Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị chấn thương cột sống cổ tại bệnh viện Việt Đức (5/2008 – 10/2008)

Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị chấn thương cột sống cổ tại bệnh viện Việt Đức (5/2008 – 10/2008)

Chấn thương cột sống cổ là một chấn thương nặng của bệnh lý chấn thương nói chung và cột sống nói riêng, đang trở nên ngày càng phổ biến ở các nước trên thế giới. Tại Bắc Mỹ trung bình có khoảng 20.000 trường hợp bị chấn thương mới mỗi năm. Tỉ lệ tử vong và di chứng của chấn thương cột sống cổ còn rất cao [1][7].Chẩn đoán và xử trí ban đầu khó khăn do hệ thống phân loại chấn thương cột sống cổ còn phức tạp và khó áp dụng.
Ở Việt Nam, chấn thương cột sống cổ chiếm từ 2-5% bệnh lý chấn thương đầu mặt cổ và có xu hướng ngày càng tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau như tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt, thể thao…Tỷ lệ thương tổn thần kinh còn cao (khoảng 60-70%)[2], trong đó tổn thương tủy hoàn toàn không tiến triển sau điều trị khoảng 50%[1]. Mục tiêu điều trị của chấn thương cột sống cổ là giảm thiểu sự lan rộng của tổn thương tủy, tạo điều kiện cho tủy sống phục hồi. Trước đây, tại Việt Nam, do chưa có đầy đủ trang thiết bị phẫu thuật nên chủ yếu là điều trị bảo tồn: bất động bằng bột Minerve hoặc phương pháp kéo liên tục Crushfield, đa phần bệnh nhân bị tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong. Từ thập niên 90, điều trị chấn thương cột sống cổ bằng phẫu thuật bắt đầu được nghiên cứu và phát triển, qua đó làm giảm tỷ lệ tử vong từ 33% xuống 9.1%, tạo thuận lợi cho sự phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng của bệnh nhân[1]. Áp dụng bảng phân loại mới về chấn thương cột sống cổ của Hiệp hội chấn thương cột sống Mỹ (American Spinal Injury Association – ASIA) giúp chúng ta chẩn đoán sớm và chính xác về mức độ tổn thương tủy, điều trị đúng đắn ngay từ đầu nhằm hạn chế các thương tổn nặng thêm và làm tăng hy vọng hồi phục cho bệnh nhân.
Như vậy, vấn đề đặt ra với người thầy thuốc lâm sàng là chẩn đoán sớm, đánh giá chính xác mức độ thương tổn thần kinh của chấn thương cột sống cổ, đồng thời cần có sự phối hợp liên chuyên khoa nội thần kinh, phẫu thuật thần kinh, phục hồi chức năng nhằm mục đích đem lại hiệu quả hồi phục tốt nhất cho bệnh nhân. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục đích:
–     Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của chấn thương cột sống cổ
–    Đánh giá kết quả điều trị chấn thương cột sống cổ.
2.    ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.    Đối tượng nghiên cứu
103 bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị chấn thương cột sống cổ trong thời gian 6 tháng (5/2008-10/2008) tại khoa Phẫu thuật Thần kinh Bệnh viện Việt Đức Ả- Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân:
Tất cả các bệnh nhân trong thời gian nghiên cứu đã mô tả ở trên có đủ tiêu chuẩn sau sẽ được chọn vào nhóm nghiên cứu:
–     Các bệnh nhân đã qua thăm khám lâm sàng tỉ mỉ, được làm các thăm dò cận lâm sàng cần thiết để chẩn đoán chính xác thương tổn
–    Không phân biệt tuổi, giới và các điều kiện xã hội
2.2.    Phương pháp nghiên cứu:
2.1.1.    Thiết kế nghiên cứu:
Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu ngang mô tả lâm sàng.
2.1.2.    Các bước tiến hành:
103 bệnh nhân được nghiên cứu tiến cứu. Tất cả các bệnh nhân được kiểm tra sau mổ ^    Phương pháp thu thập số liệu: thông tin được thu    thập theo mẫu bệnh án thống    nhất:
•    Trực tiếp khám và đánh giá bệnh nhân trước mổ
•    Quan sát và đánh giá các hình ảnh cận lâm sàng
•    Trực tiếp đánh giá sau mổ
•     Tham khảo cách thức mổ trong bệnh án, kiến tập hoặc phụ mổ một số trường hợp 4-    Khám lâm sàng và cận lâm sàng:
•     Hỏi bệnh: lý do vào viện, bệnh sử, tiền sử
•    Khám lâm sàng:
–     Hỏi bệnh nhân có đau cổ; tê bì, rối loạn cảm giác không?
–     Khám vận động: Đánh giá cơ lực dựa theo thang điểm vận động của Hiệp hội chấn thương cột sống Mỹ:
+    0    điểm: Không co cơ khi vận động
+    1    điểm: Co cơ nhưng không phát sinh động tác
+    2    điểm: Co cơ không trọng lực
+    3    điểm: Vận động có trọng lực
+    4    điểm: Vận động chống lại đối trọng
+    5    điểm: Vận động bình thường
+    NT: Không kiểm tra được
–     Khám cảm giác xác định ranh giới rối loạn cảm giác để xác định vị trí thương tổn, mức độ rối loạn cảm giác:
+    0    điểm: Mất cảm giác hoàn toàn
+    1    điểm: Giảm hoặc tăng cảm giác
+    2    điểm: Cảm giác bình thường
+    NT: Không kiểm tra được
–    Khám phản xạ: phản xạ cơ thắt hậu môn
–    Khám các tổn thương phối hợp: sọ não,    lồng ngực, chấn    thương-vết    thương
bụng, gãy chi.

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment