Nghiên cứu lâm sàng, nội soi dạ dày – tá tràng trong HCTHTP điều trị Corticoid tại khoa thận – tiết niệu, Bệnh viện Nhi trung ương
Rối loạn sinh lý bệnh trong các bệnh cầu thận tiên phát thể thận hư dẫn đến các rối loạn chuyển hóa các thành phần triglycerit, rối loạn quá trình đông máu dẫn đến xu hướng tăng đông hoặc ngay liệu trình điều trị thận hư có chỉ định glucocorticoid, lợi tiểu (Vd: Furosemid), thuốc suy giảm miễn dịch cũng thúc đẩy quá trình tăng đông có tăng co thắt các vi mạch nhỏ ở phúc mạc, ở mạc treo gây các cơn đau bụng không kể vị trí và phần lớn đau lâm dâm, khó xác định nguyên nhân nhưng ít gây các rối loạn tiêu hóa kèm theo (nôn, ỉa chảy…).
Glucocorticoid là biện pháp hàng đầu điều trị hội chứng thận hư với liều cao và kéo dài, riêng liều tấn công ban đầu là 2mg/kg/24giờ trong 4 – 6 tuần sau đó kế tiếp liều duy trì 1mg/kg/24giờ x 5 ngày/tuần hoặc 2mg/kg/24 giờ cách nhật trong 6 – 8 tuần, sau đó chuyển dùng liều củng cố nhằm, tránh tái phát, liều 0,3 – 0,5mg/kg/24giờ uống 4ngày/tuần kéo dài 6 – 8 tháng. Trong quá trình điều trị hội chứng thận hư bằng corticoid, khi dùng liều cao và dài ngày dễ gặp những tác dụng không mong muốn, trong đó prednisolon ức chế tổng hợp Prostaglandin trên đường tiêu hoá tức là làm mất tác dụng ức chế tiết acid dạ dày và bảo vệ niêm mạc dạ dày, nhiều tác dụng không mong muốn có liên quan đến tác dụng này của glucocorticoid sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày – tá tràng, buồn nôn, nôn, chướng bụng, viêm loét thực quản, viêm tụy (Đ.T.N.Bính 1985 xuất huyết tiêu hóa, loét dạ dày – tá tràng, thủng dạ dày chiếm 2%{17/853 ca bệnh nghiên cứu}, T.Đ.Long và CS [14] thấy tỷ lệ tác dụng phụ của corticoid ở trẻ bị thận hư là 24%).
Phòng loét dạ dày – tá tràng, do sử dụng thuốc corticoid trong hội chứng thận hư bằng các thưốc kháng Histamin, các thuốc ức chế bơm protein, hoặc băng niêm mac dạ dày (Gastrofugits) khi dùng liều cao corticorticoid.
Biểu hiện tiêu hoá gặp trong 37 – 66% các trường hợp, đôi khi là khởi đầu của bệnh, đau bụng lan tỏa hoặc khu trú, đau vùng quanh rốn thường ít dữ dội, có thể đau thượng vị, và phản ứng hố chậu phải dẫn đến chẩn đoán nhầm viêm ruột thừa, đau liên tục hoặc từng cơn dài hay ngắn, đau không liên quan đến chu kỳ ngày đêm.
Kèm theo đau bụng thường có buồn nôn, nôn, có khi nôn ra máu, triệu chứng này có thể tới cuờng độ tối đa. Ỉa phân có máu, ỉa chảy hoặc táo bón, ngoài triệu chứng đường tiêu hóa đặc biệt hội chứng dạ dày – tá tràng, còn có thể gặp các triệu chứng của tắc mật, biến chứng gan mật, nhối máu đường mật, thủng túi mật, rỉ nước mật, viêm tụy, nhiều lỗ dò mật – mật. [31,35].
Để có một nhận xét và đánh giá toàn diện về hình ảnh tổn thương đường tiêu hóa (khu trú đường dạ dày – tá tràng trong HCTHTP). Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu lâm sàng, nội soi dạ dày – tá tràng trong HCTHTP điều trị Corticoid tại khoa thận – tiết niệu, Bệnh viện Nhi trung ương”. với các mục tiêu như sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của tổn thương dạ dày – tá tràng trong HCTHTP có điều trị Corticoid.
