Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng tràn dịch màng phổi do Lao có xét nghiệm HIV(+) và kháng thuốc của Mycobacterium tuberculosis

Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng tràn dịch màng phổi do Lao có xét nghiệm HIV(+) và kháng thuốc của Mycobacterium tuberculosis

Dịch HIV/AIDS tuy mới xuất hiên từ những năm 70- 80 của thế kỷ XX nhưng đã phát triển thành thảm hoạ toàn cầu, một đại dịch nguy hiểm nó không ngừng phát triển kể cả không gian và thời gian. Thời kỳ đầu chủ yếu phát triển ở các nước Tây Âu, Bắc Mỹ, Châu úc sau đó lan tràn ở các nước đang phát triển đặc biêt các nước Châu Phi, hiên nay xu hướng lan tràn sang vùng Châu Á nhất là Nam Á và Đông Nam Á [18] [19]. Do tình hình phát triển ngày càng nghiêm trọng của đại dịch HIV/AIDS, tháng 12/1994, Liên hiêp quốc thấy cần thiết phải tập trung hơn nữa nỗ lực liên ngành toàn cầu trong phòng chống HIV/AIDS và đã quyết định thành lập Chương trình HIV/AIDS của Liên hiêp quốc (UNAIDS) với sự tham gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và 5 tổ chức thành viên khác của Liên hiêp quốc đó là: Quỹ Nhi đồng của Liên hiêp quốc (UNICEF), Tổ chức Giáo dục, Khoa học, Văn hoá của Liên hiêp quốc (UNIESCO), Quỹ dân số của Liên hiêp quốc (UNFPA), Chương trình phát triển của Liên hiêp quốc (NIDP) và Ngân hàng Thế giới (WB) [13]. Theo báo cáo của Chương trình HIV/AIDS của Liên hiêp quốc (UNAIDS)[50],[12], tính đến ngày 31/12/2007, trên toàn thế giới hiên có 33,2 triêu người nhiễm HIV (hình 1). Riêng trong năm 2007 đã có 2,5 triêu người nhiễm mới và 2,1 triêu người chết vì AIDS. Tại nhiều nước đang phát triển, phần lớn các trường hợp nhiễm mới là thanh niên. Khoảng 1/3 trong tổng số người hiên nhiễm HIV ở độ tuổi 15 đến 24, phần lớn trong số họ không biết mình mang HIV.
Mỗi ngày trôi qua có gần 13.500 trường hợp nhiễm HIV mới (trong đó có hơn 1.900 trẻ em và gần 12.000 người lớn) và 95% các trường hợp này đang sống ở các nước đang phát triển, khoảng 12.000 người thuộc độ tuổi 15 đến 49 (trong số đó khoảng 50% là phụ nữ, và 50% có độ tuổi từ 15 – 24). Hiên nay, khu vực cận Sahara có tỷ lê nhiễm HIV cao nhất, tiếp đến là khu vực Đông Nam Á[3],[13],[12]. Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên ở Việt Nam được phát hiện vào tháng 12/1990. Cho đến ngày 31/12/2007, toàn quốc đã phát hiện được 121.734 trường hợp nhiễm HIV, trong đó có 27.669 trường hợp tiến triển thành AIDS và 34.476 trường hợp tử vong do AIDS. Số người nhiễm HIV ở Việt Nam đang tăng lên một cách nhanh chóng trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm trở lại đây [6],[13]. Lao và HIV/AIDS là “Đôi bạn song hành” chúng tác động lẫn nhau phá huỷ hệ thống miễn dịch trong cơ thể theo cấp số nhân, là bệnh nhiễm trùng nguy hiểm, nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở những người nhiễm HIV/AIDS [19]. Khi đồng nhiễm lao và HIV, số người chuyển thành bệnh lao cao gấp khoảng 30 đến 50 lần so với người không nhiễm HIV/AIDS [10],[ 15]. Nghiên cứu đặc điểm bệnh lao ở bệnh nhân có xét nghiệm HIV(+) trong giai đoạn hiện nay vẫn còn mang tính thời sự toàn cầu, kể cả ở những quốc gia phát triển .
Chuyên đề này đề cập đến dịch tễ học, đặc điểm sinh học của virus HIV, thực trạng và nguy cơ lây nhiễm, đặc điểm bệnh lao ở bệnh nhân có xét nghiệm HIV(+), sự thuận lợi và khó khăn trong việc điều trị để kéo dài cuộc sống cho những đối tượng bệnh nhân này.
2.    TÌNH HÌNH HIV/AIDS TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM.
2.1.    Lịch sử phát triển đại dịch HIV/AIDS
Sự diễn biến của HIV/AIDS trên thế giới có thể tóm tắt trong 3 giai đoạn.
2.1.1.    Thời kỳ yên lặng [44],[51 ].
Trường hợp AIDS đầu tiên được phát hiện vào năm 1981. Do thời gian ủ bệnh trung bình 8 -10 năm, nên HIV đã “yên lặng” lây nhiễm ở con người từ thập kỷ 70 về trước và hoàn toàn nằm ngoài sự quan tâm chú ý của y học. Đại dịch “yên lặng” bắt đầu từ những năm 1970, khi đó chúng ta không nhận biết được sự lan truyền của HIV ít nhất ở 5 lục địa, và không có được ý thức bảo vệ trong giai đoạn này. Hàng ngàn các trường hợp AIDS được phát hiện trong
MỤC LỤC
1.     M Ở ĐẦU    ..            
2.    TÌNH HÌNH HIV/AIDS TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM   
2.1.    Lịch sử phát triển đại dịch HIV/AIDS   
2.1.1.    Thời kỳ yên lặng        
2.1.2.    Thời kỳ phát hiên AIDS   
2.1.3.    Thời kỳ phát đông toàn thế giới chống AIDS từ 1985 đến nay.
2.2.    Tình hình và chiều hướng nhiễm HIV/AIDS trên thế’ giới   
2.3.    Dịch tễ học HIV/AIDS tại Việt Nam   
2.3.1.    Tình hình nhiễm HIV/AIDS tại Viêt Nam   
2.3.2.    Báo cáo phát hiên nhiễm HIV   
2.3.3.    Tỷ lê và chiều hướng nhiễm HIV   
2.3.4.    Ước ’ tính và dự báo HIV/AIDS Ở Viêt Nam   
2.3.5.    Nguy cơ tiềm tàng làm gia tăng lây truyền dịch HIV Ở Viêt Nam .
2.3.6.    Các bài học về các chiến lược phòng chống HIV/AIDS    
2.4.    Nh ững thông tin cơ bản về virus học HIV/AIDS   
2.4.1.    Cau trúc của HIV.           
2.4.2.    Phân loại    
2.4.3.    Sức đề kháng của HIV Ở ngoại cảnh   
2.4.4.    Sinh lý bệnh học HIV   
2.4.5.    Các thay đổi miễn dịch trong giai đoạn nhiễm HIV   
2.4.6.    Các thay đổi miễn dịch khi tiến triển thành AIDS   
2.4.7.    Xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV   
3.    ĐẶC ĐIỂM BỆNH LAO Ở BỆNH NHÂN CÓ XÉT NGHIỆM HTV(+)….
3.1.    Dịch tễ bênh lao và HIV/AIDS                       
3.1.1.    Trên thế’ giới   
3.1.2.    Tình hình tử vong do lao   
3.1.3.    Tại Viêt Nam   
3.1.4.    Tình hình lao – HIV/AIDS Ở Viêt Nam   
3.2.    Sự tác đông qua lại giữa nhiễm HIV/AIDS và bênh lao   
3.2.1.    Tái hoạt đông nôi tại   
3.2.2.    Tái nhiễm ngoại sinh   
3.2.3.    Nhiễm HIV làm cho bênh lao trở thành nặng, khó chữa   
3.2.4.    Nhiễm HIV làm tăng kháng thuốc của vi khuẩn lao   
3.3.    Triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân lao có xét nghiệm HIV(+)   
3.4.    Xét nghiêm tìm vi khuẩn lao   
3.5.    X- Quang   
3.6.    Phản ứng Mantoux:   
3.7.    Điều trị   
4.    KẾT LUẬN
6,10,13,17

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment