Nghiên cứu lâm sàng, mô bệnh học và tình trạng đột biến gen TP53 trong ung thư tế bào đáy

Nghiên cứu lâm sàng, mô bệnh học và tình trạng đột biến gen TP53 trong ung thư tế bào đáy

Luận án Nghiên cứu lâm sàng, mô bệnh học và tình trạng đột biến gen TP53 trong ung thư tế bào đáy.Ung thư tế bào đáy (Basal cell carcinoma – BCC) thuộc nhóm ung thư da không phải hắc tố và là loại u ác tính gồm những tế bào giống với những tế bào ở lớp đáy của thượng bì [1]. Bệnh thường ít ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh nhưng nó xâm lấn tổ chức xung quanh làm biến dạng và rối loạn chức năng của một số cơ quan bộ phận như mũi, miệng và mắt. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời tiên lượng của bệnh rất tốt.

Ung thư (UT) tế bào đáy là loại ung thư da thường gặp nhất và tỷ lệ bệnh tăng nhanh hàng năm trên thế giới. Ước tính 1 năm ở Mỹ có trên 1 triệu người mắc ung thư không phải hắc tố, thì UT tế bào đáy chiếm tới 75% [2]. Ở Úc, tỷ lệ UT tế bào đáy chuẩn theo tuổi ở nam giới là 2,145/100.000 dân và nữ giới là 1,259/100.000 dân [3]. Ở Châu Âu thì tỷ lệ UT tế bào đáy cũng khá cao. Theo nghiên cứu tại Thụy Sỹ, tỷ lệ chuẩn theo tuổi ở nam giới là 75/100.000 dân và nữ giới là 67/100.000 dân [4]. Trong khi đó, ở Bắc Ailen tỷ lệ 94/100.000 dân ở nam giới và 72/100.000 dân ở nữ giới [5]. Một nghiên cứu về ung thư da của người châu Á sống ở Singapore năm 2006 cho thấy tỉ lệ UT tế bào đáy ở người Trung Quốc là 18,9/100.000 dân, người Mã lai là 6.0/100.000 dân và người Ấn độ là 4,1/100.000 dân [6].
UT tế bào đáy phần lớn gặp ở người lớn tuổi và vị trí thường gặp ở vùng tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời như vùng đầu, mặt, cổ [7]. Thương tổn cơ bản điển hình là các khối u nhỏ, thâm nhiễm, bóng, thường có tăng sắc tố, loét và chảy máu. Chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng và mô bệnh học, trong đó mô bệnh học được coi là tiêu chuẩn vàng.
Các yếu tố nguy cơ góp phần vào sự hình thành và phát triển của UT tế bào đáy bao gồm tiếp xúc với tia cực tím (UV), chủng tộc, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp và quá trình sửa chữa DNA. Trong đó tia cực tím của ánh nắng mặt trời đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ chế sinh bệnh của UT tế bào đáy [8]. Khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tia UV sẽ gây ra tổn thương DNA. Nó có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sợi DNA trong quá trình phân chia tế bào gây ra đột biến. Nếu các thương tổn DNA không được sửa chữa hoặc các tế bào bị tổn thương không được loại bỏ bằng quá trình chết theo chương trình, hậu quả có thể dẫn đến biến đổi tế bào, làm các tế bào tăng sinh không kiểm soát được và cuối cùng dẫn đến ung thư. Tuy nhiên, các thương tổn DNA luôn được cơ thể sửa chữa và quá trình sửa chữa này do gen ức chế khối u TP53 đảm nhiệm. Đột biến gen TP53 đã được nghiên cứu tại nhiều nước trên thế giới và là đột biến thường gặp trong bệnh ung thư nói chung và UT tế bào đáy nói riêng [9].
Tại Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và điều trị UT tế bào đáy [10],[11],[12],[13],[14] nhưng vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học, các yếu tố nguy cơ và sự đột biến của gen TP53 trong UT tế bào đáy. Do vậy, “Nghiên cứu lâm sàng, mô bệnh học và tình trạng đột biến gen TP53 trong ung thư tế bào đáy ” được thực hiện với hai mục tiêu sau:
1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân ung thư tế bào đáy
2. Xác định protein p53, tình trạng đột biến gen TP53 trong ung thư tế bào đáy
MỤC LỤC Nghiên cứu lâm sàng, mô bệnh học và tình trạng đột biến gen TP53 trong ung thư tế bào đáy
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Một số hiểu biết về ung thư da 3
1.1.1. Mô học của da thường 3
1.1.2. Phân loại ung thư da 6
1.2. Thuật ngữ, dịch tễ học và yếu tố nguy cơ của UT tế bào đáy 7
1.2.1. Lịch sử và thuật ngữ 7
1.2.2. Dịch tễ học và yếu tố nguy cơ của UT tế bào đáy 8
1.3. Đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học của UT tế bào đáy 16
1.3.1. Đặc điểm lâm sàng 16
1.3.1.1. Đặc điểm lâm sàng chung của UT tế bào đáy 16
1.3.2. Đặc điểm mô bệnh học UT tế bào đáy 19
1.4. Cơ chế bệnh sinh UT tế bào đáy 25
1.4.1. Cấu trúc và vai trò của gen TP53 trong cơ chế bệnh sinh UT tế bào
đáy 27
1.4.2. Vai trò của gen Patched và gen Hedgehog trong cơ chế bệnh sinh
UT tế bào đáy 34
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1. Đối tượng nghiên cứu 35
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 35
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 35
2.2. Phương pháp nghiên cứu 36
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: 36
2.2.2. Cỡ mẫu 36
2.2.3. Công cụ và kỹ thuật thu thập số liệu 38
2.2.4. Các nội dung và chỉ số nghiên cứu 38
2.2.5. Các kỹ thuật xét nghiệm 41
2.3. Phân tích số liệu 54
2.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 54
2.4.1. Thời gian nghiên cứu: Thời gian thu thập số liệu từ năm 2012
đến năm 2013 54
2.4.2. Địa điểm nghiên cứu: 54
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu 55
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 57
3.1. Đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và một số yếu tố nguy cơ của UT tế
bào đáy 57
3.1.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu 57
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học 58
3.1.3. Các yếu tố nguy cơ của UT tế bào đáy 69
3.2. Protein p53 và đột biến gen TP53 trong UT tế bào đáy 79
3.2.1. Protein p53 79
3.2.2. Đột biến gen TP53 trong UT tế bào đáy 80
Chương 4: BÀN LUẬN 85
4.1. Đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và một số yếu tố nguy cơ 85
4.1.1. Một số đặc điểm của bệnh nhân UT tế bào đáy 85
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học 90
4.1.3. Một số yếu tố nguy cơ của ung thư tế bào đáy 100
4.2. Protein p53 và đột biến gen TP53 trong ung thư tế bào đáy 106
4.2.1. Xác định protein p53 108
4.2.2. Đột biến gen TP53 110
4.3. Bàn luận về phương pháp nghiên cứu và điểm mới của đề tài 113
KẾT LUẬN 116
KIẾN NGHỊ 119
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ XUẤT BẢN
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

Leave a Comment