2. Mô tả hình ảnh tổn thương nội soi, mô bệnh học của tổn thương dạ dày – tá tràng điều trị Corticoid ở bệnh nhân HCTHTP.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. HỘI CHỨNG THẬN HƯ 3
1.1.1. Định nghĩa 3
1.2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 3
1.2.1. Vài nét lịch sử 3
1.2.2. Sơ lược tình hình nghiên cứu HCTH trên thế giới và trong nước … 4
1.3. SINH LÝ BỆNH CỦA HỘI CHỨNG THẬN TIÊN PHÁT 6
1.3.1. Cấu tạo của màng lọc cầu thận 6
1.3.2. Chức năng lọc của cầu thận 7
1.3.3. Cơ chế protein trong HCTH 8
1.3.4. Cơ chế phù trong HCTH 9
1.3.5. Thay đổi miễn dịch trong HCTHTP 9
1.4. BIẾN CHỨNG CỦA HỘI CHỨNG THẬN HƯ TIÊN PHÁT 11
1.4.1. Nhiễm khuẩn 11
1.4.2. Châm lớn và thiếu dinh dưỡng 11
1.4.3. Giảm canci máu 12
1.4.4. Rối loạn nước và điện giải 12
1.4.5. Biến chứng tắc mạch 12
1.4.6. Biến chứng tiêu hóa 12
1.4.7. Biến chứng ở thận 12
1.5. TÁC DỤNG SINH LÝ VÀ TAI BIẾN CỦA CORTICOID 12
1.5.1. Tác dụng sinh lý của Corticoid 12
1.5.2. Tác dụng phụ của corticoid 14
1.6. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG 17
1.6.1. Biểu hiện lâm sàng của HCTHTP 17
1.6.2. Biểu hiện lâm sàng của tiêu hóa và tôn thương mô bệnh học 17
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1. Đối tượng nghiên cứu 21
2.2. Phương pháp nghiên cứu 22
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lâm sàng 22
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu nội soi đường tiêu hóa trên 22
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu MBH 24
2.2.4. Phương pháp chẩn đoán HP 25
2.2.5. Các kỹ thuật và xét nghiệm trong nghiên cứu 25
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26
3.1. Dịch tễ học 26
3.1.1. Phân bố theo tuổi 26
3.1.2. Giới tính 26
3.1.3. Lý do vào viện 27
3.1.4. Số lần vào viện 28
3.2. CÁC TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG TIÊU HÓA 28
3.2.1. Đau bụng 29
3.2.2. Nôn, nôn máu 30
3.2.3. Ỉa phân đen 31
3.2.4. Chướng bụng 31
3.2.5. Tiêu chảy 32
3.2.6. Triệu chứng ợ hơi ợ chua 32
3.2.7. Liều Corticoit (Prednisolone) đang dùng gặp triệu chứng dạ dày –
tá tràng 33
3.2.8. Sự liên quan giữa đau bụng với sử dụng corticoid 33
3.3. CẬN LÂM SÀNG 34
3.3.1. ĐẶC ĐIỂM NỘI SOI 34
3.3.2. NỘI SOI TIÊU HÓA 34
3.3.3. Liên quan tổn thương đại thể với triệu chứng lâm sàng 39
3.3.4. Liên quan tổn thương dạ dày – tá tràng với các triệu chứng tiêu hóa.. 40
3.3.5. Liên quan liều corticoid với vị trí tổn thương đai thể 40
3.4. GIẢI PHẪU BỆNH 41
3.5. HP 44
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 46
4.1. Dịch tễ học 46
4.1.1. Tuổi 46
4.1.2. Giới 46
4.1.3. Lý do vào viện 47
4.1.4. Số lần vào viện 48
4.2. Triệu chứng tiêu hóa 48
4.2.1. Liên quan đau bụng với sử dụng corticoid 49
4.2.2. Tính chất đau bụng 49
4.2.3. Vị trí đau bụng 49
4.2.4. Cường độ đau bụng 50
4.2.5. Xuất huyết tiêu hóa 50
4.2.6. Chướng bụng 51
4.2.7. Tiêu chảy 51
4.2.8. Ợ hơi, ợ chua 51
4.2.9. Liều corticoid 51
4.3. NỘI SOI TIÊU HÓA 52
4.4. TỶ LỆ NHIỄM HP Ở BỆNH NHÂN SỬ DỤNG CORTICOID 55
KẾT LUẬN 56
KIẾN NGHỊ 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích