Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị tại chỗ bỏng do dòng điện cao thế

Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị tại chỗ bỏng do dòng điện cao thế

Bỏng là chấn thương thường gặp trong thời bình và thời chiến. Có thể nói bỏng là căn bệnh song hành với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Ngày nay, trong xã hội hiện đại, ton thương bỏng tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu bệnh lý và tỷ lệ tử vong trong y học. Theo Tổ chức y tế thế giới bỏng đứng thứ ba trong chấn thương. Hàng năm, số người bị bỏng tại Mỹ là 1-2 triệu người, ở Pháp 200 000-300 000 người.Tại Canada bỏng điện chiếm 32% trong tổng số các bệnh nhân bỏng,riêng năm 2000 có 2226 BN bị bỏng liên quan tới điện [52] Theo Lê Thế Trung, Orlov A.N, trong thời bình bỏng chiếm tỷ lệ 5-10% số bệnh nhân chấn thương ngoại khoa [49], [146].
Bỏng điện đã được biết đến từ lâu, trong tự nhiên (do sét). Năm 1849 điện được đưa vào sử dụng trong thương mại, phục vụ cuộc sống. Ngoài những tác động tích cực không thể phủ nhận, điện năng cũng là mối nguy hiểm tiềm an đối với đời sống con người, điện gây ngừng tim, ngừng hô hấp, gây cháy bỏng. Tai nạn bỏng điện có xu hướng tăng cao do điện do nhu cầu ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực cuộc sống, cơ sở hạ tầng không phát triển kịp, không đảm bảo an toàn [57],[70], [80], [58], [179], [158],[159]
Việt Nam là nước đang phát triển, nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng, trong khi đó hệ thống lưới điện, những quy định an toàn lưới điện, an toàn trong lao động sản xuất còn thiếu, chưa đòng bộ, chưa theo kịp sự phát triển nên trong những năm gần đây tỷ lệ bỏng do điện tăng lên, năm sau cao hơn năm trước. Tại bệnh viện Chợ Rẫy (Thành phố Hồ Chí Minh), tỷ lệ bỏng điện là 7,6 % số bệnh nhân bỏng, tại bệnh viện đa khoa Nghệ An là 8,43 %. Tại Viện bỏng Quốc Gia trong năm 2003 có 52 bệnh nhân bỏng điện, tới năm 2005 là 107 bệnh nhân[8], [11],[12].
Bỏng do dòng điện cao thế (hiệu điện thế trên 1000 Volts) gây tổn thương sâu tới các lớp dưới da như cơ, gân, mạch máu, thần kinh, xương và thường gặp hoại tử thứ phát muộn, phá hủy mô nặng nề do cơ chế tổn thương mạch máu. Có nhiều biến chứng nguy hiểm như suy thận, chảy máu thứ phát, nhiễm khuẩn kỵ khí,… Diễn biến rất phức tạp, công tác điều trị gặp nhiều khó khăn, tốn kém, nhiều di chứng nặng nề như lộ sọ, tàn phế ( tổn thương mắt, mũi, tai, cụt chi thể,.) tỷ lệ tử vong cao ( 6-22,6%) [8], [63]. Bỏng nói chung và bỏng điện cao thế nói riêng gây ra nhiều hậu quả nặng nề về chức năng, thẩm mỹ, tinh thần và kinh tế không chỉ với nạn nhân, gia đình, mà với toàn xã hội.
Tại Việt Nam, đã có một vài tác giả đi sâu nghiên cứu về một số khía cạnh lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị của bỏng điện cao thế. Tuy nhiên, do đặc thù phức tạp của tổn thương bỏng điện cao thế, vẫn còn nhiều vấn đề cần đi sâu nghiên cứu như sử dụng hình ảnh tổn thương mạch máu để chẩn đoán, tiên lượng mức độ tổn thương do bỏng điện, vai trò của định lượng men CK,… Mặt khác, trong công tác điều trị bỏng điện cao thế, đòi hỏi cần mạnh dạn áp dụng các phương pháp mới, có như thế mới góp phần nâng cao chất lượng điều trị, giảm tỷ lệ tử vong, giảm tàn phế và rút ngắn ngày nằm điều trị, giảm chi phí điều trị. Trên cơ sở những nghiên cứu chứng minh tác dụng của liệu pháp hút áp lực âm tính trong điều trị vết thương , Viện Bỏng Quốc Gia đã lần đầu tiên áp dụng liệu pháp này vào vết bỏng điện cao thế, cho kết quả khả quan.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị tại chỗ bỏng do dòng điện cao thế” tại Viện bỏng Quốc Gia (2003-2008) với 2 mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, sự biến đổi nồng độ men Creatininekinase huyết thanh, hình ảnh siêu âm tổn thương mạch máu ở bệnh nhân bỏng điện cao thế điều trị tại Viện Bỏng Quốc Gia .
2. Đánh giá hiệu quả rạch giải áp lực bỏng và hiệu quả liệu pháp hút áp lực âm tính điều trị vết thương bỏng do dòng điện cao thế.
MỤC LỤC
Trang phụ bìa Trang
Lời cam đoan Mục lục
Danh mục các ký hiệu viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ Danh mục các ảnh
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Cơ chế tổn thương do dòng điện cao thế 3
1.1.1. Cơ chế nhiệt năng tuân theo định luật Joule – Lentz 3
1.1.2. Cơ chế hiệu ứng đục lỗ 4
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới tổn thương do dòng điện cao thế 6
1.2.1. Điện trở mô, tế bào 6
1.2.2. Loại dòng điện 7
1.2.3. Cường độ dòng điện 8
1.2.4. Hiệu điện thế 8
1.2.5. Thời gian tiếp xúc với dòng điện và đường đi của dòng điện 9
1.3. Lâm sàng bỏng điện cao thế 9
1.3.1. Tổn thương ngay sau bỏng 9
1.3.2. Tổn thương thận 10
1.3.3. Tổn thương hệ tiêu hoá 10
1.3.4. Tổn thương hệ thần kinh 11
1.3.5. Tổn thương tuần hoàn, hô hấp 11
1.3.6. Tổn thương mắt 11
1.3.7. Tổn thương các tạng khác 12
1.3.8. Tổn thương tại chỗ 12
1.4. Các biến chứng 15
1.4.1. Suy thận cấp 15
1.4.2. Chảy máu thứ phát 16
1.4.3. Nhiễm khuẩn vết bỏng, nhiễm khuẩn toàn thân 16
1.4.4. Nhiễm trùng các vi khuẩn yếm khí đặc hiệu 17
1.5. Điều trị ngoại khoa bỏng điện cao thế 17
1.5.1. Rạch hoại tử, giải phóng chèn ép 17
1.5.2. Phẫu thuật cắt hoại tử bỏng 18
1.5.3. Cắt cụt chi thể trong bỏng điện 20
1.5.4. Phẫu thuật che phủ tổn thương sâu do bỏng điện 20
1.6. CK và vai trò của ck trong bỏng điện 22
1.6.1. C K 22
1.6.2. Vai trò của men Creatininekinase trong bỏng điện 24
1.7. Trị liệu áp lực âm trong điều trị vết thương bỏng điện (topical
negative pressure therapy) 25
1.7.1. Lịch sử 25
1.7.2. Cơ chế hoạt động 26
1.7.3. Chỉ định 28
1.7.4. Chống chỉ định 29
1.7.5. Biến chứng 29
1.8. Tàn phế và tử vong trong bỏng điện cao thế 30
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1. Đối tượng nghiên cứu 31
2.2. Chất liệu nghiên cứu 31
2.2.1. Dụng cụ hút áp lực âm tính 31
2.2.2. Dụng cụ, môi trường phân lập vi khuẩn 31
2.2.3. Dụng cụ, hóa chất chẩn đoán mô học 32
2.2.4. Dụng cụ xét nghiệm máu 32
2.2.5. Dụng cụ, thuốc sử dụng trên lâm sàng 32
2.2.6. Một số dụng cụ khác 32
2.3. Phương pháp nghiên cứu 32
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 32
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu lâm sàng và cận lâm sàng 35
2.3.3. Phương pháp điều trị ton thương bỏng điện cao thế 42
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu liệu pháp hút áp lực âm 47
2.4. Phương pháp xử lý số liệu 49
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 50
3.1. Một số đặc điểm dịch tế học bệnh nhân bỏng do điện cao thế 50
3.1.1. Tuổi và giới của bệnh nhân nghiên cứu 50
3.1.2. Hoàn cảnh và nghề nghiệp bệnh nhân bị bỏng điện cao thế 51
3.1.3. Phân bố bệnh nhân bỏng điện cao thế theo thời điểm trong năm.. 53
3.2. Lâm sàng và diễn biến tại chỗ tổn thương bỏng điện cao thế 54
3.2.1 Diện tích và độ sâu tổn thương bỏng của BN nghiên cứu 54
3.2.2. Vị trí bỏng và cung dòng điện cao thế 55
3.2.3. Lâm sàng bỏng điện cao thế 58
3.2.4 Tổn thương kết hợp, biến chứng, tử vong ở bệnh nhân bỏng điện cao thế 61
3.3. Một số kết quả xét nghiệm 63
3.3.1. Xét nghiệm cấy khuẩn vết thương bỏng 63
3.3.2. Xét nghiệm nồng độ CK huyết thanh bệnh nhân bỏng điện cao thế …64
3.3.3. Xét nghiệm siêu âm mạch máu 65
3.4. Các phương pháp điều trị ngoại khoa 70
3.4.1. Kỹ thuật rạch hoại tử 70
3.4.2. Phẫu thuật cắt bỏ hoại tử bỏng 72
3.4.3. Phẫu thuật che phủ, làm liền vết thương bỏng sâu 73
3.4.4. Ứng dụng liệu phát hút áp lực âm tính 76
3.5. Kết quả điều trị bệnh nhân bỏng điện cao thế 84
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 85
4.1 Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh nhân bỏng điện cao thế 85
4.1.1. Lứa tuổi, giới, bệnh nhân bỏng điện cao thế 85
4.1.2. Hoàn cảnh, nghề nghiệp BN bỏng điện cao thế 86
4.2. Đặc điểm lâm sàng tổn thương bỏng điện cao thế 88
4.2.1. Vị trí bỏng điện cao thế 88
4.2.2. Diện tích bỏng chung, bỏng sâu 90
4.2.3. Đặc điểm tổn thương 90
4.3. Một số xét nghiệm 94
4.3.1. Gía trị tiên lượng và điều trị trong bỏng điện cao thế của sự thay đổi
nồng độ Creatinkinase (CK) huyết thanh ở bệnh nhân bỏng điện 94
4.3.2. Xét nghiệm vi khuẩn vết bỏng 95
4.3.3. Siêu âm mạch máu 96
4.4. Kết quả một số phương pháp điều trị 98
4.4.1. Rạch hoại tử 98
4.4.2. Cắt hoại tử 100
4.4.3. Cắt cụt chi thể 101
4.4.4 .Phẫu thuật che phủ vết thương bỏng sâu 103
4.5. Điều trị vết thương bỏng sâu áp dụng liệu pháp hút âm tính 105
4.5.1. Tác dụng loại bỏ dịch tiết, giảm phù nề của liệu pháp hút áp lực âm tính. 106
4.5.2. Tác dụng kích thích sự hình thành tổ chức hạt của liệu pháp hút áp
lực âm tính 107
4.5.3. Tác dụng giảm vi khuẩn vết thương của liệu pháp hút áp lực âm
tính 108
KẾT LUẬN 110
KIẾN NGHỊ 111
 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment