạm Việt Thanh, Trương Đình Kiệt và cs (2011). “Nghiên cứu tầm soát và chẩn đoán trước sinh đột biến gen thalassemia”. Tạp chí nghên cứu Y học, tập 73 (2), 1-8.
10.    Lê Thị Hảo, Pissard S, Van PH và cs (2001). Molecular analysis of β-thalassemia in South Vietnam Hemoglobin 25: 305-309.
11.    Saovaros S, Trần Minh Hiếu, Thongperm M và cs(2002). Molecular analysis of β-thalassemia in South Vietnam, J of Hemoglobin 71: 85-88.
12.    Trần Văn Bé, Trần Minh Hiếu (2003). Phát hiện 8 đột biến gây bệnh β-thalassemia ở Đông Nam Á bằng phương pháp ASO. Y học Việt Nam 2003: 1-5.
13.    Modell B (2008). Global epidemiology of haemoglobin disorders and derived service indicators. Public health reviews. Bulletin of WHO: 480-487.
14.    Weatherall DJ, Clegg JB (2001). The Thalassemia syndromes. Oxford Blackwell Science: 191.
15.    Brown JM, Thein SL, Mar KM, Weatherall DJ (1989). The spectrum of β-thalassemia in Burma. Hemoglobin Switching: 161-169.
16.    Laig M, Sanguasermesri T, Wiangnon S (1989). The spectrum of β-thalassemia mutation in Northern Thailand. Human Genetics 84:47-50.
17.    Fucharoen S, Winichagoon P (1997). Hemoglobinopathies in Southeast Asia. Hemoglobine 21 : 299-319.
18.    Kenvin TM, Arthur WN (1993). The Thalassemia. In : Nathan DG., Oski FA (eds). Hematology of Infancy and Childhood, 4th ed. Saunders Company : 785-805.
19.    Nguyễn Công Khanh (2008). Hemoglobin bình thường và phân loại bệnh hemoglobin. Huyết học lâm sàng Nhi khoa, XB lần 2, NXB Y học : 124-132

 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment